Những ai thích một mình chiến đấu chống lại khác vọng của mình trong cảnh tịch mịch vắng vẻ, hoàn toàn được tự do làm theo ý mình. Chư tỳ kheo sống ẩn dật là những gương lành đáng được kính nể. Đối với hạng người biết tri túc, trạng thái cô đơn là một nguồn hạnh phúc. Còn vị nào muốn chiến đấu với những vấn đề khó khăn của đời để cố gắng tạo nên một thế gian hữu hạnh, trong ấy con người có thể sống như một công dân lý tưởng, thanh bình và hòa hợp, cũng có thể nhận lãnh trách nhiệm, dấn thân trên con đường gian truân ấy.
Con người sinh ra không phải để phục vụ Phật giáo. Nhưng Phật giáo được thành lập để phục vụ con người. ”- đoạn này người viết xin mượn lời của Đức Phật dạy hàng đệ tử trong quyển sách “ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP” do Phạm Kim Khánh dịch để làm rõ lý tưởng và mục đích của một bật xuất trần thượng sĩ phi tích cao tăng. Con đường Đức Phật cùng thánh chúng đã đi luôn mang lại khác vọng giải thoát cho mỗi chúng sanh, dù đó là thiện hay ác tri thức, dù đó là tầng lớp nào của xã hội và loài nào trong tam thiên đại thiên thế giới này.
Đức Phật là người đã giác ngộ niềm tin cho chính Ngài rồi sau đó lấy sự chứng đắc ra giáo dục cho hàng đệ tử, nhưng con đường Ngài đi không hề đơn giản… và cho đến tận ngày hôm nay đã hơn 25 thế kỷ duy chỉ có Ngài mới được xưng Tôn trong trời người. Phàm là người con Phật chân chính hẳn nhiên phải ngẫm lại những gì mà Đấng Từ Phụ đã làm, nghĩa là phải noi theo dấu chân Ngài bước đi, phải tu theo những gì Ngài có được và phải làm theo những gì Ngài đã làm cho muôn loại để tiếp nối sự trường tồn của Phật pháp.
Người xuất gia học Phật, thân không hằng ngày phụng dưỡng mẹ cha, chí chưa đền ơn Tổ quốc, nương tựa cửa thiền chỉ mong sớm kệ chiều kinh, ăn vừa đủ no, mặc không quá ấm, chấp lao phục dịch không để uổng phí thời gian. Vì thế, kẻ xuất trần phải rạng bày dấu chân tam Tổ, hoằng dương tông chỉ Phật gia, tinh cần từ ái, không hơn thua tranh giành nọ kia, để xứng đáng là người Thích tử thiền môn và là nơi nương tựa tinh thần cho bốn chúng. Tự nghĩ mỗi việc làm, mỗi lời nói cho đến mọi ý nghĩ đều là những sức mạnh gieo vào bầu không khí của pháp giới duyên sinh. Do đó, “ Tâm ư trung xuất hình ư xuất hình ư ngoại ” bản chất người tu chân chính sẽ hiển lộ tất cả những đặt tính cần thiết để làm bực gương mẫu của bốn chúng. Tất cả người con Phật phải thấy ngọn lửa bừng cháy trong tâm của Đức Phật, Ngài không chỉ chuyên cần về sự phát triển tri thức mà Ngài còn đặt biệt chú trọng về sự phát triển nhân cách nữa, nên những lời Ngài giáo huấn cho hàng đệ tử không ngừng quan tâm nhắc nhỡ hàng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni phải nổ lực đoạn trừ tham ái vì nó là nguyên nhân khổ đau. Đồng thời, Đức Phật còn huấn thị cho hàng đệ tử phải đối xử tế nhị chân chính đối với cuộc đời, vì sự thiện cảm của quần chúng là điều quan trọng đối với việc truyền bá chánh pháp.
Như vậy, những phẩm hạnh mà một người xuất gia cần có để áp dụng được cho công việc hoằng giáo và hộ giáo khi mà nhân loại đang trên đà khủng hoảng về đạo đức, trong xã hội tuy chung sống với nhau nhưng ngày một thiếu vắng tình người. Trong bối cảnh xã hội ấy, những giá trị nhân bản đạo đức của Phật giáo cần phải được vận dụng để làm dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng tinh thần nhân loại hướng đến mục đích hoàn thiện phẩm chất con người. Trong kinh Đức Phật có dạy rằng “ Tam giới vô an du như hỏa trạch ” ngọn lửa tham dục đã thiêu rụi tâm hồn con người trong mê muội, điên đảo nên các giá trị tâm linh đang ngày càng bị phá sản bởi các vật dục bên ngoài, con người đã mất tự chủ do đó sẽ dẫn đến tha hóa và biến chất. Do đó, hình ảnh của hạnh đầu đà là bóng dáng của hạnh phúc cho muôn người, mặt cho nắng mưa qua lại, thu đổi xuân tàn nhưng vì cơ duyên Phật pháp nên không ngại chí trần, con đường mà người xuất gia đi qua phải là con đường đem đến sự an lạc cho muôn dân:
Một bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa,
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.
Hàng xuất gia không đòi hỏi những vật dụng cá nhân quá nhiều vì những thứ ấy chỉ là phương tiện vừa đủ cho cuộc sống phạm hạnh thanh bạch, không mang tính chất hưởng thụ như Đức Phật đã dạy hàng Tỳ kheo với những lời chứa đựng sự tinh vi như sau:
“ Có hai cực đoan, này các tỳ kheo, mà người xuất gia không nên hành trì. Đó là hai cực đoan nào? Một mặt đắm mình vào dục lạc, thấp kém, tầm thường, hạ liệt không xứng đáng bực thánh, không ích lợi. mặt khác chuyên tâm khổ hạnh ép xác, gây khổ đau, không xứng đáng bật thánh và cũng không ích lợi ”.
Người xuất gia còn phải tuân thủ phương châm “tam thường bất túc”, nghĩa là ba sự ăn, mặc và ngủ không được quá thừa thải, sung túc. Bởi vì, nếu sự hưởng thụ vật chất quá sung mãn thì dễ làm cho tinh thần người ta trở nên nhu nhược, chậm lụt. Nói như thế không có nghĩa là đạo Phật chủ trương trở về cuộc sống lạc hậu. Phật giáo không bao giờ phủ nhận những giá trị của các phương tiện văn minh vật chất, vì cuộc sống con người cần phải được ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ những nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, cái gì thái quá cũng đều không hay. Phật giáo không chủ trương con người phải sống nghèo đói, thiếu thốn, mà chỉ cổ vũ tinh thần tri túc, tiết kiệm, vừa mức trung bình. Người xuất gia có thể nhận sự cúng dường, nhưng không được tham cầu sự cúng dường. Không nên dụng công vì danh vọng, địa vị, mà cần phải có tinh thần thay thế chúng sanh chịu khổ và phải có tâm bình đẳng cứu giúp tất cả chúng sanh, nếu chỉ nương dựa vào Phật hầu có được miếng cơm manh áo thì chắc chắn sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác.
Hơn nữa, người xuất gia phải có bổn phận giữ gìn giới luật nhằm hướng cuộc sống của mình đến chỗ hoàn thiện, là hướng đến giải thoát và giác ngộ, và Ðức Phật dạy: "Sau khi ta diệt độ, các ông phải coi Giới luật là bậc Thầy sáng suốt, cũng như Phật còn tại thế không khác". Bởi vậy, nếu chúng ta có tâm giữ gìn được Chánh Pháp của Ðức Như Lai để làm lợi ích cho tất cả mọi người, mọi chúng sinh, thì trước hết phải giữ gìn giới luật của Ðức Phật, vì giới luật có tồn tại ở thế gian thì mới có thể làm nền móng cho Chánh Pháp được tồn tại. Việc tuân thủ giới luật rất quan trọng, có ích về khía cạnh đạo lí thế gian và cả khía cạnh cơ sở của một cuộc đời hành đạo xuất thế. Nhưng, vi phạm giới không làm ngăn cản bước đường tu đạo, với điều kiện là hành giả phải thật sự ăn năn hối lỗi, nguyện không tái phạm và tuyệt đối giữ vững niềm tin nơi Phật pháp. Nếu mất lòng tin và quên những lời khuyến khích của chư vị Tổ sư thì Đạo không thể nào thành.
Tiến xa hơn, nhằm mục đích mở rộng phạm vi giao lưu từ cá nhân đến đoàn thể xã hội và quốc gia, cá nhân người xuất gia phải tôn kính những người hiền lương, đức hạnh, những vị pháp sư, quý nhân và quốc vương. Đó là những nguyên tắc sống rất nhân bản, rất đời thường và rất dễ thực hiện, ai cũng có thể vận dụng để hoàn thiện phẩm giá của chính mình và góp phần tạo dựng một cộng đồng nhân loại hòa bình, an lạc, lý tưởng không riêng gì cho đệ tử của Phật mà là cho tất cả mọi hạng người, không riêng gì cho thời đại Đức Phật mà là cho tất cả mọi thời đại, nhất là trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay.
Chúng ta thấy đây là một hướng đi căn bản của người Thích tử và làm niềm tin phấn đấu cụ thể, không có gì là viễn vông xa vời. Đức Phật và hằng bao thế hệ đệ tử đắc đạo của Ngài chứng tỏ con người Sa môn mẫu mực hoàn thiện đó không phải là một cấu trúc không tưởng mà đã là, đang là, sẽ là những con người sống, thực tại nếu biết cố gắng phấn đấu theo con đường mà Đức Phật đã vạch ra.
Giá trị bất hủ của đạo Phật chính là ở chỗ nó vạch ra con đường cụ thể giúp cho mỗi người xuất gia trở thành con người hoàn thiện, sống hạnh phúc và tự do, con người mẫu mực về trí tuệ và tình thương rộng lớn. Đức Phật để lại chúng ta một bức thông điệp kêu gọi mọi người hãy phấn đấu để trở thành những con người sống có ý nghĩa nhất.
Ở thời đại chúng ta đang sống, nhân loại trong thời đại này đã và đang đi những bước khổng lồ về tương lai, nên chúng ta phải xây dựng hình ảnh cho mình như thế nào để đạo Phật xuất hiện trên thế giới luôn song hành cùng nhu cầu của nhân loại, để tạo dựng nên một sức sống rào rạt trong huyết quản chúng sanh. Một nhận định, một niềm tin, một sức phấn đấu của chúng ta là để tự thực hiện và để xây dựng một đời sống an lành chung cho mọi người: đó là những gì căn bản và cốt yếu của đạo Phật mà bản thân người xuất gia phải thực hiện.
Kiến Tràng
Con người sinh ra không phải để phục vụ Phật giáo. Nhưng Phật giáo được thành lập để phục vụ con người. ”- đoạn này người viết xin mượn lời của Đức Phật dạy hàng đệ tử trong quyển sách “ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP” do Phạm Kim Khánh dịch để làm rõ lý tưởng và mục đích của một bật xuất trần thượng sĩ phi tích cao tăng. Con đường Đức Phật cùng thánh chúng đã đi luôn mang lại khác vọng giải thoát cho mỗi chúng sanh, dù đó là thiện hay ác tri thức, dù đó là tầng lớp nào của xã hội và loài nào trong tam thiên đại thiên thế giới này.
Đức Phật là người đã giác ngộ niềm tin cho chính Ngài rồi sau đó lấy sự chứng đắc ra giáo dục cho hàng đệ tử, nhưng con đường Ngài đi không hề đơn giản… và cho đến tận ngày hôm nay đã hơn 25 thế kỷ duy chỉ có Ngài mới được xưng Tôn trong trời người. Phàm là người con Phật chân chính hẳn nhiên phải ngẫm lại những gì mà Đấng Từ Phụ đã làm, nghĩa là phải noi theo dấu chân Ngài bước đi, phải tu theo những gì Ngài có được và phải làm theo những gì Ngài đã làm cho muôn loại để tiếp nối sự trường tồn của Phật pháp.
Người xuất gia học Phật, thân không hằng ngày phụng dưỡng mẹ cha, chí chưa đền ơn Tổ quốc, nương tựa cửa thiền chỉ mong sớm kệ chiều kinh, ăn vừa đủ no, mặc không quá ấm, chấp lao phục dịch không để uổng phí thời gian. Vì thế, kẻ xuất trần phải rạng bày dấu chân tam Tổ, hoằng dương tông chỉ Phật gia, tinh cần từ ái, không hơn thua tranh giành nọ kia, để xứng đáng là người Thích tử thiền môn và là nơi nương tựa tinh thần cho bốn chúng. Tự nghĩ mỗi việc làm, mỗi lời nói cho đến mọi ý nghĩ đều là những sức mạnh gieo vào bầu không khí của pháp giới duyên sinh. Do đó, “ Tâm ư trung xuất hình ư xuất hình ư ngoại ” bản chất người tu chân chính sẽ hiển lộ tất cả những đặt tính cần thiết để làm bực gương mẫu của bốn chúng. Tất cả người con Phật phải thấy ngọn lửa bừng cháy trong tâm của Đức Phật, Ngài không chỉ chuyên cần về sự phát triển tri thức mà Ngài còn đặt biệt chú trọng về sự phát triển nhân cách nữa, nên những lời Ngài giáo huấn cho hàng đệ tử không ngừng quan tâm nhắc nhỡ hàng Tỳ kheo và Tỳ kheo ni phải nổ lực đoạn trừ tham ái vì nó là nguyên nhân khổ đau. Đồng thời, Đức Phật còn huấn thị cho hàng đệ tử phải đối xử tế nhị chân chính đối với cuộc đời, vì sự thiện cảm của quần chúng là điều quan trọng đối với việc truyền bá chánh pháp.
Như vậy, những phẩm hạnh mà một người xuất gia cần có để áp dụng được cho công việc hoằng giáo và hộ giáo khi mà nhân loại đang trên đà khủng hoảng về đạo đức, trong xã hội tuy chung sống với nhau nhưng ngày một thiếu vắng tình người. Trong bối cảnh xã hội ấy, những giá trị nhân bản đạo đức của Phật giáo cần phải được vận dụng để làm dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng tinh thần nhân loại hướng đến mục đích hoàn thiện phẩm chất con người. Trong kinh Đức Phật có dạy rằng “ Tam giới vô an du như hỏa trạch ” ngọn lửa tham dục đã thiêu rụi tâm hồn con người trong mê muội, điên đảo nên các giá trị tâm linh đang ngày càng bị phá sản bởi các vật dục bên ngoài, con người đã mất tự chủ do đó sẽ dẫn đến tha hóa và biến chất. Do đó, hình ảnh của hạnh đầu đà là bóng dáng của hạnh phúc cho muôn người, mặt cho nắng mưa qua lại, thu đổi xuân tàn nhưng vì cơ duyên Phật pháp nên không ngại chí trần, con đường mà người xuất gia đi qua phải là con đường đem đến sự an lạc cho muôn dân:
Một bát cơm ngàn nhà,
Thân chơi muôn dặm xa,
Mắt xanh xem người thế,
Mây trắng hỏi đường qua.
Hàng xuất gia không đòi hỏi những vật dụng cá nhân quá nhiều vì những thứ ấy chỉ là phương tiện vừa đủ cho cuộc sống phạm hạnh thanh bạch, không mang tính chất hưởng thụ như Đức Phật đã dạy hàng Tỳ kheo với những lời chứa đựng sự tinh vi như sau:
“ Có hai cực đoan, này các tỳ kheo, mà người xuất gia không nên hành trì. Đó là hai cực đoan nào? Một mặt đắm mình vào dục lạc, thấp kém, tầm thường, hạ liệt không xứng đáng bực thánh, không ích lợi. mặt khác chuyên tâm khổ hạnh ép xác, gây khổ đau, không xứng đáng bật thánh và cũng không ích lợi ”.
Người xuất gia còn phải tuân thủ phương châm “tam thường bất túc”, nghĩa là ba sự ăn, mặc và ngủ không được quá thừa thải, sung túc. Bởi vì, nếu sự hưởng thụ vật chất quá sung mãn thì dễ làm cho tinh thần người ta trở nên nhu nhược, chậm lụt. Nói như thế không có nghĩa là đạo Phật chủ trương trở về cuộc sống lạc hậu. Phật giáo không bao giờ phủ nhận những giá trị của các phương tiện văn minh vật chất, vì cuộc sống con người cần phải được ăn ngon, mặc đẹp, hưởng thụ những nhu cầu cần thiết. Tuy nhiên, cái gì thái quá cũng đều không hay. Phật giáo không chủ trương con người phải sống nghèo đói, thiếu thốn, mà chỉ cổ vũ tinh thần tri túc, tiết kiệm, vừa mức trung bình. Người xuất gia có thể nhận sự cúng dường, nhưng không được tham cầu sự cúng dường. Không nên dụng công vì danh vọng, địa vị, mà cần phải có tinh thần thay thế chúng sanh chịu khổ và phải có tâm bình đẳng cứu giúp tất cả chúng sanh, nếu chỉ nương dựa vào Phật hầu có được miếng cơm manh áo thì chắc chắn sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác.
Hơn nữa, người xuất gia phải có bổn phận giữ gìn giới luật nhằm hướng cuộc sống của mình đến chỗ hoàn thiện, là hướng đến giải thoát và giác ngộ, và Ðức Phật dạy: "Sau khi ta diệt độ, các ông phải coi Giới luật là bậc Thầy sáng suốt, cũng như Phật còn tại thế không khác". Bởi vậy, nếu chúng ta có tâm giữ gìn được Chánh Pháp của Ðức Như Lai để làm lợi ích cho tất cả mọi người, mọi chúng sinh, thì trước hết phải giữ gìn giới luật của Ðức Phật, vì giới luật có tồn tại ở thế gian thì mới có thể làm nền móng cho Chánh Pháp được tồn tại. Việc tuân thủ giới luật rất quan trọng, có ích về khía cạnh đạo lí thế gian và cả khía cạnh cơ sở của một cuộc đời hành đạo xuất thế. Nhưng, vi phạm giới không làm ngăn cản bước đường tu đạo, với điều kiện là hành giả phải thật sự ăn năn hối lỗi, nguyện không tái phạm và tuyệt đối giữ vững niềm tin nơi Phật pháp. Nếu mất lòng tin và quên những lời khuyến khích của chư vị Tổ sư thì Đạo không thể nào thành.
Tiến xa hơn, nhằm mục đích mở rộng phạm vi giao lưu từ cá nhân đến đoàn thể xã hội và quốc gia, cá nhân người xuất gia phải tôn kính những người hiền lương, đức hạnh, những vị pháp sư, quý nhân và quốc vương. Đó là những nguyên tắc sống rất nhân bản, rất đời thường và rất dễ thực hiện, ai cũng có thể vận dụng để hoàn thiện phẩm giá của chính mình và góp phần tạo dựng một cộng đồng nhân loại hòa bình, an lạc, lý tưởng không riêng gì cho đệ tử của Phật mà là cho tất cả mọi hạng người, không riêng gì cho thời đại Đức Phật mà là cho tất cả mọi thời đại, nhất là trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay.
Chúng ta thấy đây là một hướng đi căn bản của người Thích tử và làm niềm tin phấn đấu cụ thể, không có gì là viễn vông xa vời. Đức Phật và hằng bao thế hệ đệ tử đắc đạo của Ngài chứng tỏ con người Sa môn mẫu mực hoàn thiện đó không phải là một cấu trúc không tưởng mà đã là, đang là, sẽ là những con người sống, thực tại nếu biết cố gắng phấn đấu theo con đường mà Đức Phật đã vạch ra.
Giá trị bất hủ của đạo Phật chính là ở chỗ nó vạch ra con đường cụ thể giúp cho mỗi người xuất gia trở thành con người hoàn thiện, sống hạnh phúc và tự do, con người mẫu mực về trí tuệ và tình thương rộng lớn. Đức Phật để lại chúng ta một bức thông điệp kêu gọi mọi người hãy phấn đấu để trở thành những con người sống có ý nghĩa nhất.
Ở thời đại chúng ta đang sống, nhân loại trong thời đại này đã và đang đi những bước khổng lồ về tương lai, nên chúng ta phải xây dựng hình ảnh cho mình như thế nào để đạo Phật xuất hiện trên thế giới luôn song hành cùng nhu cầu của nhân loại, để tạo dựng nên một sức sống rào rạt trong huyết quản chúng sanh. Một nhận định, một niềm tin, một sức phấn đấu của chúng ta là để tự thực hiện và để xây dựng một đời sống an lành chung cho mọi người: đó là những gì căn bản và cốt yếu của đạo Phật mà bản thân người xuất gia phải thực hiện.
- Phật Giáo Chung Tay Tiếp Sức Những Ước Mơ
- Ba Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo
- Thắp Nến Tri Ân Và Hóa Trang ''Vườn Cổ Tích Phật Giáo''
- Chìa Khóa Cho Thành Công
- Nhẫn Và Chịu Đựng
- Tại Sao Ta Thất Bại ?
- Viết Cho Con
- Mùa Hè Của Tôi
- Người Huynh Trưởng GĐPT Với Đạo Pháp & Dân Tộc
- Khóa Tu Tại THiền Viên Trúc Lâm Tây Thiên
- Ký Ức Không Quên Về Trại Hè Chùa Trúc Lâm Thanh Lương
- Chương Trình Tủ Sách Hạt Vừng