Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Nov 22nd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Chuyển Đề

PHO TƯỢNG GỖ TRÊN NÚI TUYẾT SƠN

Email In PDF

Sài Gòn, tháng tư, 2016
Nguyên Trường Trần Phước Lĩnh

Cách đây 20 năm, trong một lần về Sài Gòn, tôi vô tình có được quyển Quốc Văn lớp 8 trước năm 1975 từ nhà một người quen đang dọn dẹp thanh lý sách cũ. Trong quyển sách tôi nhớ mang máng có câu chuyện “Pho tượng gỗ trên núi Tuyết Sơn” do tác giả Đức Nhuận (có lẽ là Cố Hòa thượng Thích Đức Nhuận?) kể lại cùng với bao nhiêu đoản văn đầy tính nhân văn khác nữa. Quyển sách đã thất lạc khiến tôi nuối tiếc mãi. Bây giờ lùng sục khắp các nhà sách cũ ở Sài Gòn không thể nào tìm lại quyển sách giáo khoa của miền Nam một thời, đặc biệt là câu chuyện về pho tượng gỗ mà tôi vô cùng yêu thích. Tìm hỏi mãi trong các nguồn tư liệu cũng chỉ có câu chuyện thiền nổi tiếng “Đơn Hà Thiêu Phật Mộc” trong Trung Hoa Chư Thiền Đức Hành Trạng của Hòa Thượng Thích Thanh Từ mà thôi. Câu chuyện “Pho tượng gỗ trên núi Tuyết Sơn” đại ý như thế này:

Cập nhật ngày Thứ năm, 07 Tháng 4 2016 08:44

Cái Gì Rồi Cũng Đến, Đến Rồi Qua, Qua Rồi Mất

Email In PDF

HT Thích Thanh Từ

Tất cả chúng ta ai cũng như ai, khi sáng sớm thức dậy, nhớ đây là sáng, nghĩ đến chiều thấy như nó xa. Nhưng rồi lụi đụi qua một vài công tác là đến trưa. Sau bữa cơm trưa loanh quanh đến chiều, rồi tối. Như vậy nhìn sáng đến chiều dường như là xa, cái xa đó rồi cũng đến, đến rồi qua. Sáng hôm sau tìm lại ngày hôm qua đã mất. Mùng một chúng ta thấy cuối tháng dường như xa, nhưng rồi loanh quanh tới rằm rồi tới ba mươi. Như vậy, ngày ba mươi thấy xa, nhưng rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất. Ngày mùng một Tết chúng ta nói đến cuối năm thấy thời gian dường như rất dài, rồi ngày qua ngày cũng đến cuối năm. Ngày cuối năm rồi sẽ qua, qua rồi mất. Đó là nói về thời gian.

Cập nhật ngày Thứ năm, 25 Tháng 2 2016 10:38

Niềm Vui Lớn Nhất Trong Mùa Xuân Của Cuộc Đời Là Gì?

Email In PDF

Buồn và vui, hạnh phúc và đau khổ là hai trạng thái đối lập nhưng không tách rời nhau như mặt trái và mặt phải của một bàn tay. Trên đời có bao nhiêu niềm vui thì có bấy nhiêu nỗi khổ, không nơi nào trên thế gian chỉ có toàn niềm vui hoặc toàn nỗi khổ.

Cập nhật ngày Thứ năm, 11 Tháng 2 2016 21:35

Triết Lý Thiền Phía Sau Hình Tượng Bộ Khỉ Tam Không

Email In PDF

“Bịt mắt để dùng tâm mà nhìn, bịt tai để dùng tâm mà nghe, bịt miệng để dùng tâm mà nói”. Khi tâm ở trạng thái tịnh, không bị quấy rầy bởi những điều xấu thì từ tâm mới phát sinh những điều thiện.

Cập nhật ngày Thứ sáu, 05 Tháng 2 2016 09:44

Lúa Chín Đúng Thời

Email In PDF

Nguyễn Thi

Đức Phật chỉ dạy cho các học trò mình cách thức tu tập để giải thoát khổ đau luân hồi, cơ bản dựa trên sự phát triển ba phẩm chất tự nội là đạo đức, tâm linh và trí tuệ, thường gọi là Giới Định Tuệ hay còn gọi là Tăng thượng giới, Tăng thượng tâm, Tăng thượng trí tuệ. Ngài khuyên họ phải chuyển tâm nỗ lực thực hành Tăng thượng giới, Tăng thượng tâm, Tăng thượng trí tuệ nhưng không nên bận tâm về kết quả, vì tâm giải thoát là kết quả hết sức tự nhiên một khi có sự nỗ lực tu tập đúng đắn. Tựa như người nông phu khéo cày bừa thửa ruộng của mình,rồi đúng thời gieo mạ, đúng thời cho nước vào ra, đúng thời bón phân cho ruộng lúa. Cứ thế, vị ấy kiên trì chăm bón cho ruộng lúa của mình thì đúng thời lúa sẽ trổ hạt và chín vàng.

Cập nhật ngày Thứ ba, 08 Tháng 9 2015 21:11

Những Giá Trị Phổ Quát Của Bồ Tát Thành

Email In PDF

Tuệ Sỹ

I. LÝ TƯỞNG VÀ HIỆN THỰC

Cập nhật ngày Thứ tư, 29 Tháng 7 2015 09:59

Trang 1 / 24