Vĩnh Minh Tự Viện

Saturday, Nov 23rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học

Tôn Giả Đại Ca Diếp (Đầu Đà Đệ Nhất)

Email In PDF

Tôn Giả Đai Ca Diếp (Đầu Đà Đệ Nhất) Phần I

1.- VĨ NHÂN RA ĐỜI NƠI GỐC CÂY:

Giả như có người ra đời từ hơn 2500 về trước mà vẫn giữ nhục thân còn sống mãi cho tới ngày nay, thì người ấy phải là tôn giả Đại Ca Diếp, vị đệ tử thượng thủ của Phật, đã từng nổi tiếng là người tu hạnh đầu đà đứng hàng đầu trong tăng đoàn thuở đó.

Cập nhật ngày Thứ sáu, 01 Tháng 6 2012 10:32

Luận Thành Duy Thức

Email In PDF

LUẬN THÀNH DUY THỨC

成唯識論

THÀNH DUY THỨC LUẬN

Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang

Việt dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu

Cập nhật ngày Thứ bảy, 09 Tháng 6 2012 15:26

Tôn Giả Ca Chiên Diên ( Luận Sư Đệ Nhất)

Email In PDF

Tôn Giả CA Chiên Diên(Luận Sư Đệ Nhất) PhầnI

1.- THI ĐUA DIỄN THUYẾT VỚI ANH:

Tại thôn Nhĩ Hầu (có thể cũng tức là kinh thành Ưu Thiền Ni, Ujayana - Ujjeni - chú thích của người dịch) của vương quốc A Bàn Đề (Avanti) ở miền Nam Ấn Độ, có một gia đình hào phú thuộc chủng tộc Bà la môn, rất được mọi người kính trọng. Đó là gia đình của tôn giả Ca Chiên Diên. Thân phụ của tôn giả được phong chức quốc sư của quốc vương đương thời. Gia đình ấy có ruộng đất rộng lớn, nuôi hàng trăm nô bộc, có quyền thế lớn, có gia sản lớn, có thể nói, đó là gia đình danh giá bậc nhất của vương quốc.

Thật ra, tên của tôn giả là Na La Đà (Nalaka), còn Ca Chiên Diên là họ. Bởi vì sau này tiếng tăm của tôn giả trở nên lừng lẫy, cho nên mọi người đã lấy họ làm tên để gọi tôn giả, rồi thành quen.

Cập nhật ngày Thứ năm, 31 Tháng 5 2012 09:45

Tôn Giả Tu Bồ Đề (Giải Không Đệ Nhất)

Email In PDF

 

Tôn Giả Tu Bồ Đề (Giải Không Đệ Nhất) Phần I

1.- ĐIỀM ĐẠI CÁT CỦA BÉ KHÔNG SINH:

Trong kho tàng giáo lí của đức Phật, những phát biểu về vũ trụ nhân sinh đã chiếm một địa vị đáng kể, trong đó, có thể nói rằng, giáo lí Bát Nhã là quan trọng nhất. “Bát Nhã” là gì? Ta có thể giải thích một cách giản dị và đúng đắn nhất, đó là tuệ giác về tính KHÔNG.

Không? Đó là một đạo lí huyền diệu, khó hiểu, nói có đã không đúng mà nói không cũng không phải, vi nó thoát ra ngoài cặp ý niệm đối đãi có và không; không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt, mà cũng không thể dùng trí suy nghĩ để hiểu được. Tăng đoàn của đức Phật có đến 1250 vị tì kheo chứng quả A La Hán, nhưng có thể nói, người hiểu thông suốt diệu lí không hơn hết và thể chứng được diệu lí ấy, là tôn giả Tu Bồ Đề.

Cập nhật ngày Thứ tư, 30 Tháng 5 2012 08:57

Tôn Giả Phú Lâu Na (Giảng Sư Đệ Nhất)

Email In PDF

Tôn Giả Phú Lâu Na (Giảng Sư Đệ Nhất) Phần I

1.- NGƯỜI ĐẦY ẮP TÌNH THƯƠNG:

Đối với đệ tử Phật, việc tu học để thoát li sinh tử cố nhiên là quan trọng, nhưng việc hoằng dương chân lí, thuyết pháp độ sinh cũng quan trọng không kém. Có một người đã cắt bỏ được sợi dây ràng buộc của gia đình để sống theo tăng đoàn của đức Phật và cống hiến trọn cuộc sống của mình cho công cuộc hoằng dương Phật pháp, luôn luôn đem nhiệt tình và lòng từ bi trải khắp chúng nhân, không bao giờ chán nản hay thất vọng trước những nghịch cảnh của thế gian, đó là tôn giả Phú Lâu Na.

Cập nhật ngày Thứ ba, 29 Tháng 5 2012 12:22

Trang 34 / 43