Ở đây, chúng ta thấy được rằng, có bốn sự sợ hãi mà chúng ta phải luôn đối diện trong đời sống này. Để hiểu rỏ hơn từng chi phần trên, chúng ta cùng nhau bàn luận nội dung của kinh văn.
Có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng, tại sao chúng ta có cảm giác bất an? Tại sao chúng ta không sống được tự tại thong dong giữa cuộc đời này? Vì sao chúng ta không làm chủ được đời sống của chính mình? Làm thế nào để vượt thoát khổ đau, trên con đường tìm về hạnh phúc? Lời giảng dạy của Bậc Giác Ngộ cách đây hơn 2600 năm, là câu giải đáp chân thật nhất mà con người cần thấu hiểu.
Từ suối nguồn uyên nguyên của Diệu Pháp, kinh “ Tăng Nhất A Hàm” [i] đã ghi lại sự giảng dạy của Bậc Thầy giác ngộ với các vị đệ tử dễ thương của mình như sau:
“ Này các Thầy tỳ kheo, có bốn sự sợ hãi này, thế nào là bốn? sợ hãi tự trách mình, sợ hãi người khác trách, sợ hãi hình phạt, sợ hãi ác thú”
Ở đây, chúng ta thấy được rằng, có bốn sự sợ hãi mà chúng ta phải luôn đối diện trong đời sống này. Để hiểu rỏ hơn từng chi phần trên, chúng ta cùng nhau bàn luận nội dung của kinh văn.
Thứ nhất, sợ hãi tự trách mình
Này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét : "Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩa ta ác, thời tự ngã có thể trách ta về phương diện giới : "Sao lại làm nghiệp ấy ?". Người ấy do sợ hãi tự trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch.
Thứ hai, sợ hãi người khác trách
Này các Tỷ-kheo, có hạng người suy xét : "Nếu thân ta làm ác, lời nói ta ác, ý nghĩ ta ác, thời người khác có thể trách ta về phương diện giới : "Sao lại làm nghiệp ấy ?". Người ấy do sợ hãi người khác trách, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành, đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành, đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống tự ngã trong sạch.
Thứ ba, sợ hãi hình phạt
Này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt xẻo đỉnh đầu thành hình con sò, họ dùng hình phạt lấy xương và thịt cho rộng ra, rồi đổ dầu sôi vào miệng, lấy lửa đốt thành vòng hoa, đốt tay, lấy rơm bện lại rồi siết chặt, lấy vỏ cây làm áo, hình phạt con dê núi, lấy câu móc vào thịt, quẳng sắt chảy trên thân đầy vết thương rồi chà mạnh, bắt nằm dưới đất, đâm một gậy sắt qua hai lỗ tai rồi xoay tròn, lột da phần trên, lấy chày giã cho nát thân. Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gương chặt đầu. Người ấy suy nghĩ như sau : "Do nhân làm các nghiệp ác như vậy, các vua chúa khi bắt được người ăn trộm, kẻ đi cướp đường, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác … họ lấy gươm chặt đầu". Người ấy vì sợ hãi sự sợ hãi hình phạt, không có đi ăn trộm, cướp tài sản người khác.
Thứ tư, sợ hãi ác thú
Này các Tỷ-kheo, có hạng người suy nghĩ như sau : Với ai thân làm ác, có ác dị thục trong tương lai, với ai lời nói ác … với ai ý nghĩ ác, có ác dị thục trong tương lai. Làm thế nào cho ta sau khi thân hoại mạng chung, không có sanh tại cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục ?. Người ấy vì sợ hãi ác thú, đoạn tận thân làm ác, tu tập thân làm lành; đoạn tận lời nói ác, tu tập lời nói lành; đoạn tận ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ lành; sống với tự ngã trong sạch.
Từ giải thích của kinh văn, chúng ta không khó để nhận ra rằng, Sở dĩ, con người luôn sống trong sợ hãi từ hiện tại cho đến vị lai, là do chính mình gây tạo nên bằng những hành động, lời nói và ý nghĩ bất thiện, những bất thiện pháp này là cửa ngõ dẫn chúng ta đi vào thế giới bất an, là căn nguyên sâu xa khiến cho tâm chúng ta luôn sống trong lo lắng và sợ hãi.
Cũng từ lời dạy của Đức Phật, chúng ta phải luôn suy tư chiêm nghiệm rằng, đời sống hạnh phúc hay không hạnh phúc, sống an lành hay bất ổn đều chính mình gây nên, mình là chủ nhân ông cho chính mình. Chính vì thế, chúng ta phải luôn hướng về đời sống thánh thiện bằng chất liệu của giới, bởi giới chính là giềng mối hướng dẫn chúng ta đi về con đường thánh đạo. Phải luôn thai ngắn và nuôi lớn thiện nghiệp, tu tập đoạn trừ ác nghiệp, thì hoa trái của hạnh phúc sẽ luôn được đơm hoa kết trái và luôn đồng hành trong cuộc đời này .
Thích Chúc Đại
[i] HT Thích Minh Châu dịch “ Kinh Tăng Chi Bộ” tập II, Phẩm sợ hãi, 121 Tự trách, p.46-48. Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, năm 2003.
- Những Điểm Quang Trọng Trong Thời Kỳ Phật Học Nguyên Thủy
- Đức Đat Lai Lat Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng
- Khổ Và Vui Nỗi Trăn Trở Của Kiếp Người
- Đạo Từ Của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp Chủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
- Suy Ngẫm Nhỏ Từ Một Bài Tựa Kinh Lăng Già
- Giáo Lý Trung Đạo
- Nồi Chưa Có Vung
- Con Đường Phòng Hộ Và Chuyển Hóa
- Hiện Thực Của Chiến Tranh
- Tâm Bình Thế Giới Bình
- Ghi Chóp Lõm Bõm Thấp Thoáng-Loi-Kinh
- Người Xuất Gia Và Vấn Đề Lễ Lạy Cha Mẹ