Vĩnh Minh Tự Viện

Tuesday, Nov 26th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Luận

Phải Trái Cuộc Đời

Email In PDF

ĐÔI LỜI TÂM SỰ

Chúng ta sống trên cõi đời này mà chưa từng nếm trải hương vị ngọt ngào hay đắng cay, từ người thân thiết của mình quả là một điều quá hạnh phúc vì không bị ai làm tổn hại. Đâm sau lưng chiến sĩ, luôn làm cho con người phiền não, hận thù, oán ghét xã hội và trách đời sao quá đen bạc, để rồi dính vào vòng lao lý trong cơn thịnh nộ khi không làm chủ được bản thân.

Cập nhật ngày Thứ ba, 05 Tháng 2 2013 09:15

Đọc Kinh Bốn Mươi Hai Bài

Email In PDF

Trong câu chuyện đạo chiều chủ nhật hôm nay, tôi làm một việc giản dị là đọc quyển Kinh 42 Bài do Hòa Thượng Trí Quang dịch và chú giải (1). Hòa Thượng Thiện Siêu cũng đã dịch kinh nầy từ năm 1959, nhưng ở xa, tôi không có bản dịch của Hòa Thượng Thiện Siêu.

Cập nhật ngày Thứ sáu, 01 Tháng 2 2013 09:25

Lập Trường Và Nguyên Tắc Nghiên Cứu Phật Học

Email In PDF

Tôi không cần thảo luận sự chân thật tu chứng, nhưng khi chúng ta nghiên cứu học vấn, phụng sự Phật pháp hay làm những việc phúc lợi xã hội, chúng ta cần phải lấy Phật pháp làm kim chỉ nam chỉ đạo cho chính mình, sách tấn chính mình, điều đó sẽ giúp cuộc sống tinh thần của chúng ta càng ngày càng tốt hơn.

Cập nhật ngày Thứ hai, 21 Tháng 1 2013 10:13

A Di Đà Kinh Hợp Giải

Email In PDF

Trong các kinh điển Ðại Thừa được lưu truyền rộng rãi, xét về mức độ được giảng giải, trì tụng, có lẽ kinh Di Ðà chỉ kém Tâm Kinh Bát Nhã. Từ trước đến nay, trong các tùng lâm, kinh Di Ðà vẫn thường được tụng vào mỗi thời công phu tối và hầu như bất cứ vị Tăng Ni thuộc truyền thống Bắc Tông nào cũng đều thuộc lòng kinh Di Ðà. Bổn Sư của mạt nhân kể rằng: Trong thời gian làm điệu, ngoài bản Sa Di Tỳ Ni, Hòa Thượng viện chủ bắt các điệu phải học thuộc lòng Di Ðà đến nỗi có thể đọc từ chữ cuối ngược lên đầu kinh mà không vấp. Khi học chữ Hán, văn bản đầu tiên Hòa Thượng dùng để dạy các điệu cũng là kinh Di Ðà. Khi Hòa Thượng còn tại thế, dù tụng kinh gì đi nữa, mỗi ngày đại chúng trong chùa đều phải tụng Di Ðà ít nhất một lần.

Cập nhật ngày Thứ ba, 08 Tháng 1 2013 10:34

Kho Tàng Sáng Suốt Vĩ Đại Của Tự Tánh

Email In PDF

Chúng sinh sinh ra từ vô thủy, chết ở vô chung, trôi lăn trong vòng sống chết. Chúng sinh trong cõi luân hồi vô thủy vô chung ấy đến rồi đi, đi rồi đến giống như hạt bụi nhỏ, phút chốc bỗng sinh trên trời, bỗng chốc sinh trên mặt đất, sinh trong loài người, hoặc sinh làm thú vật, hay sinh ở địa ngục hay sinh trong loài Atula. Không có lúc khởi đầu, cũng chẳng có lúc chấm dứt. Chỉ đến khi nào bạn đạt được quả vị Phật, bạn mới chấm dứt đượĩc luân hồi sinh tử. Nhưng trước khi trở thành Phật, bạn vẫn còn trong vòng triển chuyển luân hồi. Nên nói : "(Bồ tát hữu cách ấm chi mê, La Hán hữu trụ thai chi hôn). Bồ Tát còn mê lầm khi thọ thân ngũ ấm. A-la-hán còn hôn muội lúc trụ thai" cho dù bạn là một bậc Pháp thân đại sĩ thị hiện giữa đời, đôi khi bạn vẫn còn bị dòng sinh tử cuốn phăng khiến cho mê muội, không biết làm sao chấm dứt dòng sinh tử ấy.

Cập nhật ngày Thứ ba, 01 Tháng 1 2013 08:48

Kinh Liễu Nghĩa Và Kinh Không Liễu Nghĩa

Email In PDF

Liễu Nghĩa là nghĩa lý được giải bày đầy đủ trọn vẹn, tức là nghĩa đã trọn, đã hết. Đối nghịch với liễu nghĩa là không (bất) liễu nghĩa tức là nghĩa chưa trọn vẹn, chưa hết nghĩa. Liễu nghĩa và bất liễu nghĩa là tên gọi khác của Cứu Cánh (liễu nghĩa) và Phương Tiện (không liễu nghĩa). Trong kinh điển Phật giáo có kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa. Cho nên Phật dạy; phải y vào kinh liễu nghĩa (Kinh Đại Bát Niết Bàn - Phẩm Tứ Y).

Cập nhật ngày Thứ bảy, 15 Tháng 12 2012 08:14

Trang 8 / 12