Vĩnh Minh Tự Viện

Saturday, Nov 23rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Lịch Sử

Cưu Ma La Thập-Kumarajiva

Email In PDF

Về dịch thuật, La Thập là một trong bốn dịch giả lớn nhất của sự thành tựu Đại tạng Hán văn mà ai cùng biết. Nhưng ảnh hưởng của La Thập không chỉ qua các bản dịch mang tên La Thập mà quan trọng hơn là qua công tác dịch thuật của mình, La Thập đã định lại toàn diện ngôn ngữ Hán Phật.

Cưu Ma La Thập không chỉ là một nhà phiên dịch kinh tạng từ Phạn ngữ qua Hán ngữ mà chúng ta nên biết ngài còn là một nhà đại truyền giáo đã làm thay đổi cả diện mạo Phật giáo của các quốc gia sử dụng tam tạng Hán ngữ. Công việc thuần túy dịch thuật chỉ là một phần sự nghiệp của La Thập. Sự nghiệp lớn của ngài là việc đặt lại cả cơ cấu Hán ngữ trong Phật học.

Cập nhật ngày Thứ năm, 21 Tháng 6 2012 16:04

Liên Tông Đệ Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư

Email In PDF

Thiện Đạo Đại Sư, người đời nhà Đường, chưa am tường được xuất xứ. Trong niên hiệu Trinh Quán, nhân thấy bài văn Tịnh độ Cửu Phẩm Đạo Tràng của Đạo Xước Thiền Sư ở Tây Hà, ngài rất mừng bảo: "Đây mới thật là cửa mầu đi vào cảnh Phật. Tu các hạnh nghiệp khác xa vời quanh quất khó thành, duy pháp môn này mau thoát sanh tử!.

Cập nhật ngày Thứ năm, 21 Tháng 6 2012 15:48

Liên Tông Đệ Nhất Tổ Huệ Viễn Đại Sư

Email In PDF

Huệ Viễn đại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sanh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn. Cả song thân đều khuyết danh.

Cập nhật ngày Thứ năm, 21 Tháng 6 2012 15:45

Tôn Giả La Hầu La (Mật Hạnh Đệ Nhất)

Email In PDF

Tôn Giả La Hầu La (Mật Hạnh Đệ Nhất) Phần I

1.- CẬU BÉ HẠNH PHÚC NHẤT THẾ GIAN:

Khi chưa xuất gia, Phật vốn là vị thái tử của thành Ca Tì La Vệ (Kapilavastu - Kapilavatthu). Thái tử đã cưới công chúa nước Câu Lị (Koliya) là Da Du Đà La (Yasodara) làm vợ. Thái tử và công chúa đồng tuổi. Năm mười chín tuổi, công chúa sinh hoàng tôn La Hầu La. Thái tử vui mừng lắm, nhưng không phải là niềm vui thông thường của người đời khi sinh con. Nguyên vì trước đó, đã mấy lần thái tử xin phép phụ vương Tịnh Phạn (Suddhodana) đi xuất gia học đạo, đều không được chấp thuận, nhưng đức vua có hứa, nếu khi nào thái tử sinh được vương tôn thì ngài sẽ cho phép xuất gia. Bây giờ thì vương tôn La Hầu La đã ra đời, nguyện vọng xuất gia của thái tử chắc là thực hiện được; bởi vậy thái không vui mừng sao được!

Cập nhật ngày Thứ ba, 19 Tháng 6 2012 08:46

Tôn Giả A Nan (Đa Văn Đệ Nhất)

Email In PDF

Tôn Giả A Nan (Đa Văn Đệ Nhất) Phần I

1.- NHÂN DUYÊN XUẤT GIA:

Khi cầm bút viết về cuộc đời tôn giả A Nan, tự nhiên tôi nhớ đến lời của đức Bồ Tát Văn Thù (Manjusri) khen ngợi tôn giả:

“Dung mạo sáng đẹp như trăng trung thu,

Đôi mắt cười hiền như sen mới nở,

Phật pháp bao la như biển cả,

Đều chảy hết vào tâm A Nan".

Cập nhật ngày Thứ bảy, 16 Tháng 6 2012 16:25

Tôn Giả Ưu Ba Ly (Trì Giới Đệ Nhất)

Email In PDF

Tôn Giả ƯU Ba Ly (Trì Giới Đệ Nhất) Phần I

1.- XUẤT THÂN TỪ GIAI CẤP NÔ LỆ:

Theo luật lệ khắc nghiệt về giai cấp của xã hội Ấn Độ thời Phật tại thế, việc tôn giả Ưu Ba Li được liệt vào một trong mười vị đệ tử thượng thủ của Phật không phải là một việc bình thường!

Ưu Ba Li nguyên xuất thân từ chủng tộc Thủ đà la, tức giai cấp nô lệ, hạ tiện. Từ lúc mới sinh ra, những người thuộc giai cấp này đã bị xã hội kì thị, coi như phân rác, không thèm ngó tới. Trên đường đi, nếu gặp những người của hai giai cấp Bà la môn và Sát đế lị thì họ phải quì nép bên lề, nhường đường cho người kia đi qua; nếu lén nhìn trộm những người kia thì họ liền bị móc mắt; nếu biện bạch tự bào chữa thì liền bị cắt lưỡi. Suốt đời họ chỉ được làm nô lệ cho các giai cấp trên. Thân phận của Ưu Ba Li buồn thảm, đáng thương là vậy! Chàng chỉ có một nguồn an ủi duy nhất, đó là tình yêu thương vô bờ của cha mẹ!

Cập nhật ngày Thứ hai, 04 Tháng 6 2012 11:00

Trang 4 / 8