Vĩnh Minh Tự Viện

Saturday, Nov 23rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Kinh Chứng Đạo Ca - Thi ca 9: Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực

Chứng Đạo Ca - Thi ca 9: Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực

Email In PDF
Mục lục bài viết
Chứng Đạo Ca
Tiểu Dẫn
Thi ca 1: Cái thấy của người chứng đạo
Thi ca 2: Cái thấy của người chứng đạo về Nhơn Pháp
Thi ca 3: Cái thấy của người chứng đạo Sự mầu nhiệm của Như Lai Thiền
Thi ca 4: Cái thấy của người chứng đạo về Tội phước và Thiện ác
Thi ca 5: Cái thấy của người chứng đạo về Tĩnh Tâm vô niệm
Thi ca 6: Cái thấy của người chứng đạo xả Ngã xả Pháp là thành Phật
Thi ca 7: Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình
Thi ca 8: Cái thấy của người chứng đạo Tâm tánh là ngọc ma ni
Thi ca 9: Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực
Thi ca 10 Cái thấy của người chứng đạo Những phút giây tự nhủ
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 12: Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ
Thi ca 13: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề thị phi
Thi ca 14: Cái thấy của người chứng đạo về sự hủy báng
Thi ca 15: Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn
Thi ca 16: Cái thấy của người chứng đạo về chánh pháp của Như Lai
Thi ca 18: Cái thấy của người chứng đạo về Đại Thừa Thiền
Thi ca 19: Cái thấy của người chứng đạo về sinh tử
Thi ca 20: Cái thấy của người chứng đạo về thú vui của thiền giả
Thi ca 21: Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện
Thi ca 22: Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm
Thi ca 24: Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho
Thi ca 23: Cái thấy của người chứng đạo vững chánh niệm trong mọi thời
Thi ca 25: Cái thấy của người chứng đạo vọng, chân đều vọng
Thi ca 26: Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…
Thi ca 27: Cái thấy của người chứng đạo cảnh giác về ý niệm chấp của chính mình
Thi ca 28: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề xả bỏ và tìm lấy
Thi ca 29: Cái thấy của người chứng đạo chế tâm nhất xứ vô xự bất biện
Thi ca 30: Cái thấy của người chứng đạo Bát nhã phong hề…
Tất cả các trang

THI CA 9

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO

MỐI TƯƠNG QUAN CỦA NGŨ NHÃN VÀ NGŨ LỰC

---o0o---

Phiên âm:

Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực

Duy chứng nãi tri nan khả trắc

Kính lý khán hình kiến bất nan

Thủy trung tróc nguyệt tranh niêm đắc

Dịch nghĩa:

Tịnh ngũ nhãn, sẽ kéo thêm ngũ lực

Chung môi trường mới biết được diệu dụng kia

Rủ giành trăng, đáy nước… chuyện còn khuya!

Đứng trước kính, ngắm thân hình là việc dễ!

TRỰC CHỈ

Giáo lý đạo Phật dạy rằng, con người có khả năng và quyền sử dụng "ngũ nhãn". "Khả năng" và "quyền" thì mọi người đều có quyền thừa hưởng, sử dụng bình đẳng. Tuy nhiên, đây là thứ bình đẳng có điều kiện. Mọi người phải cùng ở "môi trường TU" thì mới cùng được ở trong "môi trường CHỨNG".

"Tịnh ngũ nhãn" là người đạt đến giai đoạn CHỨNG. Ngũ nhãn đạt đến giai đoạn CHỨNG ĐẮC THANH TỊNH thì chỉ có người tự chứng tự biết. Người khác môi trường nói và kể cho họ bảo kể cho nghe, chẳng khác "Rủ nhau giành trăng ở đáy nước" hy vọng gì người khác môi trường bảo họ hiểu hoàn cảnh của riêng mình. Phải cùng đứng trong vườn LAN HUỆ mới cùng thưởng thức được mùi hoa Lan Huệ. Phải cùng đứng nơi chợ cá ươn mới thấm thía "hương vị" của chợ bán cá ươn.

Vì vậy, TỊNH NGŨ NHÃN, ĐẮC NGŨ LỰC là việc có thực, nhưng diễn đạt cảnh giới thanh tịnh của "ngũ nhãn" của mình cho người khác nghe biết là điều không dễ. Bảo người khác phải nghe và phải hiểu về cảnh giới CHỨNG ĐẮC của mình lại càng khó, khó đến nỗi tác giả Chứng Đạo Ca ví với chuyện "Rủ nhau giành trăng đáy nước".

Ngũ nhãn là năm thứ mắt, nói cách khác, năm cách "tư duy" mà cùng một cách ngó nhìn. Đó là: nhục nhãn, thiên nhãn, pháp nhãn, tuệ nhãn và Phật nhãn.

Ngũ nhãn thanh tịnh, con người tự có năm thứ sức mạnh, đủ sức tiến mạnh trên con đường Bồ Đề Vô thượng. Đó là:

CHÁNH TÍN, CHÁNH TINH TẤN, CHÁNH NIỆM, CHÁNH ĐỊNH VÀ TRÍ TUỆ BA LA MẬT.

Điều đó nói với ai? Dễ có mấy người biết! Dễ có mấy người tin! Đó là:

"… Duy chứng nãi tri, nan khả trắc"

Họ không tin, không có gì đáng trách, vì họ khác "môi trường"!

---o0o---