Vĩnh Minh Tự Viện

Thursday, Apr 18th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Kinh Chứng Đạo Ca - Thi ca 26: Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…

Chứng Đạo Ca - Thi ca 26: Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…

Email In PDF
Mục lục bài viết
Chứng Đạo Ca
Tiểu Dẫn
Thi ca 1: Cái thấy của người chứng đạo
Thi ca 2: Cái thấy của người chứng đạo về Nhơn Pháp
Thi ca 3: Cái thấy của người chứng đạo Sự mầu nhiệm của Như Lai Thiền
Thi ca 4: Cái thấy của người chứng đạo về Tội phước và Thiện ác
Thi ca 5: Cái thấy của người chứng đạo về Tĩnh Tâm vô niệm
Thi ca 6: Cái thấy của người chứng đạo xả Ngã xả Pháp là thành Phật
Thi ca 7: Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình
Thi ca 8: Cái thấy của người chứng đạo Tâm tánh là ngọc ma ni
Thi ca 9: Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực
Thi ca 10 Cái thấy của người chứng đạo Những phút giây tự nhủ
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 12: Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ
Thi ca 13: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề thị phi
Thi ca 14: Cái thấy của người chứng đạo về sự hủy báng
Thi ca 15: Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn
Thi ca 16: Cái thấy của người chứng đạo về chánh pháp của Như Lai
Thi ca 18: Cái thấy của người chứng đạo về Đại Thừa Thiền
Thi ca 19: Cái thấy của người chứng đạo về sinh tử
Thi ca 20: Cái thấy của người chứng đạo về thú vui của thiền giả
Thi ca 21: Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện
Thi ca 22: Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm
Thi ca 24: Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho
Thi ca 23: Cái thấy của người chứng đạo vững chánh niệm trong mọi thời
Thi ca 25: Cái thấy của người chứng đạo vọng, chân đều vọng
Thi ca 26: Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…
Thi ca 27: Cái thấy của người chứng đạo cảnh giác về ý niệm chấp của chính mình
Thi ca 28: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề xả bỏ và tìm lấy
Thi ca 29: Cái thấy của người chứng đạo chế tâm nhất xứ vô xự bất biện
Thi ca 30: Cái thấy của người chứng đạo Bát nhã phong hề…
Tất cả các trang

THI CA 26

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO   … NHẤT THIẾT DUY TÂM…

---o0o---  

Phiên âm:

Tâm cảnh minh, giám vô ngại

Hoát nhiên huýnh triệt châu sa giới

Vạn tượng sum la ảnh hiện trung

Nhất lỏa viên quang phi nội ngoại

Dịch nghĩa:

Gương tâm sáng, rõ soi không ngăn ngại

Thoắt ngộ rồi, thu hết thế giới hằng sa

Vạn tượng sum la, là ảnh hiện của tâm này

Có TUỆ GIÁC, "trong" "ngoài" không ranh giới

TRỰC CHỈ

Trong giáo lý Phật, đề cập TÂM là đi vào lãnh vực "chuyên", vào chiều sâu thăm thẳm của tư duy và quán chiếu. Nói cách khác, người học Phật muốn nhận thức về TÂM, thưởng thức được hương vị giải thoát của TÂM, công dụng tuyệt vời thánh thiện của TÂM, người đạo sĩ phải thực hiện THIỀN, phải vận dụng CHÁNH QUÁN.

Bởi vì TÂM ở trong đạo Phật nói có nhiều tên gọi. Mỗi tên gọi, một công dụng, một giá trị lợi hay bất lợi, "bạn" hay "thù", chỉ người thực học, thực tu, mới hiểu hết, hiểu kỹ từng công dụng của các thứ TÂM.

Nhục đoàn tâm

Vọng tâm

Chân tâm

Thường trú chân tâm

Như Lai Viên Giác diệu tâm

Duyên lự tâm

Bát thức tâm

Tích tụ tinh yếu tâm

Tâm có nhiều tên gọi như vậy, cho nên nghiên cứu đạo Phật sơ sài, hời họt mà bàn luận về TÂM thì khó mà quán triệt vấn đề.

TÂM CẢNH MINH, chỉ cho cái tâm được loại bỏ "vọng tâm", loại bỏ "duyên lự tâm", nhưng thứ tâm nghĩ ngợi lăng xăng, tạp nhạp, thứ tâm gây ra một nguyên nhân và hậu quả khổ đau cho con người.

TÂM CẢNH MINH là NHƯ LAI VIÊN GIÁC DIỆU TÂM là THƯỜNG TRÚ CHÂN TÂM của con người vốn có. Theo giáo lý đạo Phật, đó là "bản thể" của vũ trụ vạn hữu. Hiện tượng vạn hữu là pháp "duyên sinh" từ tâm thể đó mà ra:

"Nhược nhơn dục liễu tri

Tam thế nhất thiết Phật

Ưng quán pháp giới tánh

NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO"

"Duy tâm tạo" là "tâm thể" bao hàm thu tóm hết vạn tượng sum la, không còn vật nào "ở trong", cái gì "ở ngoài" nữa. Cũng như sóng mòi, bọt bong bóng, không có cái gọi là "trong", là "ngoài", vì là cùng loại duyên sinh trên mặt biển bao la vô tận của nước đại dương.

---o0o---