Vĩnh Minh Tự Viện

Thursday, Apr 25th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Kinh Chứng Đạo Ca - Thi ca 22: Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm

Chứng Đạo Ca - Thi ca 22: Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm

Email In PDF
Mục lục bài viết
Chứng Đạo Ca
Tiểu Dẫn
Thi ca 1: Cái thấy của người chứng đạo
Thi ca 2: Cái thấy của người chứng đạo về Nhơn Pháp
Thi ca 3: Cái thấy của người chứng đạo Sự mầu nhiệm của Như Lai Thiền
Thi ca 4: Cái thấy của người chứng đạo về Tội phước và Thiện ác
Thi ca 5: Cái thấy của người chứng đạo về Tĩnh Tâm vô niệm
Thi ca 6: Cái thấy của người chứng đạo xả Ngã xả Pháp là thành Phật
Thi ca 7: Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình
Thi ca 8: Cái thấy của người chứng đạo Tâm tánh là ngọc ma ni
Thi ca 9: Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực
Thi ca 10 Cái thấy của người chứng đạo Những phút giây tự nhủ
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 12: Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ
Thi ca 13: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề thị phi
Thi ca 14: Cái thấy của người chứng đạo về sự hủy báng
Thi ca 15: Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn
Thi ca 16: Cái thấy của người chứng đạo về chánh pháp của Như Lai
Thi ca 18: Cái thấy của người chứng đạo về Đại Thừa Thiền
Thi ca 19: Cái thấy của người chứng đạo về sinh tử
Thi ca 20: Cái thấy của người chứng đạo về thú vui của thiền giả
Thi ca 21: Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện
Thi ca 22: Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm
Thi ca 24: Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho
Thi ca 23: Cái thấy của người chứng đạo vững chánh niệm trong mọi thời
Thi ca 25: Cái thấy của người chứng đạo vọng, chân đều vọng
Thi ca 26: Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…
Thi ca 27: Cái thấy của người chứng đạo cảnh giác về ý niệm chấp của chính mình
Thi ca 28: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề xả bỏ và tìm lấy
Thi ca 29: Cái thấy của người chứng đạo chế tâm nhất xứ vô xự bất biện
Thi ca 30: Cái thấy của người chứng đạo Bát nhã phong hề…
Tất cả các trang

THI CA 22

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO NHÌN BAO QUÁT NẮM TRỌNG TÂM

---o0o---

Phiên âm:

Đản đắc bổn, mạc sầu mạt

Như tịnh lưu ly hàm bảo nguyệt

Ký năng giải thử như ý châu

Tự lợi, lợi tha chung bất kiệt

Dịch nghĩa:

* Cần ôm gốc, quan tâm chi cành ngọn

Gốc vững rồi, cành ngọn sẽ sum suê

Như lưu ly, thu hết ánh trăng vàng

Sáng vằng vặc, sáng mơ màng, châu lưu ly thu trọn vẹn

* Cũng như thế, tâm ta là châu NHƯ Ý

NHƯ Ý châu, giá trị lớn vô cùng

Tỉnh thức rồi, với THƯỜNG TRÚ CHÂN TÂM

Dùng tự lợi, dẫu lợi tha đời không bao giờ hết.

TRỰC CHỈ

Nhìn bao quát nắm lấy trọng tâm là cách nhìn của người khôn ngoan trong cuộc sống.

Nhà quân sự, cất cánh chiếc máy bay thám thính, bay lượn một vùng trời hàng trăm "cây số" để nhìn bao quát và tìm nắm lấy một mục tiêu, một "trong tâm" của đối phương trong một vài điểm.

Tiều phu vào rừng. Ngư phủ ra khơi. Người nội trợ đi chợ. Cô bán hàng rong… đều vận dụng cách "nhìn bao quát, nắm lấy trọng tâm" trong nghề nghiệp của mình. Đến như những bậc tiền bối dòng dõi tiên rồng cũng dạy cho con cháu cách "nhìn bao quát nắm lấy trọng tâm" để chọn cho mình một ý trung nhân trong lứa tuổi "xuân xanh xấp xỉ" búi tóc cài trâm rằng:

"Trai khôn tìm vợ chợ đông

Gái khôn tìm chồng giũa chốn ba quân".

Người đạo sĩ cũng có cái nhìn "bao quát" trong đường học đạo và hành đạo. Người ta thường gặp nó trong một cái từ đẹp đẽ mới nghe qua tưởng như hữu lý:

"Bồ-tát đa hạnh"

Thực vậy, "đa hạnh" không có gì phải chê trách và chối bỏ. Nhưng "đa hạnh" chỉ là cách "nhìn bao quát" mà người thông minh, cần phải biết "trọng tâm" để nắm lấy. Đa hạnh chỉ là lá, ngọn, cành… Lá, cành, ngọn, đọt có thể tiêu ma tàn tụi dễ dàng nếu gốc sùng, hà, mục ruỗng.

Trọng tâm của đạo sĩ, qua cái thấy của người chứng đạo là TÂM. Tâm ở đây được ví "tịnh lưu ly". Tịnh lưu ly thu hết ánh trăng vàng. "Chân tâm thường trú", "Như Lai Viên Giác Diệu Tâm" mà phát hiện, mà tỉnh thức, mà tỏ ngộ, mà thể nhập thì diệu dụng sẽ vô cùng vô cực. Dùng cho việc lợi mình, dùng cho việc lợi chúng sinh từ đời nầy cho đến vĩnh viễn vô lượng đời sau công đức không bao giờ cạn kiệt.


---o0o---