THI CA 8
CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO
TÂM TÁNH LÀ NGỌC MA NI
---o0o---
Phiên âm:
Ma Ni Châu, nhân bất thức
Như Lai tàng lý thân thâu đắc
Lục ban thần dụng không bất không
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc
Dịch nghĩa:
* Tâm trong sáng người người ai cũng có
Nó là Ma Ni là Như Ý bảo Châu (1)
Chẳng mấy ai, biết rõ cái tâm này
Nó mầu nhiệm, thu gọn cả Như Lai tàng tánh (2)
* Sáu thần dụng, thấy sắc mà phi sắc (3)
Một viên quang, rằng không nhưng lại phi không (4)
Nghĩa sắc không, mầu nhiệm vô cùng
Chứng "thật tướng", mối nghi này mới mở hết.
TRỰC CHỈ
Con người ai cũng có Chân Tâm. Tự thể chân tâm vốn trong sáng, thanh tịnh, vắng lặng, nhiệm mầu. Trong Chân Tâm không có một gợn phiền não khổ đau, bất mãn, bất bình. Cũng không có ý niệm ta, người, thương, ghét, thân, sơ… Kinh điển Phật thường ví Chân Tâm ấy như Ngọc Ma Ni.
Ai cũng sẵn cóngọc Ma Ni mà không biết mình có ngọc Ma Ni quí báu ấy. Ngọc Ma Ni vô giá trong người mà không phát hiện để sử dụng cái công dụng NHƯ Ý của ngọc. Có ngọc Như Ý, con người sẽ không còn gì để "thiếu". Phát hiện ngọc Như Ý, sử dụng ngọc Như Ý, nhìn vạn pháp bằng "Phật nhãn" cho nên:
"Sáu thần dụng thấy sắc mà phi sắc
Một viên quang, rằng không nhưng lại phi không"
Vì, người phát hiện ngọc Như Ý, sử dụng ngọc Như Ý là người chứng thật tướng của vạn pháp rồi.
"… Chứng thật tướng vô nhơn pháp
Sát na diệt khước A tỳ nghiệp"…
---o0o---
- Lâm Tế Nghĩa Huyền Tiếng Hét Vang Động Trong Vô Cùng
- Mê Vui Trong Khổ Não
- Vô Biên Trang Nghiêm Bồ Tát Với Đời Mạt Pháp
- Đọc Kinh Đại Niết Bàn
- An Trú Nơi Cô Tịch Là Thực Hành Của Một Bồ Tát
- Giới Thiệu Về Tạng Luật
- Giới Thiệu Kinh Điềm Lành
- Giới Thiệu Kinh Thắng Man
- Dịch Nghĩa Chữ Phạn Trong Tựa Của Chú Lăng Nghiêm
- Giới thiệu Tương Ưng Bộ Kinh
- Giới Thiệu Kinh Điềm Lành