Vĩnh Minh Tự Viện

Saturday, Nov 23rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Kinh Chứng Đạo Ca - Thi ca 24: Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho

Chứng Đạo Ca - Thi ca 24: Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho

Email In PDF
Mục lục bài viết
Chứng Đạo Ca
Tiểu Dẫn
Thi ca 1: Cái thấy của người chứng đạo
Thi ca 2: Cái thấy của người chứng đạo về Nhơn Pháp
Thi ca 3: Cái thấy của người chứng đạo Sự mầu nhiệm của Như Lai Thiền
Thi ca 4: Cái thấy của người chứng đạo về Tội phước và Thiện ác
Thi ca 5: Cái thấy của người chứng đạo về Tĩnh Tâm vô niệm
Thi ca 6: Cái thấy của người chứng đạo xả Ngã xả Pháp là thành Phật
Thi ca 7: Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình
Thi ca 8: Cái thấy của người chứng đạo Tâm tánh là ngọc ma ni
Thi ca 9: Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực
Thi ca 10 Cái thấy của người chứng đạo Những phút giây tự nhủ
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 12: Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ
Thi ca 13: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề thị phi
Thi ca 14: Cái thấy của người chứng đạo về sự hủy báng
Thi ca 15: Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn
Thi ca 16: Cái thấy của người chứng đạo về chánh pháp của Như Lai
Thi ca 18: Cái thấy của người chứng đạo về Đại Thừa Thiền
Thi ca 19: Cái thấy của người chứng đạo về sinh tử
Thi ca 20: Cái thấy của người chứng đạo về thú vui của thiền giả
Thi ca 21: Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện
Thi ca 22: Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm
Thi ca 24: Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho
Thi ca 23: Cái thấy của người chứng đạo vững chánh niệm trong mọi thời
Thi ca 25: Cái thấy của người chứng đạo vọng, chân đều vọng
Thi ca 26: Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…
Thi ca 27: Cái thấy của người chứng đạo cảnh giác về ý niệm chấp của chính mình
Thi ca 28: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề xả bỏ và tìm lấy
Thi ca 29: Cái thấy của người chứng đạo chế tâm nhất xứ vô xự bất biện
Thi ca 30: Cái thấy của người chứng đạo Bát nhã phong hề…
Tất cả các trang

THI CA 23

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỮNG CHÁNH NIỆM TRONG MỌI THỜI

---o0o---

Phiên âm:

Giang nguyệt chiếu, tòng phong xuy

Vĩnh dạ thanh tiêu hà sở vi?

Phật tánh giới châu tâm địa ấn

Vụ lộ vâ hà thể thượng y

Dịch nghĩa:

* Trăng vằng vặc, lung linh vờn đáy nước

Gió ngọn tùng, nghe như cật vấn lương tri

Cảnh đêm thanh, trăng sáng: Đã làm gì?

Rằng, Phật tánh, giới châu tôi in sâu vào tâm địa.

* Tôi lấy cả ráng, mây, làm màu áo

Lấy mù mai, sương sớm để làm màn

Vui trăng sông, tùng núi, gió vi vu

Ôm Phật tánh, giới châu làm bạn đường chung chăn gối!

TRỰC CHỈ

Cái thấy của người chứng đạo đối với việc "tu hành" nhẹ nhàng, cởi mở, tự tại mà hiệu quả rất cao, người chứng đạo họ có giải thoát thật sự, họ có giác ngộ chân lý thật sự, vì vậy không có gì ràng buộc được thân tâm con người chứng đạo. Dưới mắt của người chứng đạo, vạn pháp đồng nhất thể. Tùy duyên biến hiện mà dáng vẻ hình hài có sai khác đó thôi. Tất cả đều cùng chung một tự tánh thanh tịnh bản nhiên của tự nó. Từ nhận thức chân lý đó, cho nên vấn đề gọi là TU HÀNH chẳng có gì cực khồ khó khăn.

Van xin, cầu nguyện. Không cần

Lạy ngũ bách danh, tam thiên Phật. Không cần.

Tụng kinh, tay chuông, tay mỏ, ngày sáu thời. Không cần.

Tay lần chuỗi, miệng niệm danh hiệu Phật suốt ngày. Không cần.

Vậy người đạo sĩ, cần gì?

- Cần vững CHÁNH NIỆM. Có chánh niệm là có tất cả. Có chánh niệm người đạo sĩ sẽ không rời Phật tánh. Luôn luôn tỉnh thức sống bằng Phật tánh, đương nhiên có "giới châu", có "định châu", có "tuệ châu". Giới, định, tuệ mà in sâu tâm địa thì còn cái gì ràng buộc được, lý do nào làm cho hành giả "bận lòng"!

Như vậy, người đạo sĩ:

"Tôi lấy cả ráng, mây, làm màu áo

Lấy mù mai, sương sớm để làm màn

Vui trăng sông, tùng núi, gió vi vu

Ôm Phật tánh, giới châu làm bạn đường chung chăn gối!"

Đó là việc có thật. Có thật, tuy nhiên:

"Duy chứng nãi tri, nan khả trắc…"

---o0o---