Vĩnh Minh Tự Viện

Thursday, Apr 25th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Luận

Trời Mưa Như Bài Ca

Email In PDF

Nguyễn Thế Đăng

Ai trong chúng ta cũng đã nhiều lần ngồi nghe mưa và nhìn mưa. Hoặc trong căn phòng một mình, hoặc trong một quán nước bên đường chờ mưa tạnh, ở trong thành phố hay một vùng quê xa. Nhưng hình như chưa bao giờ chúng ta thưởng thức trọn vẹn được một cơn mưa. Bởi vì mưa cứ đưa ta về với quá khứ loang lổ những kỷ niệm hay phóng chiếu cho ta những nẻo đường viễn ảnh tương lai. Thậm chí chúng ta còn sốt ruột, bực mình chờ cho mưa tạnh để đi. Hình như chưa bao giờ chúng ta dừng lại với một cơn mưa  để trải nghiệm, hưởng thụ một cơn mưa. Mặc dù những cơn mưa đã đến với trái đất này hàng tỷ năm rồi, mỗi năm đều có nhiều những cơn mưa, nhưng người thật sự nghe nó, thưởng thức nó thì quả là ít, rất ít.

Cập nhật ngày Thứ tư, 08 Tháng 10 2014 10:12

Không Gian Không Phải Là Pháp Vô Vi

Email In PDF

Thích Nhất Hạnh

Vào thời xa xưa các luận sư Phật học quan niệm rằng không gian (hư không) là một pháp vô vi. Quan điểm này còn lưu lại trong tác phẩm ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN (Mahāyāna-śatadharmavidyā-dvāra-śāstra) do thầy Thế Thân (Vasubandhu) ở vào thế kỷ thứ IV (~316-396) biên soạn. Nhưng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì Không gian không phải là một pháp vô vi bởi vì nó còn bị chi phối bởi thời gian, vật thể và tâm thức. Quan điểm này phù hợp với Thuyết tương đối rộng của ngành vật lý hiện đại. Theo giáo sư Phạm Xuân Yêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học CNRS của Pháp thì các hạt cơ bản của vạn vật là quark và lepton tương tác, gắn kết để tạo thành vật chất, hơn nữa còn dựng nên cấu trúc cong xoắn của không – thời gian trong vũ trụ, vì theo thuyết tương đối rộng, vật chất và không – thời gian được thống nhất, cái trước tạo nên (và là) cái sau. Bác học gia Einstein cũng đã nói rằng : "Xưa kia người ta nghĩ rằng nếu mọi vật trên đời biến mất thì sẽ còn lại thời gian và không gian, nhưng theo thuyết tương đối rộng thì không – thời gian cũng biến mất theo vật chất mà thôi". (Xem bài: Vật lý học lượng tử và Phật giáo của giáo sư Phạm Xuân Yêm).

Cập nhật ngày Thứ hai, 04 Tháng 8 2014 12:29

Câu Chuyện Của Một Con Đường

Email In PDF

Hoang Phong

Đức Thích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một Con Đường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìm thấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúc ấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình để trỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm nay chúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài và bước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.

Cập nhật ngày Thứ tư, 16 Tháng 7 2014 07:38

Trái Tim Của Đạo Phật

Email In PDF

Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tuệ Uyển chuyển ngữ

MỘT SỐ HỌC GIẢ nói rằng Đạo Phật không phải là một tôn giáo, mà là một môn khoa học tâm thức[1]. Có khả năng điều này là đúng đối với Đạo Phật - và những tôn giáo vô thần khác - quan điểm cốt lõi là nhân quả. Những hệ quả đến từ những nguyên nhân, thường xuyên như thế. Chúng ta quan tâm rất nhiều đến khổ não, đau đớn, mặt khác, về phía kia, vui sướng, hỉ lạc là gì, một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời. Đau đớn và sướng vui là những cảm giác. Và cảm giác là bộ phận của tâm thức chúng ta. Trong khi cũng có những nguyên nhân bên ngoài, thì những nguyên nhân chính yếu của các cảm giác như vậy là ở ngay đây trong tâm thức của chính chúng ta. Một cách hợp lý là việc chinh phục khổ não, đau đớn, lo lắng, buồn bả, và sợ hải chính yếu tùy thuộc vào thái độ tinh thần của chúng ta.

Cập nhật ngày Chủ nhật, 13 Tháng 7 2014 13:37

Chữ "Không" Trong Bát Nhã

Email In PDF

HT. Thích Thanh Từ

Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Đó là tai họa lớn. Vì vậy người xưa hay nhắc nhở chúng ta đừng nên chấp không, thế mà trong Bát Nhã nói cái gì cũng không hết. Không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v... Trong kinh nói không mà các vị tiền bối bảo đừng chấp không. Vậy hai chữ không đó khác nhau chỗ nào? Đây là điều tôi muốn giảng trạch cho tất cả Tăng Ni, Phật tử nắm cho vững, để đường tu chúng ta không bị trở ngại lại còn có thể tiến nhanh hơn.

Cập nhật ngày Thứ bảy, 21 Tháng 6 2014 22:44

Nhẫn Nhục

Email In PDF

Hạnh Huệ
 

Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.

Trang 2 / 12