Tôi có diễm phúc được sở hữu chữ ký cuối cùng của Hòa thượng Mãn Giác, ký bảo lãnh tôi sang hoằng pháp tại Hoa Kỳ trước lúc Ngài lên xe đi bệnh viện giải phẩu.
Tôi có diễm phúc được sở hữu chữ ký cuối cùng của Hòa thượng Mãn Giác, ký bảo lãnh tôi sang hoằng pháp tại Hoa Kỳ trước lúc Ngài lên xe đi bệnh viện giải phẩu.
Ngưỡng bạch Chư tôn Hòa thượng, Chư Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni, kính thưa toàn bộ Phật tử !
Sáng hôm nay, núi rừng Vĩnh Minh Tự viện chứng kiến một sự kiện trọng đại. Mây trắng mười phương tụ về, gió ngàn dưới nội giăng lên, đón mừng lễ cung nghinh Xá Lợi Phật và Đất thiêng tôn trí tại bảo tháp Minh-Tích-Ấn mới được hoàn thành. Dưới sự chứng tri của Chư tôn Thiền Đức trong giờ phút long trọng này, chúng tôi xin được trình bày sơ lược ý nghĩa của Xá Lợi và Đất thiêng.
Tìm Hiểu Về Quán Thế Âm
Thích Nguyên Hiền
Khi nghe bài nhạc “Đạo Ca” của Phạm Duy và Phạm Thiên Thư, chúng ta mới cảm nhận được tín ngưỡng Quán Thế Âm đã đi vào hơi thở dân tộc sâu đậm như thế nào. “Có bà mẹ đi tìm con trên đỉnh đồi lan trắng, có bà mẹ đi tìm con trong động hoa lan vàng, có bà mẹ đã thành thơ, hơi mẹ hóa thành hơi thở bốn mùa ...”
Thật vậy ! Hình ảnh Quán Thế Âm đã trở thành huyền thoại đi suốt tự tình dân tộc, thấm dần vào tuồng tích, kịch nghệ, thi ca, hội họa, âm nhạc, v.v... Nếu bảo rằng văn hóa dân gian Việt Nam là văn hóa Phật giáo thì không còn nghi ngờ gì nữa. Hình tượng mẹ hiền Quan Âm là hình tượng đẹp nhất trong những ý niệm hướng về sự thanh cao, hiền dịu. Đứng trên bình diện mỹ học, Quán Thế Âm đã trở thành một chuẩn mực cho nhiều tác phẩm nghệ thuật Việt Nam vươn tới sự hoàn thiện. Trong lĩnh vực đời sống, con người Việt Nam lấy Ngài làm chỗ dựa tinh thần, như đứa con nương vào lòng mẹ, từ đó được huân tập dần nếp sống từ bi hỉ xả, nhẫn nhục và vị tha.
TINH THẦN QUÁN THẾ ÂM
Thích Nguyên Hiền
Trong phẩm Phổ Môn, Kinh Pháp Hoa có đoạn viết:
“Cụ nhất thiết công đức
Từ nhãn thị chúng sanh
Phước tụ hải vô lượng
Thị cố ưng đảnh lễ”.
Sự ra đời của Đức Phật nghiễm nhiên đã trở thành sự kiện quan trọng nhất trong suốt mấy ngàn năm tư tưởng Đông phương. Hiện tượng Lâm-tỳ-ni, chính vì thế, đã trở thành một hiện tượng đặc sắc đáng để mọi người nghiên cứu Phật học quan tâm. Trải qua hơn 2500 năm phát triển của Phật giáo, lịch sử và huyền thoại cứ quyện chặt và bao trùm bầu không khí Kapilavastu. Sự ra đời của đấng Giáo chủ có giao hòa một ít sương mờ của bình minh tư tưởng Vệ-đà, một ít cây lá của nền trời nghệ thuật Trung Hoa, cùng với hương hoa bất tuyệt của niềm tin tín đồ, đệ tử đối với bậc Vô thượng Pháp vương.
Trang 13 / 16