Vĩnh Minh Tự Viện

Monday, Dec 23rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Giáo Phật Giáo và Đời Sống Giáo Dục Phật Giáo Có Gì Đổi Mới Hơn Thập Niên Qua ?

Giáo Dục Phật Giáo Có Gì Đổi Mới Hơn Thập Niên Qua ?

Email In PDF

Hơn thập niên qua dường như GDPG vẫn giẫm chân nếu so với đà tiến hóa của các trường đại học đẳng cấp quốc gia và đại học tầm cỡ quốc tế tại các nước phát triển trên thế giới. Dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử đặc thù.Hết sự đô hộ và nô lệ của các thế lực giặc ngoại xâm thì đến các triều đại vua chúa, hết triều đại này đến chế độ khác, nhưng lịch sử Phật giáo Việt Nam vẫn muôn đời bất diệt; vì “trang sử Việt ngời trang sử Phật.” Giáo dục Phật giáo (GDPG)  cũng không ngoài ý nghĩa ấy, nhưng trọng tâm nhất là chúng ta nên nhìn lại chặng đường lịch sử của GDPG Việt Nam để tháo gỡ những tiêu cực và những kinh nghiệm nào ưu việt để bảo trì, phát huy và sáng tạo cho nền tảng vững chắc của GDPG Việt Nam. Hơn thập niên qua, sau Hội nghị Giáo dục Phật giáo, Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam đã xuất bản tác phẩm “Giáo Dục Phật giáo trong thời hiện đại ” gồm nhiều tác giả, do Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2001.[1]  Sách này đã tổng hợp những ưu điểm trí tuệ của những vị thường trăn trở, ưu tư và lo cho sự nghiệp GDPG với những bài viết phong phú, khá đủ những tên tuổi của những vị có tâm huyết đối với tiền đồ GDPG Việt Nam. Do đó, việc tìm giải pháp nào để tháo gỡ những tiêu cực và vạch ra phương hướng nào có thể thích ứng và phù hợp cho sự phát triển GDPG chắc hẳn là trọng tâm và chủ đích của Hội nghị GDPG lần này. Để định hướng và phát triển GDPG với tiêu đích chuyển mình khởi sắc và tiến hóa trong thời hội nhập cộng đồng quốc tế, kính chúc hội nghị GDPG kỳ này được thành công tốt đẹp.

Ngưỡng bạch Chư tôn Thiền đức, Kính thưa quý Đại biểu,

Kính thưa Quý liệt vị,

Hơn thập niên qua dường như GDPG vẫn giẫm chân nếu so với đà tiến hóa của các trường đại học đẳng cấp quốc gia và đại học tầm cỡ quốc tế tại các nước phát triển trên thế giới. Nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan trong các hoạt động GDPG không những thiếu khả quan trong các Học viện Phật giáo. Bài viết này xin nêu lên một vài quan điểm thiển cận và mộ t vài kiến nghị thô thiển như sau.

“Ngoài mục đích tối hậu là giải thoát, các mục tiêu của giáo dục phải đưa vào và mang sắc thái của từng địa phương, đất nước và thời đại ”.[2] Mục tiêu các Học viện Phật giáo là đào tạo “những mẫu người mà giáo dục nhằm đào tạo phải có tiêu chuẩn ngày càng cao ”. Tuy nhiên, nhìn chung trên các lãnh vực, các Học viện Phật giáo chưa linh động “thống nhất triệt để hệ thống giáo dục” giữa các Học viện Phật giáo trong nước với nhau; “thiếu áp dụng linh hoạt giữa các pháp học và pháp hành thực tiễn” cho nên dẫn đến kết quả các pháp học xa rời thực tiễn vàthật sự thiếu sinh khí; “chưa vực dậy tiềm năng tư duy sáng tạo cho mỗi Tăng Ni ở Học viện trong việc nghiên cứu độc lập, tự tin, kiên nhẫn, bản lãnh đúng với chánh kiến.”

1. Tăng cường lực lượng giảng huấn: Giáo sư hay Giảng viên (GS/GV) tại các Học viện hiện nay vẫn còn thiếu nhiều trong các lãnh vực khoa học. Thành phần GS/GVthật  sự có chất lượng học vị Tiến sĩ và Thạc sĩ cư trú tại địa phương tuy ít nhưng lại bị phân tán đến các nơi khác, hoặc ra nước ngoài; do đó, tình trạng này có phần ảnh hưởng đến sự nghiệp GDPG ở các Học viện trong thời nay. Nhiều nguyên nhân nội tại và ngoại tạicũng như hoàn cảnh khách quan đã khiến cho một số Tăng Ni sau khi hoàn tất học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ ở hải ngoại tiếp tục lưu trú tại các nước khác. Số Tăng Ni ấy hiện lưu trú nơi tha quốc, như Mỹ, Pháp, Đức, Canada, v.v… dẫn đến tình trạng thiếu nhân sự trong ngành giáo dục đào tạo (GD-ĐT).[3]  Vậy có lẽ nên quan tâm hơn nữa đối với những Tăng Ni có đủ duyên du học tại hải ngoại, hoặc những Tăng Ni đang lưu trú tại hải ngoại. Sự quan tâm của quý ngài lãnh đạo Giáo hội ở TW và địa phương nói chung và ngành GDPG nói riêng là nguồn khích lệ lớn, là chất keo tinh thần để động viên cho các Tăng Ni sau khi hoàn tất học vị Thạc sĩ hay Tiến sĩ sẽ vững tin trở về phục vụ và cống hiến trí tuệ và chất xám cho đạo pháp và dân tộc. Đó cũng là nguồn nhân lực trí thức có trình độ và có khả năng trong nhiều lãnh vực khác nhau mà dường như bị lãng quên.

2. Tổng vụ giao lưu và liên kết: Có thể thành lập tổng vụ giao lưu và liên kết, không những với các Tăng Ni đang du học tại các đại học ở nước ngoài mà còn các Tăng Ni đang lưu trú tại hải ngoại nhằm trợ duyên cho sự nghiệp phát triển giáo dục trong nay mai, vậy có nên chăng? Lực lượng giảng dạy sẽ được nhân rộng nếu các Học viện tạo phương tiện hình thành “tổng vụ giao lưu và liên kết” như lực hút của trái đất để tạo nên chất keo gắn kết với số Tăng Ni thật sự có khả năng và trình độ chuyên môn cao, hay các GS/GV trong vùng mà họ lưu trú ở các nơi khác, hoặc trước đây đã có giảng dạy tại các Học viện để cùng nhau phát huy tiềm năng và sức mạnh của GDPG nhằm cống hiến trí tuệ và chất xám cho xã hội.

3. Quyền tự trị của GDPG: GDPG có quyền tự trị riêng nhưng không phải vì thế mà s inh tà kiến để mưu toan chia rẻ và tị hiềm,ngầm tạo ra sự mâu thuẫn và xung đột nhau. Nếu vấp phải tà kiến này sẽ đánh mất giá trị, phẩm chất và uy danh của GDPG. Nếu thi đua đào tạo và phát triển các mẫu người phẩm hạnh có chánh kiến hợp văn hóa GDPG bằng tính nhân bản vô ngã vị tha, không cố chấp và câu nệ vào ý thức hệ bè phái, phe nhóm, khéo sáng tạo nên những công trình khoa học để cống hiến cho đạo pháp và dân tộc, thì đó là việc cần làm và nên dấn thân. Trái lại, nếu tự trị không thống nhất mà có tính cách tự phát để biểu lộ đường hướng giáo dục hữu ngã tà kiến, kể cả hữu ngã trên danh nghĩa Học viện và hữu ngã khuynh loát cả đầu vào và đầu ra mà không đúng quy định của bộ GD-ĐT và quy định đã thống nhất giữa các Học viện thì kịp thời cần nên rà soát, chỉnh đốn và phán quyết để khỏi mất uy tín và thanh danh của GDPG.

4. Kiện toàn chức năng Giáo dục: Muốn kiện toàn chức năng trong hệ thống GDPG thì phải tổng nhiếp cả tầm vi mô và vĩ mô: cơ sở giáo dục hạ tầng và kiến trúc giáo dục thượng tầng. Chức năng kiến trúc giáo dục thượng tầng của cấp đại họctrong xã hội tiến hóa là đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của Tăng Ni về lãnh vực tri thức nhằm giúp họ phát huy tiềm năng vốn có của chính mình để cống hiến cho xã hội; cung ứng những chuyên gia (hoặc các Tăng Ni) có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao để góp phần tái thiết và phát triển kinh tế trong xã hội hiện đại; “khai hóa xã hội, hướng dẫn dư luận, góp ý về đường lối và chính sách của nhà nước ”, tiếp thu và sáng tạo ra kiến thức qua nghiên cứu và chuyển giao những kiến thức ấy cho xã hội.[4]

5. Nâng cấp Học viện tầm cỡ Đại học quốc gia: Các Học viện Phật giáo tại Việt Nam không như các trường đại học công và tư được nhà nước tài trợ trên nhiều lãnh vực cho nên khá đủ các chỉ tiêu giáo dục, nhưng “các tiêu chuẩn” đó lại chưa đạt chuẩn khi so với các trường đại học cấp tiến trên thế giới. Các Học viện Phật giáo hiện nay vẫn chưa được Bộ GD-ĐT chấp nhận là ngang tầm với các trường đại học của nhà nước. Dễ hiểu bởi GDPG chỉ đào tạo cho Tăng Ni như một trường đại học riêng của Phật giáo, thiếu các trang bị khoa học cần thiết của một trường đại học chuẩn của cấp độ đại học trong nước. Dĩ nhiên các đại học ở Việt Nam còn thua kém xa Thái Lan, huống gì so với các đại học ở Mỹ, Pháp, Anh,… Riêng số Tăng Ni hoàn tất cấp độ Thạc sĩ hay Tiến sĩ thì xưa nay rất hiếm và ít khi tham gia vào các trường đại học trong nước ngoại trừ cống hiến và tham gia các hoạt động trong lãnh vực tôn giáo. Như Thái Lan có Đại học Phật giáo: Mahamongkut và Mahachulalongkorn tuy chưa đạt đẳng cấp Đại học quốc tế nhưng cũng thuộc về “những viện chuyên ngành của đoàn thể quốc gia hay tổ chức quốc tế ”. Do đó, nếu các Học viện Phật giáo có nhiều phân khoa tầm cỡ như Đại học Vạn Hạnh (1964) trước kia thì có lẽ địa vị của Học viện Phật giáo càng trở nên giá trị hơn, khoa học hơn, đa dạng và phong phú hơn. Nếu các Tăng Ni Tiến sĩ tham gia giảng dạy các môn xã hội học tại các Đại học công và tư ở trong nước, và nếu sản phẩm có tỉ lệ phần trăm Tăng Ni Sinh viên tốt nghiệp với trình độ chuyên môn cao và đáp ứng những yêu cầu của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, thì bộ mặt các Học viện sẽ có thể đủ tiêu chuẩn sáp nhập vào tầm cỡ Đại học quốc gia;và “chữ ký của Viện trưởng trên các Văn bằng Đại học luôn theo sau dòng chữ ‘Thừa ủy nhiệm Bộ trưởng Giáo dục’ ”.[5]

6. Hoạch định đầu tư Tiến sĩ: Nhiệm vụ hiện nay là các Học viện Phật giáo nên hoạch định mức phát triển trong 10, hoặc 20 năm tới, bao nhiêu phần trăm Tăng Ni có học vị Tiến sĩ thật sự đủ chất lượng để giảng dạy và hướng dẫn cho các Tăng Ni theo học ở cấp độ Thạc sĩ (Master of Arts); và bao nhiêu phần trăm Tăng Ni Thạc sĩ và Tiến sĩ còn lại tham gia giảng dạy cho Tăng Ni theo học khóa Cử nhân (Bachelor of Arts), hoặc Cao Đẳng. Ngoài ra, cần lập trình để định mức đầu vào và đầu ra cho cả cấp độ Thạc sĩ, Cử nhân và Cao Đẳng để cung cấp lực lượng Giảng sư cho giáo dục cơ sở hạ tầng. Đó có lẽ là một trong những định hướng thiết thực giải tỏa số lượng Tăng Ni sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Tăng Ni sau khi Tốt nghiệp Cử nhân đòi hỏi phải thật sự có khả năng tham gia giảng huấn ở các cấp giáo dục cơ sở hạ tầng, các hoạt động Phật sự của giáo hội tại địa phương, và đáp ứng các yêu cầu và nguyện vọng cho số đông đồng bào Phật tử các giới ở nhiều lãnh vực.

7. Nỗ lực đào tạo Thạc sĩ: Để giải quyết "đầu ra‟, vì nhiều Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp chưa có đủ điều kiện hay thiện duyên xuất ngoại du học, dẫn đến kết quả tồn đọng số lượng lớn Tăng Ni Tốt nghiệp Cử nhân Phật học. Nay kính đề nghị tìm mọi phương án để mở lớp đào tào Thạc sĩ Phật học. Nên mời những Tiến sĩ, hay giáo sư Tiến sĩ thực sự có khả năng giảng dạy tại các Học viện và các trường Đại học trong nước. Về chương trình ngoại khóa, tốt hơn là nên kết hợp những Giáo sư đang lưu trú tại hải ngoại nhân công tác tại Việt Nam, linh động mời Giáo sư ấy giảng ngoại khóa để thay đổi tầm nhận thức và cập nhật thông tin ở các trường Đại học đẳng cấp thế giới và đồng thời giúp cho Tăng Ni được nhìn ra trông rộng hơn. Mặt khác, sự có mặt của giáo sư nước ngoài cũng là nguồn khích lệ lớn cho Tăng Ni nỗ lực tu học, và giúp cho đội ngũ giảng sư tại Học viện càng thêm phong phú.

8. Củng cố và phát triển giáo dục cơ sở hạ tầng: Muốn giáo dục ở hạ tầng cơ sở có nền tảng kiên cố và chất lượng, đòi hỏi sản phẩm đầu ra (Tăng Ni tốt nghiệp Cử nhân) của Học viện phải đạt chuẩn. Hơn nữa, giáo dục ở thượng tầng kiến trúc phải linh hoạt và năng động, kiên nhẫn và sáng suốt, hàm tàng phẩm chất đạo đức Phật giáo chuẩn mực, biểu tượng cho linh khí của dân tộc tính phổ quát, chế ngự quan điểm tiêu cực và tháo gỡ những gì bất cập và lỗi thời trong ngành giáo dục, từng bước vững chắc cập nhật và tiếp nhận sự tiến hóa toàn cầu: cả những trường đại học trong nước và trên thế giới mà không xa rời thực tiễn. Những Tăng Ni tốt nghiệp Cử nhân phải có trình độ thật sự, khả năng tư duy và nghiên cứu độc lập thì mới có thể đáp ứng tiêu chí và chuẩn mực cho giáo dục ở các cơ sở hạ tầng. Hoạch định tỉ lệ số Tăng Ni tốt nghiệp và định hướng tham gia vào các công tác Phật sự ở nhiều lãnh vực khác nhau tại địa phương. Cơ sở giáo dục hạ tầng có chất lượng cao và đúng theo quy định của Bộ GD-ĐT đều nhờ vào phần lớn sản phẩm đầu ra của các Học viện và của các trường đại học tầm cỡ quốc gia.

9. Tháo gỡ những thái hóa và bất cập:

a. Chất lượng và bình đẳng: Các Học viện Phật giáo phần lớn thiên về “số lượng” hơn là “chất lượng”; vì đa số khả năng các Tăng Ni tốt nghiệp rất hạn chế. Nhược điểm ấy xảy ra là do cảthầy và trò. Như  “thầy” giảng  dạy lấy lệ hoặc giảng dạy cho hết giờ, chưa tròn trách nhiệm; vì đương sự kiêm nhiều chức vụ và quá nhiều công việcnên khi đứng lớp hơi mệt mỏi; vì không có thời giờ nghiên cứu chứ không ngụ ý ám chỉ vịthầyấy không có khả năng và không có lương tâm. Còn “trò”  thiếu phẩm hạnh, dùng các dụng cụ tin học qua Mobie phone để tiêu khiển mà không chịu chú ý và tập trung… Một số những Tăng Ni sinh ban đầu tuy có nỗ lực để được trúng tuyển vào Học viện nhưng sau khi trúng tuyển thì tự mãn rồi lơ là việc tu học. Một số Tăng Ni nghỉ quá bán thời gian dự lớp, nhưng kết quả vẫn được châm chước và cuối cùng cũng được tốt nghiệp. Vậy cần xét duyệt và xử lý nghiêm minh để bảo đảm chất lượng giáo dục của Phật giáo tại các Học viện. Vấn đề này tuy tiến hành đã lâu nhưng vẫn chưa nhất quán và chưa triệt để. Tuyển sinh tiếp nhận "đầu vào‟ nên ở trình độ trung bình và trung bình khá để bảo đảm chất lượng và uy t ín tuyển sinh trong ngành GDPG.

b. Tận tâm và khoa học: Nên mời những vị thầy (Giáo sư, hoặc Giảng viên thật sự có trình độ Tiến sĩ, không vì tư tình, và không nên quá chuộng “Tiến sĩ bằng cấp”), đúng người và đúng sở trường, ít kiêm nhiệm các chức vụ khác trong giáo hội thì mới đủ thời giờ “nghiên cứu khoa học”. Những vị thầy đó có khả năng truyền đạt kiến thức rộng và sâu, nhằm vực dậy khả năng tư duy và nghiên cứu của Tăng Ni sinh có tính chất giáo dục thực tiễn, giúp cho họ có đủ kiến thức về Phật học và thế học, tự tin và có bản lĩnh trong việc nghiên cứu các ngoại ngữ (English, French) và các cổ ngữ (Pali, Sanskrit, Hoa ngữ).

Tựu trung, Giáo dục và Y tế là hai ngành tôn quý và đáng trân trọng trong xã hội ở mọi thời đại. Giáo dục Phật giáo(GDPG) không những đóng vai trò rất quan trọng một trong hai ngành đó mà trọng tâm là đầu tư phát triển con người giáo dục toàn diện nhân tính trên nền tảng vô ngã và phát triển con người văn hóa Phật giáo phổ quát dân tộc tính trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa và truyền thống văn hóa Phật giáo.Tại Ấn Độ, chói sáng nhất và đáng tôn kính nhất là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc Thầy giáo dục Phật giáo siêu việt cả pháp học và pháp hành với những lời huấn thịvi diệu của Ngài đến nay vẫn còn được bảo trì trong Tam tạng: Kinh Luật và Luận Phật giáo. Tam tạng giáo điển ấy - được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới - chỉ là “pháp học” nhưng  nếu không có “pháp  hành” đúng chánh kiến thì sẽ trở thành những giáo điều, hoặc lý thuyết suông thiếu thực tiễn. GDPG cũng vậy, nếu chỉ có đề ra khuynh hướng - pháp học - mà không ứng dụng vào thực tiễn - pháp hành - thì chắc chắn sẽ khó chuyển biến và tiến triển phù hợp với thời kỳ hội nhập cộng đồng quốc tế.

Xưa nay đã có rất nhiều vị đại đệ tử của Ngài chứng ngộ là nhờ thô ng pháp học và thực chứng pháp hành. Đó là sản phẩm ưu việt của Phật giáo. Thiết nghĩ, Tăng Ni Tiến sĩ chắc hẳn không ngoài thông lệ ấy và như thế mới thật xứng danh với GDPG ở cả hai: pháp học và pháp hành. Chặng đường GDPG hơn mười năm qua đã lắm nhiêu khê và gặp phải muôn vàn khó khăn, nhưng với trí đức của chư vị lãnh đạo trong ngành giáo dục đã kịp thời chỉ đạo sáng suốt và đúng chánh đạo. Tuy nhiên, khó khăn trước mắt của GDPG hơn mười năm qua là bộ phận thừa hành chưa triệt để tuân thủ đúng theo đường lối đó, cho nên dẫn đến những tình trạng thái quá và bất cập.

Vậy phải chăng GDPG thật sự chưa phát huy toàn diện về tinh hoa giáo điển có tính thực tiễn, chưa đáp ứng nguồn sinh lực tâm linh có tính kế thừa và sáng tạo, và chưa vực dậy những tiềm năng tư duy để phát triển con người tri thức văn hóa, nhân bản, dân tộc tính và phổ quátbình đẳng tính với tinh thần vô ngã trong thời nay?

Vâng, có lẽ chúng ta không nên chần chờ hay thụ động với các hoạt động trong ngành giáo dục như tình trạng sa sút và trì trệ trong hơn thập niên qua. Để nhìn xa, trông rộng, chúng ta càng không nên sơ suất - nhất là sau hội nghị giáo dục Phật giáo kỳ này - khiến cho ngành GDPG lại phải bị trượt dài thêm một chu kỳ thái hóa nữa mà chắc hẳnGDPG sẽ bị tụt hậu và dẫn đến hậu quả tệ hại và khó lường trong một tương lai gần.

Vấn đề này cho thấy rằng hội nghị GDPG kỳ này tổ chức đúng lúc nhằm chặn đứng những thái hóa và bất cập, kịp thời chỉnh đốn lại các chức năng phát huy tiềm lực tư duy và sáng tạo ra các công trình khoa học mới nhằm giúp cho ngành giáo dục chuyển biến và tiến hóa khởi sắc hơn.

Như một cỗ máy hay một đoàn tàu, nếu đầu tàu bị trục trặc, cỗ máy không đảm bảo cuộc hành trình dài thì kết quả bất như ý, hậu quả sẽ dẫn đến các toa tàu còn lại bị tê liệt bất động. Thành tâm kính chúc Chư tôn Thiền đức, quý Đại biểu cùng những vị khách quý thành đạt mọi sở nguyện và vô lượng cát tường.

Thích Kiên Định