Đã lâu lắm rồi chùa tôi mới có thêm một công trình xây dựng trước khi dịp tết đến xuân về. Đó là xây dựng “Tịnh thất” của Sư phụ tôi. Nói hai chữ “Tịnh thất” thì có lẽ nó hơi cao sang và trang trọng quá bởi theo tôi nghĩ đó chỉ là một ngôi nhà nho nhỏ mà bấy lâu nay Sư Phụ tôi đã cố gắng muốn thực hiện nó để ổn định hơn trong công việc tu tập và viết lách. Nhưng vì Sư phụ tôi đã giành trọn vẹn thời gian và tâm huyết của mình trong công việc “Hoằng Pháp”, nên Sư phụ tôi không có một chút thời gian để nghĩ tới điều đó nữa. Nay! còn có quá nhiều việc bận rộn, còn có quá nhiều việc cần phải làm nên Sư phụ tôi đã quyết định xây dựng ngôi nhà bé nhỏ ấy lên trước dịp tết Xuân Qúy Tỵ đến để đón một mùa xuân mới. Và cuối cùng ngôi nhà ấy cũng được cất lên với biết bao trăn trở và khó khăn của Sư phụ tôi trước thềm Xuân Qúy Tỵ đến.
Mặc dù ngôi nhà ấy vẫn chưa được chỉnh chu cho lắm nhưng tôi vẫn thấy được trong ánh mắt cuả Sư phụ tôi một điều gì đó có vẻ rất vui nhưng cũng rất đăm chiêu. Rồi trong một lần ngồi uống trà, tình cờ có một làn gió nhẹ thổi ngang qua như muốn gửi gắm tới tâm trạng của Sư phụ tôi một chút gì đó mà tôi gọi đó là “một chút thi sĩ”, “một chút lãng mạn” hay “một chút lãng tử” về ngôi nhà vừa được cất lên đơn sơ nhưng mộc mạc này. Rồi thế đấy. Nhờ cảm hứng ấy, Sư phụ tôi đã làm ngay một bài thơ để tặng cho hàng đệ tử chúng tôi cũng như để cảm thông với làn gió ấy về ngôi nhà nhỏ nhắn mới làm xong này.
Bài thơ ấy có tiêu đề là: “Thùy Ngữ Thất”. Có lẽ đây là lần đầu tiên mà tôi được nghe một cái tên của một bài thơ lạ lùng đến thế. Chính cái tiêu đề bài thơ ấy đã làm tôi không sao tránh khỏi sự ngạc nhiên trong sự tò mò và rối bời bởi ngôn từ đầy lạ lẫm. Tôi tự hỏi: “Thùy” là gì?, “Ngữ” là gì? mà sao khó hiểu quá. Và cuối cùng để giải quyết cho sự ngạc nhiên đó tôi đã hỏi Sư phụ tôi. Sư phụ tôi đáp. “Thùy” là “Ngủ”, “Ngữ” là “Nói”, “Thùy ngữ” là nói mớ, nói mộng, nói xằng nói bậy. Ý Sư phụ bảo rằng nếu chưa rõ việc của mình thì mọi thứ nói ra, dù thuyết giảng kinh cũng chỉ là nói mớ. Sư phụ đặt tên cho tịnh thất như vậy là một cách tự trào lộng chính bản thân mình. Bài thơ “Thùy ngữ thất” được viết như vầy:
Quảng Mẫn
Thuyết pháp giảng kinh chỉ là nói mớ Nên về chùa đóng cửa tập im hơi Nhành lan mộc cũng không biết mình đang mộng Nên dịu dàng khoe sắc, nhẹ nhàng rơi.
Cũng chỉnh y triển bát bước vào đời Rồi mỗi bước mỗi thấy mình ngổ ngáo Làm khổ người, làm khổ cả thân thôi.
Tập nghe chuông, tập thở, tập ngồi Nói điều chi cũng biết là nói mộng Nên gọi là Thùy ngữ để mà chơi. Nhất Thanh |
- Ở Nhà Mạn Phiếm
- Độc Bạc Tần Hoài Cảm Hận
- Đức Phật Giúp Được Gì Cho Nỗi Đau Khổ Này
- Ngọn Lửa Bồ Tát Quảng Đức - Nhìn Từ Góc Độ Mỹ Học
- Làng Chùa Đại Ninh
- Chiều Cuối Năm
- Phạm Duy - Trả Hết Cho Người.
- Cáo Tật Thị Chúng
- Tìm Hiểu Nguồn Duy Thức Học
- Lão Hạc - Nỗi Trăn Trở Của Một Kiếp Người
- Định Huệ Tương Tư Ca
- Thiền Định - Nền Tảng Của Qủa Vị Giác Ngộ