“Khi Đức Pháp Tạng Tỳ kheo đang hành trì tu tập, muốn thiết lập cỏi Tịnh như chư Phật mười phương, xin thầy ( Đức Thế Tự Tại Như Lai) chỉ giáo và hiện tướng 210 ức Phật độ, từ đó, ngài Pháp Tạng phát nguyện sẽ xây dựng một cảnh Tịnh Độ như chư Phật để giáo hóa hỗ trợ chúng sanh liễu sanh thoát tử, nương vào y báo của Ngài mà tiến tu đạo nghiệp giải thoát.”
Tự Tánh Di Đà
Tự Tánh Di Đà: Tiểu bộ kinh Đi Đà định danh rất rõ về thể tánh của Đức A Di Đà: Vô Lượng Thọ - Vô Lượng Quang; Một đức Phật tín ngưỡng, tâm linh và pháp tánh, đương vi giáo chủ một cỏi Tịnh lý tưởng cũng thuộc phạm vi tín ngưỡng, làm điểm tựa cho niềm tin quảng đại quần chúng. Thế nhưng, lý tánh của A Di Đà vẫn biểu thị tự tánh trong mỗi chúng sanh, đó là tự tánh hay còn gọi là Pháp thân Vô Lượng Thọ- Vô Lượng Quang.
Bồ Đề Đạt Ma Khai Thị Pháp Môn Niệm Phật - Thích Nguyên Hùng
Trước khi Thiền tông hưng thịnh, Phật giáo Trung Hoa đã có nhiều pháp môn tu, trong đó pháp môn Niệm Phật, phát triển mạnh mẽ và phổ cập từ thời ngài Huệ Viễn (334 – 416). Đối với người đã am hiểu giáo lý và có kinh nghiệm tâm linh, thì dù Thiền hay Tịnh, đều là phương tiện tu tập để đạt được cứu cánh giải thoát. Thế nhưng, đối với nhiều người, nhất là những người mới học đạo, nền tảng căn bản giáo lý và mục đích tu tập chưa nắm vững, khi đối diện với nhiều pháp môn tu không sao tránh khỏi sự bỡ ngỡ, hoang mang, không biết chọn phương pháp nào để hành trì.
Lịch Sử Kết Tập Kinh Luật
Không bao lâu sau khi Ðức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Ðại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kh eo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật. Trong số 500 Tỳ kheo này, 499 vị đã đắc quả A La Hán, chỉ trừ tôn giả A Nan.
Truy Tìm Tự Ngã
Truy Tìm Tự Ngã
Thích Tuệ Sỹ
Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim-cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn. Như người không biết chữ Hán mà đọc thơ Đường qua một bản dịch thì không thể thưởng thức hết giá trị của bài thơ. Lời thơ là lời của phàm phu mà còn vậy, huống chi lời kinh là lời của Phật. Tuy nhiên, không hiểu chữ Hán thì đọc thơ Đường qua các bản dịch cũng được. Nhưng cũng nên nói thêm là thế giới xưa nay chưa có Huệ Năng thứ hai.
Trang 39 / 43