Hoàng Hằng
“Bu ơi, học để làm chi?
“Hễ rờ đến sách là y như buồn…”.
Hoàng Hằng
“Bu ơi, học để làm chi?
“Hễ rờ đến sách là y như buồn…”.
Huỳnh Thị Ngọc Hân
Lúc còn nhỏ tôi nghe kể câu chuyện về "Quan Âm tóc rối", rằng có chàng trai muốn đi tìm gặp Phật Quan Âm, đi hết núi này qua bể nọ vẫn không thấy. Có nhà hiền triết bảo hãy đi về hướng quê nhà, Quan Âm sẽ xuất hiện, nhưng trong hình dạng đầu bù tóc rối và một chân không mang dép.
Toại Khanh
Chữ Cút trong tiếng Việt có ít nhất hai nghĩa. Nghĩa động từ là xéo, tếch, vọt, dông thẳng, bỏ đi không minh bạch, không đường đường chính chính, nói theo phim Tàu là chẳng quang minh lỗi lạc. Chữ Cút theo nghĩa danh từ là tên gọi tắt của loài chim Cun Cút. Tôi ngờ rằng hai nghĩa này có liên quan nhau ít nhiều. Ai từng sống ở miền Đông Nam Bộ Việt Nam hẳn là phải thấy qua giống chim này. Chúng to lắm cũng hơn nắm tay một chút, sống quanh quất mấy lùm bụi, cả đời cơ hồ chẳng biết bay, chỉ lầm lũi lặng lẽ đây đó và khi gặp biến thì lủi nhanh vào một mô đất hay bụi cỏ nào đó và thế là mất tăm. Ngày còn nhỏ, tôi từng tin lời người lớn rằng chim cút biết tàng hình, như tôi vẫn từng tin vào vài huyền thoại về loài chim gõ kiến.
Nguyên Nguyên
Những câu thơ trong truyện Kiều của cụ Nguyễn Du gợi tả cảnh xuân, hạ, thu, đông luôn có mặt trong tâm trí tôi mỗi khi tôi nghĩ về cái đẹp mà đất trời thiên nhiên ban tặng cho mỗi mùa, nhưng có lẽ đọng lại trong thẳm sâu tâm hồn tôi vẫn là những câu nói về mùa thu: Người lên ngựa kẻ chia bào / Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san, hay Long lanh đáy nước in trời / Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng….
Vĩnh Hảo
Nói đến mùa thu, người ta nghĩ ngay đến lá vàng. Trên cây là những tán lá vàng rợp. Dưới đất là những thảm lá vàng, trải lấp cả lối đi. Trời dìu dịu, không có nắng chói chang. Gió se lạnh, lùa qua hàng cây bên đường. Tâm và cảnh dường như có sự giao cảm tương ứng nào đó, gợi lên một nỗi buồn man man, vời vợi. Đẹp, mùa thu thật đẹp.
Trang 2 / 28