Vĩnh Minh Tự Viện

Thursday, Apr 25th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Kinh Chứng Đạo Ca - Thi ca 7: Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình

Chứng Đạo Ca - Thi ca 7: Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình

Email In PDF
Mục lục bài viết
Chứng Đạo Ca
Tiểu Dẫn
Thi ca 1: Cái thấy của người chứng đạo
Thi ca 2: Cái thấy của người chứng đạo về Nhơn Pháp
Thi ca 3: Cái thấy của người chứng đạo Sự mầu nhiệm của Như Lai Thiền
Thi ca 4: Cái thấy của người chứng đạo về Tội phước và Thiện ác
Thi ca 5: Cái thấy của người chứng đạo về Tĩnh Tâm vô niệm
Thi ca 6: Cái thấy của người chứng đạo xả Ngã xả Pháp là thành Phật
Thi ca 7: Cái thấy của người chứng đạo về lập trường và lý tưởng của mình
Thi ca 8: Cái thấy của người chứng đạo Tâm tánh là ngọc ma ni
Thi ca 9: Cái thấy của người chứng đạo mối tương quan của ngũ nhãn và ngũ lực
Thi ca 10 Cái thấy của người chứng đạo Những phút giây tự nhủ
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 11: Cái thấy của người chứng đạo với danh xưng Bần đạo
Thi ca 12: Cái thấy của người chứng đạo về chủng tánh và căn cơ
Thi ca 13: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề thị phi
Thi ca 14: Cái thấy của người chứng đạo về sự hủy báng
Thi ca 15: Cái thấy của người chứng đạo Định tuệ là nhân tố quyết định quả Bồ đề Niết bàn
Thi ca 16: Cái thấy của người chứng đạo về chánh pháp của Như Lai
Thi ca 18: Cái thấy của người chứng đạo về Đại Thừa Thiền
Thi ca 19: Cái thấy của người chứng đạo về sinh tử
Thi ca 20: Cái thấy của người chứng đạo về thú vui của thiền giả
Thi ca 21: Cái thấy của người chứng đạo không nên trụ pháp tu phương tiện
Thi ca 22: Cái thấy của người chứng đạo nhìn bao quát nắm trọng tâm
Thi ca 24: Cái thấy của người chứng đạo sự lý tương ho
Thi ca 23: Cái thấy của người chứng đạo vững chánh niệm trong mọi thời
Thi ca 25: Cái thấy của người chứng đạo vọng, chân đều vọng
Thi ca 26: Cái thấy của người chứng đạo… nhất thiết duy tâm…
Thi ca 27: Cái thấy của người chứng đạo cảnh giác về ý niệm chấp của chính mình
Thi ca 28: Cái thấy của người chứng đạo vấn đề xả bỏ và tìm lấy
Thi ca 29: Cái thấy của người chứng đạo chế tâm nhất xứ vô xự bất biện
Thi ca 30: Cái thấy của người chứng đạo Bát nhã phong hề…
Tất cả các trang

THI CA 7

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO VỀ

LẬP TRƯỜNG VÀ LÝ TƯỞNG CỦA MÌNH

---o0o---

Phiên âm:

Quyết định thuyết, biểu chân tăng

Hữu nhơn bất khẳng nhiệm tình trung

Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn

Trích diệp tầm chi ngã bất năng!

Dịch nghĩa:

* Nếu được nói, tôi lập trường thẳng thắng

Để tỏ ra, lời của một chân tăng

Huynh đệ nghe, nghịch ý chẳng chung lòng

Gay gắt trách, tôi xin cam nhận hết

* Tôi không thích ba hoa vặt vãnh

Thích học điều, Phật tổ đã đinh ninh

Diễn rõ căn nguyên "liễu nghĩa thượng thừa"

Không được vậy, tôi không còn gì để nói

TRỰC CHỈ

Quyết định thuyết là lời nói có lập trường, có trách nhiệm, nhàm bảo vệ mục đích và lý tưởng của mình. Lý tưởng của tác giả là chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của Phật tổ đã đinh ninh dặn dò khuyên dạy. Lập trường của tác gải là "nói thẳng, nói thật". Nói để diễn đạt chân lý, truyền bá chân lý liễu nghĩa thượng thừa cho mọi người con Phật cùng học hỏi, tiếp thu để hành đạo và chứng đạo. Không nói "vuốt đuôi". Không nói để "chiếm cảm tình". Không nói kiểu "thỏa hiệp". Không nói kiểu "phương tiện"… để rồi người nghe không được tí nào lợi ích.

Học chánh pháp, hành chánh pháp, sống theo chánh pháp và truyền bá chánh pháp không thể sử dụng các kiểu nói tầm thường vừa kể. Để bảo đảm giá trị lời nói của một "chân tăng", một vị thầy đúng danh nghĩa của đệ tử mình, lời nói phải có lập trường, phải phục vụ cho một lý tưởng giải thoát, giác ngộ tuyệt vời cao đẹp.

Một chân tăng, theo tác giả Chứng Đạo Ca, sẵn sàng chấp nhận cô đơn, chấp nhận sự công kích, sự thóa mạ… của mọi người. Hoặc sẵn sàng "không nói gì hết". Bao nhiêu ngôn ngữ nhường hết cho…

---o0o---