Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Apr 26th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thơ - Tùy Bút

Thích Nguyên Hiền

SẮC XUÂN TẠI VĨNH MINH TỰ VIỆN

Email In PDF

Thích Nguyên Hiền

Ảnh: Minh Quang

Mùa Xuân, mùa của muôn hoa đua nở. Khí thiêng của đất trời giao hòa cùng lòng người rộn rã, tạo nên sắc xuân nhuần thắm. Hơn 30 năm ở tại Tịnh Xứ Hương Nghiêm, lần đầu tiên tôi nhìn thấy mưa xuân ngay chiều mồng 1 tết. Mưa giăng giăng làm lắng nhẹ bụi đường; mưa rải đều làm cỏ hoa đâm trồi nảy lộc, mưa lất phất làm mát dịu lòng khách du xuân. Bên thềm điện Phật, trước sảnh tổ đường, dưới giàn hoa Thùy ngữ thất, hoa ly ly nở hồng, giò phong lan điểm trắng, chậu mai trổ hết hương nhị mùa xuân, như một lần tận hiến cho nhân gian sắc màu nguyên ủy. Khách xuân nô nức lên chùa lễ Phật, ngắm những giò phong lan tuyệt đẹp. Hoa kim điệp vàng ửng một màu vàng khôn tả, hoa thủy tiên súng sính những vòi nụ trắng ngà, hoa long tu duỗi những sợi râu rồng ấn tượng, như ý thảo điểm nhẹ màu trắng tinh khôi. Những cành địa lan cũng khẳng định sức sống của mình như những giá trị bền bỉ của phong nhiêu mà đơn giản. Tím hạt sung mãn, xanh thơm quý phái, cam lửa rực hồng... Dưới Vĩnh Minh Đại Phật, cỏ xanh mơn mởn lót bước khách du xuân. Những lối sỏi gập ghềnh, đá xanh vững trải, trụ biểu uy nghiêm dưới nụ cười Di Lặc.

Cập nhật ngày Thứ sáu, 06 Tháng 3 2015 08:43

Mùa Xuân Trong Cõi Thơ Bùi Giáng

Email In PDF

Bước vào cõi thơ Bùi Giáng là bước vào cảnh rừng khuya tịch mịch, sơn cùng thủy tận. Người đứng lạc lõng nhìn khối đen mờ hỗn độn chưa biết về đâu, thì vầng trăng khuya cô tịch bỗng hé chút niềm riêng, rạng chiếu cả một thời xuân sắc

Cập nhật ngày Thứ sáu, 06 Tháng 3 2015 08:43

CÂU ĐỐI XUÂN ẤT MÙI

Email In PDF

Thích Nguyên Hiền

Cập nhật ngày Thứ ba, 24 Tháng 1 2017 15:34

TÂM SỰ CUỐI NĂM

Email In PDF

Thích Nguyên Hiền

1. Tách trà dâng thầy.

Sau khi Tôn sư viên tịch, mỗi sớm tôi thường chế trà dâng Thầy một chén cùng ba nén hương, một lư trầm. Những tưởng Thầy vẫn còn ngự ở đó, để đệ tử được thị giả, hầu trà. Thói quen ấy kéo dài, lòng vui lắm. Thế rồi một hôm được đi Hồng Kông, thấy bộ chén trà đẹp quá, dốc hết hầu bao mua cho bằng được để về chế trà cúng Thầy, bộ trà cũ đem cho. Được vài hôm, sợ ấm trà quý bị vỡ, do mấy chú không cẩn thận, nên đem cất vào tủ cho an toàn. Thế là thói quen cũ bị gián đoạn. Trong tủ có bình trà đẹp, nên tự nhiên hình thành một thói quen mới: Đi đâu cũng kiếm một bình trà đẹp mua về làm kỷ niệm, chưng trong tủ như một bộ sưu tập, ai xin cũng không cho. Từ khi cất được một căn phòng gỗ bên cạnh Tổ đường, không còn ở cạnh bàn thờ Thầy như trước, tự nhiên đệ tử với Thầy cách xa. Nhiều khi đi xa về cũng làm biếng sang Tổ đường lạy Thầy, thắp một nén nhang, thật tệ! Hôm qua dọn Tết, đích thân trụ trì lên lau chùi di ảnh Tôn sư, sửa soạn đèn nhang, chưng bày hoa quả, thấy tách trà nguội đã lâu nằm dưới bàn, mốc thếch, tự dưng cảm thấy có lỗi với Thầy. Sáng nay dậy sớm, lựa một cái chén thật đẹp, có dĩa nắp đàng hoàng, chế một bình trà thơm ngát, bưng qua đặt lên trước di ảnh Tôn sư, thắp 3 nén nhang, một nén trầm, đãnh lễ sám hối với Thầy, sám hối với lòng mình, tha thiết.

Cập nhật ngày Thứ ba, 03 Tháng 3 2015 09:53

Tìm Hiểu Về Vu Lan

Email In PDF

Thích Nguyên Hiền

Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một bài viết sơ lược trong khuôn khổ một đặc san, với những tài liệu khiêm tốn mà người viết được đọc. Hơn nữa, những trước tác của các Tổ sư qua nhiều đời về Kinh Vu-lan-bồn quá nhiều (hơn 60 loại), không thể đối chiếu hết được, chỉ xin chọn một vài tác phẩm quan trọng để dẫn chứng. Ngưỡng mong các bậc cao minh thùy từ chỉ giáo.

Cập nhật ngày Thứ năm, 31 Tháng 7 2014 12:37

Trang 3 / 16