Vĩnh Minh Tự Viện

Saturday, Nov 23rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Văn Hóa - Văn Học - Nghệ Thuật Truyện Áo Dài Của Ba

Áo Dài Của Ba

Email In PDF

Nhỏ Hằng năm nay vào lớp 10. Tội nghiệp con nhỏ, cả tuần nay cứ ở trong phòng đóng cửa lại khóc sưng cả mắt chỉ vì không có áo dài đồng phục cùng chúng bạn. Hoàng và Dung ba mẹ của Hằng thấy con buồn khóc cũng đau lòng lắm, nhưng biết làm sao, mượn đâu ra tiền bây giờ? Người ta thấy gia đình Hoàng nghèo, họ đâu muốn cho mượn.

Nhưng Hoàng vốn là người tự trọng không muốn người khác phiền lòng vì gia đình mình nên đành phải hẹn lần hẹn hồi với con. Mà cho tới bữa nay Hằng cũng chưa có áo dài để đi học.

 

Phải chi ngày xưa mẹ Hoàng không ra đi sớm thì Hoàng đâu có đạp xích lô cực khổ như bây giờ. Đời Hoàng bất hạn, mồ côi cha từ nhỏ, mẹ Hoàng góa bụa nuôi con. Bà tảo tần, vất vả chạy đôn, chạy đáo nuôi Hoàng ăn học. Đến khi Hoàng vào đại học, nhận được tin như sét đánh bên tai , bầu trời như đảo lộn, đất dưới chân Hoàng dường như sụp đỗ. Ôi! Mẹ Hoàng đã bao năm khổ nhọc lo cho con ăn học, để bà được nhìn thấy con mình trưởng thành có sự nghiệp trong đời; cho đời Hoàng đỡ vất vả, sung sướng hơn. Thế mà, nguyện vọng chưa thành, cơn đau tim quái ác đã cướp đi mạng sống của bà. Từ đó Hoàng bỏ học về làm thuê, cuốc mướn, sống qua ngày. Hoàng đã gặp Dung một con người cảm thông cho hoàn cảnh của Hoàng.

Thời gian mau thiệt, mới đó mà đã mười sáu năm. Từ khi bé Hằng ra đời, vợ chồng Hoàng nhín nhịn, chắt chiu để lo cho con ăn học, Hoàng muốn rằng dù đời Hoàng có cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải lo cho con ăn học đến nơi đến chốn, để tương lai Hằng sung sướng, sáng lạng hơn. Chứ đời Hoàng đã khổ nhọc vất vả lắm rồi. Hoàng không muốn nhìn thấy con mình phải dẫm lên dấu mòn của đời mình nữa.

Hoàng trông thấy con buồn khổ vì không có áo dài đi học lòng Hoàng quặn thắt. Suy nghĩ một hồi, Hoàng lấy xe đạp lên phố, trưa lại về với xấp vải trắng trên tay. Hằng trông thấy vui mừng nhảy nhót. Nhìn thấy con vui Hoàng quên hết những say sẫm mệt nhọc. Dung nhìn chồng với ánh mắt ngạc nhiên nhưng khi biết chồng đã bán máu lấy tiền mua vải may áo cho con. Hai tiếng bán máu làm Dung giật bắn người. Nàng ôm chồng nước mắt chảy dài, thầm gọi trong tiếng nấc nghẹn ngào: Hằng ơi! Con đâu biết rằng chiếc áo dài trắng con mặc tung tăng bay trong gió nó đã nhuộm đầy máu của ba con.

*****
Lời Bình

Em ạ! Cha mẹ không bán máu để nuôi đời em nhưng em đã gián tiếp lấy đi biết bao nhiêu máu của người. Bát canh ở trước mặt em đang bốc khói nhút đó là những mồ hôi nước mắt của người tạo thành đấy em. Mà mồ hôi nước mắt từ máu mà ra. Thân thể của em cao lớn ngần ấy là em đã lấy đi biết bao sinh lực khí huyết của người. Anh còn nhớ có một lần trong cơn thập tử nhất sinh. Con đau dường như xé nát thân thể của người, thế mà người đâu có màng đến cái đau đớn tim gan ấy. Người chỉ nghĩ đến đời ta: “ Ôi con tôi1 Tôi mất rồi ai sẽ lo cho nó? Đời con rồi sẽ ra sao con ơi! ”.


Anh nghĩ đến ngày mà em và anh phải đội chiếc khăn tang tiễn đưa người đến giữa rừng hoang vắng ngủ giấc ngủ ngàn thu. Anh cố xua đuổi những ý tưởng  ấy đi, anh không muốn! Ngàn vạn lần anh không muốn giáp mặt với đau thương mất mát quá lớn trong đời như thế. Nhưng em ơi! Dù muốn hay không nhịp thời gian vẫn gõ, gõ đều trên thân thể người. Ta đâu thể nào chặn đứng được quy luật tạo hóa trẻ em. Rồi mai nay, anh và em phải chấp nhận sự ra đi thầm lặng của người. Anh biết rằng, anh em mình đớn đau, ràng rụa qua dòng nước mắt lúc biệt ly, cũng như ai đó đã từng đớn đau sầu khổ khi mất đi hình bóng người.

Nhìn chiếc xe tang lăn bánh cuốn bụi đường

Con cảm thấy một khoảng đời trống vắng

Con muốn gào lên nhưng không thốt đặng

Muốn thốt lên mà miệng chẳng ra lời

Vì giờ đây nhịp thở đã mòn hơi

Vì mạch máu trong tim con đã vỡ

Vì đất đá xung quanh đều sập lỡ

Khi sáu mảnh ván vô tình đã khép kín bóng từ thân.

Có những người khi cha mẹ còn sống, họ chẳng ngó ngàng, phụng dưỡng, báo ân. Đến khi cha mẹ họ qua đời thì họ lại khóc than kể lễ, làm đám tiệc linh đình thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Anh mong em khi người còn đó , người còn bằng gân bằng thịt trước mắt em đó hãy quỳ lạy, phụng dưỡng, báo ân. Nếu mai này, người có ra đi chăng nữa, cũng không đau khổ, tiếc nuối mà thẹn với lòng vì em không tròn bổn phận của người con.

Sưu Tầm