Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Apr 04th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Bài Giảng

A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật

Email In PDF

Nguyễn Cung Thông

Vài năm qua trên báo chí và sách vở xuất hiện một số thảo luận về câu niệm (Nam Mô) A Di Đà Phật hay (Nam Mô) A Mi Đà Phật. Có lẽ khởi đầu từ cuốn "Hương Sen Vạn Đức" của HT Thích Trí Tịnh1 (2006), và "Ý Nghĩa Hoằng Pháp và Hộ Pháp" của tác giả Diệu Âm - Diệu Ngộ được ghi nhận trong bài viết trên mạng Thư Viện Hoa Sen (21/6/2011).


Phần này chú trọng đến sự khác biệt ngữ âm giữa Di (trong A Di Đà Phật) và Mi (trong A Mi Đà Phật) và không đi vào chi tiết các giáo pháp liên hệ cũng như phạm vi tâm linh tín ngưỡng dân gian. Thanh điệu ghi bằng số ngay sau một âm như số 3 trong min3 hay mǐn (giọng Bắc-Kinh hay BK ghi theo hệ thống pīnyīn thông dụng hiện nay), không nên lầm với số ghi phụ chú (superscript) như min3; dấu hoa thị  * (hình sao/asterisk) đặt trước một âm tiết để chỉ dạng cổ phục nguyên (reconstructed sound). Hi vọng bài này cho thấy phần nào khuynh hướng ngạc hóa nói riêng, văn hóa ngôn ngữ Phật giáo nói chung đã đóng góp không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại.

1. Khuynh hướng ngạc hóa trong ngôn ngữ

1.1 Một số phụ âm có thể thay đổi cách đọc vì bị ảnh hưởng của các âm thanh gần bên, như trong tiếng Anh hiện tại, khi ta đọc nhanh bet you, hit you thì âm phát ra có dạng *betch you, *hitch you (phụ âm đầu lưỡi t trở thành phụ âm mặt lưỡi ch) - theo cách đọc dễ dàng hơn (đỡ mệt nhất, đỡ tốn công nhất/least effort) và đây cũng là một tiêu chí phân biệt người nói tiếng Anh lâu đời (tiếng ‘mẹ đẻ’) hay là một ngoại ngữ. Khuynh hướng ngạc hóa2 cũng hiện diện trong tiếng Motu (ở Papua New Guinea): khi phụ âm đầu lưỡi tắc t đứng trước một nguyên âm có độ mở miệng nhỏ (như i hay e) thì trở thành phụ âm đầu lưỡi xát s:

*mate   mase  (chết)

*tina     sina  (mẹ)

*qate    ase   (gan)

Khuynh hướng ngạc hóa trong tiếng Việt dẫn đến phụ âm nh/d(j) như

lẽ   nhẽ

lem  nhem

lớn  nhớn

lời  nhời

...

Hay so sánh tương quan đao - dao, đảm - dám, đinh - dính, đình - dừng ... Và bưng (phụng 奉), vâng > dâng (lên) ... Đều cho thấy phụ âm đầu biến thành phụ âm d- (j- giọng Nam). Cố GS Nguyễn Tài Cẩn cũng nhận ra khuynh hướng biến âm này, ông đề nghị mj > j > d (trang 45, ‘Một số vấn đề về chữ Nôm’, NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội - 1985). Một vết tích ngạc hóa trong tiếng Việt là cách đọc nhà tiếng Việt của chữ 家 gia HV. Các dạng chữ Nôm đều dùng âm như 如 (hay 茹), mà âm cổ là *na? so với âm cổ của gia là *kra (tự điển Việt Bồ La còn ghi nhà là dà). Đáng lẽ phải đọc 茹 là như hay nhữ theo âm Hán trung cổ nhân chư thiết 人諸切(Đường Vận) hay nhẫn dữ thiết 忍與切 (Tập Vận). Điều này có thể là do âm nhà đã hiện diện trong tiếng Việt trước thời Đường Vận (năm 751) rất lâu.

1.2 Quá trình ngạc hóa (palatalisation) đã đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành các ngôn ngữ Hàn, Nhật, Trung (Quốc), Việt Nam, Anh (nhánh Đức/Germanic, họ Ấn Âu), Pháp (nhánh La Mã/Romance, họ Ấn Âu) ...v.v... Trở lại với các ngôn ngữ ĐNA, khi tiếng Hán nhập vào tiếng Việt, phụ âm đầu môi môi (bilabial) có khả năng ngạc cứng hóa để trở thành phụ âm d (j), khi đi sau là nguyên âm trước (front vowels) với độ mở miệng nhỏ như i, e. So sánh các tương quan sau đây

民 mín (BK)       dân (Hán Việt/HV) (A)

名 míng             danh

茗 míng             mính HV là chè/trà  - tiếng Việt còn dùng từ dành (cây dành dành)

滅 míe              diệt (như cách dùng diệt đế, diệt độ, diệt pháp ...)

妙 miào             diệu (thần diệu)

面 miàn             diện (mặt)

彌 mí                di (phiên âm Phạn mi/me/mai như Di Lặc, Tu Di, Sa Di, Cù Đàm Di ...) (B)

...

泯 mǐn              mẫn, dân,miến (để ý có khả năng đọc m- hay d-) - hầu như chỉ có tiếng Việt mới cho thấy khuynh hướng ngạc hóa rõ nét khi so sánh với các giọng Quảng Đông, Hẹ, Mân Nam… (B)

獼 mí                mi, còn đọc là di (một loài khỉ)

渺 miǎo             miểu, diểu

緬 miǎn             miễn, miến, diến - 緬甸 Miến Điện hay còn là Diến Điện (Myanmar bây giờ)

...v.v...

(A) Diệu đọc theo Quảng Vận là 彌笑切, 音廟 di tiếu thiết, âm miếu; theo Tập Vận là 弭沼切。與眇通 nhị chiểu thiết。Dữ miễu thông. Phụ âm m- (miào BK) ngạc hóa thành mj- hay d- và nh-

(B) Trích trang http://www.zdic.net/zd/zi/ZdicE5ZdicBDZdic8C.htm  về các cách đọc chữ di 彌

Theo Quảng Vận (năm 1008 SCN), vũ di thiết 武移切 so với Tập Vận (năm 1067) đọc là dân ti thiết 民

Cập nhật ngày Thứ năm, 25 Tháng 7 2013 08:55

Thuyết Gảng Sám Quy Mạng (Tập 1)

Email In PDF

Quảng Mẫn

Theo lời dạy của đức Phật Thích ca Mâu ni thì mỗi năm Ngài và hàng đệ tử của Ngài thường đi du phương hóa độ 9 tháng. 3 tháng còn lại đức Phật và Tăng chúng thường ở yên một chỗ, ít di chuyển đi nơi khác.

Cập nhật ngày Thứ ba, 30 Tháng 7 2013 09:47

Liệu Có Sự Sống Sau Khi Chết Hay Không

Email In PDF

Thiền sư: Nhất Hạnh

Câu trả lời này của Thầy chỉ là một lời mời, một lời đề nghị thực tập. Chúng ta cần sống đời sống của mình một cách chánh niệm hơn, với sự định tĩnh để có thể tiếp xúc một cách sâu sắc với những gì đang diễn ra trong ta và xung quanh ta.

Cập nhật ngày Thứ hai, 15 Tháng 7 2013 09:34

Tám Quyển Sách Qúy - Quyển 7 - Chữ "Hòa" Của Đạo Phật

Email In PDF

HT. Thích Thiện Hoa

Một gia đình luôn luôn hòa thuận vui vầy, một thôn xóm quanh năm an cư lạc nghiệp, một quốc gia đồng tâm nhất trí, một thế giới hòa bình thạnh trị, đó là hoài bảo tha thiết của con người từ khi biết đau khổ và ước mơ.

Cập nhật ngày Thứ bảy, 29 Tháng 6 2013 09:13

Thế Nào Gọi Là Phật Giáo Nguyên Thủy

Email In PDF

Tác giả: Lữ Trưng - Việt dịch: Thích Hạnh Bình

Thời kỳ Phật học Nguyên thủy, là chỉ cho những học thuyết được truyền thừa tính từ thời gian đức Phật thành đạo và được truyền thừa 3,4 thế hệ cho đến sau khi Ngài nhập diệt, là thời gian nội bộ Phật giáo vẫn chưa phân hóa, tư tưởng còn thống nhất.

Cập nhật ngày Thứ ba, 07 Tháng 5 2013 09:31

Nói Lời Lợi Ích

Email In PDF

Hoa Minh

Kinh Pháp Cú, kệ số 100, ghi lời Phật khuyên nhắc người xuất gia về ý nghĩa lợi ích của lời nói: Dầu nói ngàn ngàn lời, Nhưng không gì lợi ích, Tốt hơn một câu nghĩa, Nghe xong, được tịnh lạc.

Cập nhật ngày Thứ tư, 24 Tháng 4 2013 08:35

Trang 2 / 13