Con biết đến con đường tu tập cũng được hơn 10 năm thông qua bà của con.
Ngày bà còn sống, bà thường hay dẫn con đến chùa tụng kinh niệm Phật với bà, còn gia đình không mấy ai biết việc tu tập là gì dù trong nhà có thờ Phật. Cách đây chừng hơn một năm, mỗi khi con tụng kinh hay niệm chú thì con thường bị bóng đè, người rất hoãn loạn. Thường mỗi khi đứng trước bàn thờ Phật là con bị bóng đè, chúng làm con phải la hét, mệt mỏi, không thở ra được, còn gia đình thì tưởng con bị bệnh ma nhập. Con đã đi đến rất nhiều chùa chữa bệnh và nhờ các quý sư thầy, sư cô chú nguyện nhưng không khỏi, có thời gian bớt thì sau đó lại trở lại. Con không biết tại sao mình lại như vậy? Vậy tại sao con bị bóng đè? Cảnh giới vô hình này đến từ đâu và làm cách nào để con không bị bóng đè nữa? Con xin thành thật cảm ơn Sư rất nhiều.
ĐÁP: Thường thì người tu Phật không tin có linh hồn tồn tại sau khi bỏ xác thân, vì sau khi chết, tứ đại (sắc) hoàn trả tứ đại, thọ, tưởng, hành, thức (tâm) hoàn trả hư không, thì còn gì mà có hình ma bóng uế, có ma có bóng nào đâu? Có chăng là do thức tâm suy viễn mãi, hoặc nghe người khác nói lại rồi cứ mơ tưởng bao nhiêu đó, tưởng tượng thành hiện thực, khổ thay! khổ thay!
Người đời cứ tưởng tượng "Bóng đè" hay "ma đè" là hiện thực, thực ra thì hiện tượng đó là do các mạch máu bị tắc nghẽn trong lúc ngủ do não không hoạt động hết các chức năng điều khiển các cơ quan mạch máu như lúc bình thường. Khi thức dậy đột ngột, bộ não chưa thực hiện các chức năng kịp thời nên gây ra hiện tượng tê liệt tứ chi. Đây thuộc về cơ địa nên không có ảnh hưởng gì nếu bạn không đi thầy cúng và suy nghĩ quá nhiều về nó. Một số trường hợp là do nhiễm phải khí mêtan nhẹ nên gây ảo giác nhất thời, trường hợp này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cần tìm ra nguyên nhân xem là do nhiễm mêtan hay do cơ địa thì mới khẳng định là có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.
Bác sĩ Bế Thị Hiển, Trưởng khoa Lâm sàng, Bệnh viện Tâm thần Việt Nam cho biết: hiện tượng bóng đè không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng. Đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn (không có tổn thương thực thể), nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc. Những yếu tố tâm lý này kích thích lên vỏ não, gây ra hiện tượng bóng đè. Bác sĩ Hiển cũng cho biết, cũng có khi bóng đè là dấu hiệu của một số bệnh tim mạch, nhưng những trường hợp này chiếm rất ít.
Bóng đè thường xuất hiện ở những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, những người “yếu bóng vía”, hay ám ảnh vì những điều vu vơ, hoặc người khỏe nhưng một lúc nào đó có điểm yếu trong tinh thần. Những người hay sử dụng bia rượu, chất kích thích cũng dễ bị bóng đè hơn.
Phương pháp duy nhất và hiệu quả là nằm yên và hít thở điều trong khoảng 30 giây đến 1 phút hoặc hơn nếu thấy cần. Hít thở theo phương pháp hít bằng mũi và thở bằng miệng, hai hàm răng đặt sát vào nhau khi hít vào, hít vào sâu chậm và thở ra thật chậm.
Đừng xem đây là hiện tượng tâm linh nếu không bạn sẽ tốn tiền với đám thầy cúng đấy.
Từ ngữ "bóng đè, ma đè" không có trong Đạo Phật, cũng không phải là cảnh giới vô hình nào cả. Ở miền quê Việt Nam, thường sản sinh các tín ngưỡng dân gian thiêng liêng, ngồi đồng, ngồi ghế, xuất nhập ra vào thân người, thật là vô lý, như: đạo ngoại cảm, đạo nói chuyện với người âm, đạo đi thiếp, đạo xuất hồn... từ đó mà con người hay nghĩ đến chuyện "ma mãnh", chuyện "yêu tinh" hù dọa người nhạy cảm, nhẹ dạ, "yếu bóng vía", "yếu niềm tin", " thiếu tự tin".
Thật ra thì từ ngữ "bóng đè" hay "ma đè" đối với tín ngưỡng nhà Phật thì chỉ là một hiện tượng dành cho người thường bị ảo giác, ham thích linh hiển, "dễ tin bên ngoài", "thiếu tự tin" và thân có bệnh tim mạch mà thôi. Trường hợp của Phật tử nếu được chữa trị hết bệnh tim, bệnh suy viễn thì sẽ khỏi bệnh "bóng đè", "ma dựa".
Ngày nay, một số người chưa phải Phật tử dường như họ thích bị bóng đè ma nhập, hoặc một số hiện tượng khác có liên quan, như: tiên tri, đoán vận, nghĩ mình có ai đó nhập vào, có khi nghĩ mình có Phật, thánh, tiên nhập vào rồi xuất ra, xuất ra rồi nhập vào, phát ngôn trai trại khác tiếng nói người thường, rồi tự nghĩ sao mình linh hiển quá??? thật mắc cười vô cùng. Người Phật tử chân chánh, giới đức tinh nghiêm đừng dính mắc vào các hiện tượng đó, rất khổ não cho bản thân và gia đình các bạn ạ!
Trường hợp, Phật tử có tu niệm Phật, tụng kinh, thì nay chỉ niệm Phật là đủ rồi, mỗi thời khóa 15 phút, vừa tu vừa chữa trị bệnh bị "bóng đè", sẽ có hiệu quả.
- Thực Hành Thiền Trong Đời Sống Hằng Ngày
- Tại Tôi
- Hãy Để Tâm Bình Yên
- Ảnh Hưởng Phật Giáo Trong Đời Sống Người Việt
- Hoằng Pháp Là Việc Tu Hành Của Mỗi Người Con Phật
- Người Trí Thức Và Đạo Phật
- Xá lợi biểu trưng Đức Phật còn tại thế
- Phật Giáo Với Vấn Đề Bảo Vệ Môi Trường
- Hãy Là Một Pho Tượng
- Nhân tiết thanh minh, bàn đôi điều về chữ Hiếu
- Nhặt rác làm phước
- Ăn Mặc Trang Nghiêm Tại Cửa Thiền