Vĩnh Minh Tự Viện

Tuesday, May 07th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Ý Nghĩa Xuất Gia Với Tinh Thần Của Những Đức Mục Tu Dưỡng - Xuất Gia Với Động Cơ Không Chân Chính

Ý Nghĩa Xuất Gia Với Tinh Thần Của Những Đức Mục Tu Dưỡng - Xuất Gia Với Động Cơ Không Chân Chính

Email In PDF
Mục lục bài viết
Ý Nghĩa Xuất Gia Với Tinh Thần Của Những Đức Mục Tu Dưỡng
Động Cơ Của Việc Xuất Gia Chân Chính
Xuất Gia Với Động Cơ Không Chân Chính
Tinh Thần Giới Luật
Những Đức Mục Và Tinh Thần Đạo
Phương Pháp Tu Đạo Thực Tế
Đặc Biệt Luận Về Sự Tu Dưỡng Tịnh Độ
Tất cả các trang

2. Xuất Gia Với Động Cơ Không Chân Chính

Đứng về phương diện thực tế mà nói thì, không những thời Phật mà ngày nay cũng vậy, chưa chắc tất cả đệ tử Phật đều là những người do động cơ chân chính mà xuất gia. Ở thời đại Phật, thế lực tăng-Già rất mạnh, nhiều người muốn dựa vào thế lực đó vì nhiều lý do. Cho nên, những người xuất gia với động cơ bất chính cũng không phải ít. Vì những người đã xuất gia làm đệ tử Phật không còn phải lo âu về vấn đề mưu sinh mặc dầu họ chẳng có một nghề nghiệp đặc định nào, và đó là niềm yên tâm nhất của họ (1). Cũng có những người vì thấy quốc gia nhiều tai nạn, giặc dã, cướp bóc, trách vụ quá nặng nề đâm ra sợ hãi, và muốn được an toàn nên đi xuất gia(2). Thậm chí có những người ngoại đạo vì muốn phá hoại phật pháp mà xuất gia(3), do đó tuy đã là đệ tử Phật nhưng chưa hẳn tất cả đều thuộc hạng nghười hảo tâm xuất gia hoặc nhiệt thành tu đạo mà trong đó cũng có những kẻ không đáng tin cậy: điều này tưởng không có gì lạ cả.

(1) Theragàtha 84.


(2) Trung-Hàm 183, Tộc Tính Tử kinh. M. 68 nalakapàna sutta.

(3) S. 11, p. 110 susima; Tạp-Hàm 15, p. 558.

Bởi thế, đức Phật đã chia hạng người xuất gia làm bốn loại. Thứ nhất, quyết tâm tìm cầu giải thoát mà tu đạo; Thứ hai, có thể nói được nghĩa lý của đạo nhưng không làm theo đạo; Thứ ba, lợi dụng việc tu đạo làm phương tiện mưu sinh; và Thứ tư, làm ô nhục đạo(1). Dĩ nhiên, đây không phải thuần lấy đệ tử Phật làm tiêu chuẩn để phân loại, mà là ứng dụng chung cho cả Sa-Mô đoàn (đoàn thể tu hành, kể cả các đạo sĩ Bà-La-Môn), trong đó tất nhiên cũng có đệ tử Phật. Trong bốn loại xuất gia kể trên thì chỉ có loại thứ nhất là chân chính, còn từ thứ ba trở đi là những hạng xuất gia nhơ bẩn giáo đoàn.


Nhưng tại sao Phật lại cứ dung túng những kẻ xuất gia vì những động cơ bất chính như thế? Về vấn đề này, có lẽ Phật tin rằng rằng sau khi xuất gia, với sự cảm hóa của Phật, bọn người này sẽ trở thành hạng chân chính, vì trong hàng ngũ đệ tử Phật, cũng đã có nhiều người lúc đầu thì do những động cơ xấu xa mà xuất gia nhưng sau cùng đã nghiễm nhiên trở thành các bậc A-La-Hán. Cứ xem trong Trưởng-lão-ca và Trưởng-lão-ni-ca, ta sẽ thấy điều này rất rõ. Phật vốn không phân biệt giai cấp không phân biệt nam, nữ, nếu phát tâm thì tất cả đều được chấp nhận cho xuất gia. Bởi thế, nếu đứng về mặt xuất-phát-điểm mà nói thì tuy lấy động cơ thuần túy làm trọng yếu, nhưng trong đó có những người vì động cơ không thuần chính chăng nữa cũng được chấp nhận để rồi tất cả đều được dìu dắt đến chính đạo: đó là cái nghệ tuật giáo hóa rất tài tình của Phật. Mà Phật sở dĩ được xưng là bậc thầy chỉ đường của ba cõi cũng chính ở điểm này. Tuy nhiên, nếu đứng về phương diện Tăng-Già mà nói, nếu do động cơ bất chính mà quy y Phật thì đó là việc phản bội Phật, làm ô danh Tăng-Già và dĩ nhiên, đây là điều tối kỵ. Cho nên, những lời nói trong các kinh Nại-tra-hòa-la và Sa-kê-đế-tam-tộc-tính-tử khuyên răn, khiển trách đến biến đổi những động cơ bất chính thành những động cơ chân chính mà thôi.

(1) Trường-Hàm 3, Du-Hành kinh, p. 780. Văn Ba-Li không có; Câu-Xá 15, gọi là Thắng-Ðạo (Màrgajina), Thị-Ðạo (Màrgadesika). Mệnh-Ðạo (Màrgajvika) và Hành-Ðạo (Margadùsin). Còn Thập Tụng Luật thì chia làm bốn loại là Danh tưởng Tỷ-Khưu, tự xưng Tỷ-Khưu, khất cái Tỷ-Khưu, và Phá hoại Tỷ-Khưu.