Vĩnh Minh Tự Viện

Saturday, May 18th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Văn Hóa - Văn Học - Nghệ Thuật Truyện Qủa Báo Trước Mắt

Qủa Báo Trước Mắt

Email In PDF

Nơi thôn làng nghèo nọ, cứ mỗi sáng người ta lại thấy cụ già mang chiếc rìu đi, trưa lại về với vác củi trên vai.

Một hôm, cụ vác củi về nửa đường gặp chàng thanh niên tốt bụng, thấy cụ già gầy yếu phải vác củi nặng trên vai nên anh lại vác hộ cho cụ. Vừa đi hai người vừa nói chuyện.

Anh hỏi: Thưa cụ! Chứ con cháu cụ đâu mà để cụ đi như vầy? Cụ đã già lớn, lỡ sẩy chân thì khổ. Hay cụ chỉ sống một mình?

Hơi ngắn hơi dài, cụ già trả lời: Lão có con cháu chứ. Nhưng chính chúng nó bắt lão đi thế này đấy, cháu ạ!

Chàng thanh niên lại hỏi: Con cháu cụ làm gì, sao họ không đi?

Vẻ mặt cụ già buồn buồn, mắt nhìn về phía chân trời xa xăm, chậm rãi nói:

Âu cũng là quả báo trước mắt đấy cháu. Ngày nào mà lão không vô rừng lấy củi, không gánh nước cho vợ chồng thằng con trai của lão thì ngày đó lão không có cơm ăn. Chúng còn đánh, hất hủi lão và dùng những lời của người chủ đối với người đầy tớ nữa. Bấy lâu nay không khi nào chúng dùng tình con – cha đối với lão.

Gẫm lại, lão không trách móc gì con trai của lão cả. Người mà đáng trách móc, đáng quyền rủa lại là lão chứ không ai khác. Bởi ngày xưa, chính lão đã hành hạ, bỏ đói song thân của lão nên ngày nay con lão đối xử với lão như vậy cũng phải thôi. Ngày xưa, lão đã gieo nhân không lành thì giờ đây, lão phải thu những thành quả không tốt. Nhưng lão chỉ lo một điều là sau này con lão cũng phải chịu cháu lão báo đáp lại như vậy.

*****

Lời Bình.

Khi anh kể lại chuyện này cho em nghe thì cụ già đã hóa ra người thiên cổ. Anh thành kính chắp đôi tay lại cúi đầu lạy cụ ta. Cụ đã để lại một bài học vô giá cho anh, cho em và cho bao người phải sống sao cho đúng với bổn phận của mình.

Em ạ! Cha mẹ sinh ta ra, cả đời khổ nhọc vất vả vì ta. Khi mới ra đời, nhiều khi ta đi đại, đi tiểu trên than thể của người mà người đâu có trách móc phiền hà gì ta. Người cõng ta trên vai, tay ta tinh nghịch, ta vò, ta bức tóc người mà người vẫn cười thật tươi. Những lúc ta khóc và đòi người phải làm bò, làm ngựa để ta cưỡi trên lưng, nhìn ta vui cười là người hạnh phúc lắm rồi.

Nhưng than ôi! Sao mà phủ phàng lắm thay! Có nhiều người khi cha mẹ già yếu, họ coi như của nợ phải đeo mang. Họ chia nhau từng ngày, từng tháng. “Tao ba tháng, mầy ba tháng, thằng kia ba tháng… ”. Họ mong mỏi, họ cầu nguyện cho cha mẹ mau quy thiên để họ được thảnh thơi.

Ôi đau dớn thay! Cả cuộc đời hy sinh khổ nhọc vì con để đến khi gối mỏi, chon chân, mắt mờ tai điếc, người được sự báo đáp tệ bạc như thế.

Sưu Tầm