Xây dựng và phát triển tính cách của TNS trong một môi trường năng động trẻ trung theo một xu hướng tích cực, cởi mở, không có tính bắt buộc, giáo điều, vị kỉ là một việc làm cần thiết của nhà trường.
A. Mở đầu
Trong giờ ra chơi ở những trường Phật học, nhìn những Tăng Ni Sinh (TNS) đi dạo trong sân trường, chúng ta nhận thấy họ thường đi theo nhóm hoặc tập trung thành những nhóm nhỏ bàn tán, nói chuyện vui đùa sau những giờ học căng thẳng, đây là một loại hình tâm lí nhóm được hình thành một cách tự nhiên. TNS muốn mở rộng phạm vi không gian lớp học của mình càng rộng có thể, để bày tỏ tư duy, khả năng diễn đạt và nhận thức của mì nh về thế giới chung quanh. Khuynh hướng tự nhiên sống cộng đồng, giao lưu, thi đua của TNS thể hiện tâm lí năng động ở tuổi mới lớn. Những hoạt động tâm lí và ý chí này làm cho họ xác lập tính cách nhóm và nhóm đó có tính tích cực hay tiêu cực hoàn toàn ảnh hưởng trong đời sống của họ và môi trường giáo dục. Nếu giáo dục không định hướng để sớm tác động, chắc chắn sự buồn tẻ trong học đường là điều có thể, TNS không phát huy tính sáng tạo trong học tập và xây dựng nhân cách sống ở học đường và sau này. Khi những hoạt động xã hội của TNS được xây dựng làm chất xúc tác thì những chuỗi phản ứng của tuổi trẻ phát huy tác dụng, điều này chính là động cơ làm tăng trưởng tính năng động, sáng tạo và sức sống cho việc học và dạy trong trường Phật học.
Xây dựng và phát triển tính cách của TNS trong một môi trường năng động trẻ trung theo một xu hướng tích cực, cởi mở, không có tính bắt buộc, giáo điều, vị kỉ là một việc làm cần thiết của nhà trường. Chính sự khích lệ trong tổ chức khi tham gia những hoạt động xã hội khiến cho TNS có tính tổ chức, rèn luyện kĩ năng lãnh đạo và phát huy năng khiếu của từng cá nhân và ý thức cộng đồng. Trong lớp học cũng cần phải phân nhóm, tổ thông qua các hoạt động tổ chức, từ đó tính cách và tâm lí của mỗi thành viên trong tổ chức dần dần được hoàn thiện. Hoạt động của TNS là xây dựng một lớp học như một ngôi nhà sống động trong những ngôi trường Phật học.Trong khi đó thì ở các trường Phật học hiện nay vẫn còn im lặng, cổ điển, gia giáo và buồn tẻ, kể cả việc giảng dạy và nghiên cứu chưa có tính chuyên nghiệp, chưa xây dựng được chương trình giảng dạy xuyên suốt và cập nhật, đội ngũ giảng dạy tuy có đủ bằng cấp nhưng còn thiếu nghiệp vụ sư phạm.
B. Nội dung chính
I. Tại sao phải tổ chức hoạt động xã hội cho TNS
Hoạt động xã hội của TNS phải hiểu theo nghĩa là một khoá học phát triển mở rộng chứ không phải một lớp học thêm, học phụ đạo và càng không thể hiểu là “ngoại khoá”. Những hoạt động này nhằm phát huy và kiện toàn tổ chức giáo dục của nhà trường. Thực tế cho thấy một buổi học ngoại khoá dễ bị hiểu nhầm không phải là một môn học nằm trong chương trình, vì thế mất đi tính tự giác cũng như cơ hội học hỏi của TNS. Như vậy hoạt động xã hội của TNS là một hoạt động học tập như bao hoạt động học tập khác.
Như thế một câu hỏi được đặt ra, liệu loại hình hoạt động xã hội của TNS có phải là một phần quan trọng trong việc học của TNS và tại sao lại là một khoá học mở rộng? Bởi vì những lí do như sau:
1. Trường học luôn chưa thể dựa vào kết quả đơn độc của những bài kiểm tra để đánh giá đúng chất lượng dạy học, càng không thể tiêu chuẩn hoá giáo dục dưới những điều kiện mà trường Phật học hiện có và hiện nay.
2. Đội ngũ giảng dạy trong các trường Phật học thường ảnh hưởng truyền thống giáo dục cổ điển, thói quen thi cử có tính ước lệ, câu hỏi có tính đánh đố học sinh hoặc quá quen thuộc với công thức truyền thống. Vì thế giáo thọ cũng như TNS không khai thác bài học một cách hữu hiệu và gợi mở óc sáng tạo, tính tự lập và tính chuyên môn của TNS, mà những điều này là thước đo và giá trị của giáo dục.
3. Chế độ giáo dục của các trường Phật học thường theo kiểu áp đặt nhồi sọ, thiếu phương tiện cải tiến. Như vậy đối với môi trường giáo dục hiện đại, nhiều hoạt động giáo dục đổi mới thì làm như thế chẳng khác gì lãng phí thời gian, công sức và tiêu phí tiền bạc.
Đó là những lí do tại sao hiện nay ở các trường học nói chung cần phải áp dụng những phương pháp mới nhằm đáp ứng tri thức xã hội, kiến thức, đạo đức, giới tính, thể chất, tâm sinh lí là mục đích chính của giáo dục hiện đại và là thế giới sống đích thực của TNS.
II. Lợi ích của hoạt động xã hội của TNS
1. Giáo dục xã hội tính
Tất cả những hoạt động xã hội của TNS nhằm trang bị cho họ kiến thức xã hội và tính chuyên môn, hay nói đúng hơn là mục đích giáo dục, vì trường học chịu trách nhiệm điều chỉnh hành vi xã hội. Do đó, TNS phải được giáo dục và biết tự điều chỉnh và điều chỉnh hành vi của mình, người khác và của cả cộng động. Những hoạt động của TNS nhằm tạo ra nhiều cơ hội quí giá cho sự thành tựu của giáo dục nói chung và cho giáo dục Phật giáo nói riêng; đồng thời cổ vũ cho sự mở rộng trí óc và con tim, sự cảm thông, tình người, tình hữu nghị, niềm tin vào nhân loại, những lí tưởng mà con người cần được khuyến khích. Trong Phật giáo, giáo dục xã hội tính rất cao trong lí tưởng Bồ tát, phục vụ chúng sanh là nghĩa vụ thiêng liêng, đó là sự đóng góp của TNS áp dụng và thực hành trong xã hội.
TNS tham gia những hoạt động xã hội sẽ tạo cơ hội hoà nhập cộng đồng, đem lí tưởng Bồ tát thực hiện vào xã hội. Đặc điểm này rất phù hợp với giáo dục hiện đại, một cá nhân xác định mình khi tham gia hoạt động vào một tổ chức xã hội với sự lựa chọn và tự nguyện, thì họ không còn nghĩ đến cá nhân, mà là một thành viên của nhóm. Nhóm hoạt động xã hội này mang tính tích cực, chẳng hạn sinh viên tình nguyện “Mùa Hè Xanh”, tạo thành một sự ảnh hưởng rất lớn trong xã hội về vấn đề giáo dục và tuyên truyền bảo vệ môi trường.
2. Giáo dục đạo đức
Hoạt động xã hội của TNS còn trang bị vô số cơ hội cho sự khắc sâu nguyên tắc đạo đức và sự tuân thủ nguyên tắc đạo đức. Những hoạt động xã hội của TNS luôn phải lấy nguyên tắc làm đầu. Họ được huấn luyện trong thời gian làm sinh viên mà ở đó đạo đức được chú trọng hơn cả kiến thức trong các trường Phật học. Hầu hết các hoạt động của TNS rút ra được một số lượng lớn kiến thức mà trong đó nguyên tắc đạo đức được đem ra thực hành nhiều hơn. Từ những bài học về đạo đức, TNS hiểu được danh dự, chân thật, công bằng và thuần thiện rồi được đưa vào trong hoạt động và cho vận hành. Qua những hình thức như vậy, TNS tìm thấy cơ hội để quyết định và lựa chọn cái hay cái đúng để làm theo. Đặc biệt TNS rèn luyện thành một công dân tốt, đồng thời là một sự nuôi dưỡng một vị Phật tương lai, lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội và cho lục đạo chúng sanh.
3. Giáo dục biết tận dụng thời gian
Ai cũng biết cuộc đời là ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một TNS phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách vô bổ chứ đừng nói đến lãng phí ở những trò chơi (games). Chính lúc thư giãn, giáo dục Phật giáo phải biết hướng dẫn cho sinh viên biết cách, hay nói đúng hơn là thư giãn thông minh, đó là thực hành phép quán niệm hơi thở, xem bài tập này như một trò chơi, thực hành trong những lúc nhàn rỗi, lúc chờ đèn giao thông, lúc ngồi trên xe bus, máy bay, lúc đợi chờ một thủ tục nào đó, nhằm rèn luyện tính kiên nhẫn, tránh bộc phát tâm lí và phát ngôn thô tháo. Ngoài ra hướng dẫn TNS có thói quen đọc sách khi rảnh rỗi và đến thư viện hằng ngày. Đó là những phương pháp sử dụng thời gian nhàn rỗi hiệu quả nhất.
Hướng dẫn sử dụng thời gian nhàn rỗi cũng là một công tác giáo dục quan trọng. Sau những giờ học ở trường, TNS phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
4. Rèn luyện kĩ năng lãnh đạo
Nói đến lãnh đạo không chỉ hạn hữu trong những chiếc “ngai vàng” được dựng sẵn, mà lãnh đạo ở đây là sự lãnh đạo tâm linh cá nhân và tổ chức. Người có khả năng lãnh đạo luôn luôn sáng suốt để vận hành công việc trôi chảy và kiểm soát cả hành vi đạo đức cá nhân. Bạn không kiềm chế được tham sân si thì cho dù bạn là một người cao cấp bao nhiêu cũng chỉ là một lãnh đạo kém năng lực; bạn không có năng lực để điều hành một nhóm, một tổ chức, có nghĩa là bạn kém cả đức lẫn tài, mà cả hai phạm vi này đều do rèn luyện mà có.
Thông thường ở trong trường học truyền thống người ta chọn lựa một người lãnh đạo là một người có năng lực nổi trội, nhưng ở trong một trường giáo dục hiện đại thì ngược lại, họ nhận ra rằng qua giáo dục để rèn luyện một người lãnh đạo. Đặc tính phẩm chất của lãnh đạo là biết lắng nghe, tư duy nhạy bén và trong sáng, tự tin, tầm nhìn thoáng, biết điều chỉnh cho tốt, nhiệt tình với công việc, nhẫn nại, vị tha, sáng suốt và có tính thuyết phục. Những đặc tính này có thể huấn luyện được trong môi trường bình thường. TNS qua các hoạt động xã hội của mình có thể rút ra được kinh nghiệm lãnh đạo. Cơ hội để TNS học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo không chỉ ở tính chuyên môn mà chính là phù hợp với lứa tuổi, tư duy và khả năng tiếp thu. Những vị thầy hướng dẫn đòi hỏi phải nhìn thấy được tính chất của lãnh đạo, định hướng phù hợp cho TNS trong quá trình giảng dạy, làm các công tác Phật sự, hoạt động xã hội của TNS thông qua tổ chức.
5. Cơ hội hoàn thiện năng khiếu
Hoạt động của TNS là cơ hội cho cá nhân phát triển sở trường và năng khiếu của chính mình. Qua hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, diễn giảng, điều hành công tác tổ chức, giúp TNS xác minh được sở trường sở đoản của mình và khả năng trong những lãnh vực đó để rồi tự khám phá và phát triển năng khiếu đó ngày càng được hoàn thiện hơn. Đó cũng là một nên tảng cho việc nghiên cứu và học tập của TNS.
6. Hoàn thiện tâm lí tuổi mới lớn
Nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra trong học đường ngày nay như bạo lực , vô lễ, kém phẩm chất đạo đức là do không có tác động của giáo dục để hoàn thiện tâm lí tuổi mới lớn. Tâm lí thay đổi theo lứa tuổi được các nhà Tâm lí học gọi là tâm lí lứa tuổi. Tuổi mới lớn thường bộc phát là do không có sự kiềm chế và không có tham gia những hoạt động mang tính rèn luyện ý chí. Nếu một người sống có nguyên tắc thì sự bộc phát của tâm lí sẽ nhường chỗ cho sự tự kiềm chế và giải đáp thoả đáng bằng lí trí.
Ở học đường thường xảy ra các tình trạng băng hoại đạo đức như “đánh hội đồng”, chơi games, phạm tội ở tuổi vị thành niên... là do nhà trường không có hoạt động xã hội giúp cho sinh viên và học sinh hoàn thiện tâm lí tuổi mới lớn, nhằm hạn chế các hành vi bất lợi, định hướng cho hành vi đạo đức. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến lứa tuổi trưởng thành sau này của cá nhân.
Đối với TNS, tâm lí tuổi mới lớn cũng chuyển biến phức tạp, cần phải định hướng cho TNS tiêu chuẩn hành vi và tổ chức nhiều hoạt động xã hội có nội dung hoàn thiện tâm lí lứa tuổi, để vượt qua những thách thức của cuộc đời giúp TNS ngày càng hoàn thiện hơn trên bước đường phục vụ lí tưởng của mình đã chọn.
III. Đề xuất các hình thức hoạt động của TNS
1. Thành lập Hội Tăng Ni Sinh
Hội Tăng Ni Sinh (HTNS) là tổ chức mà được tất cả các TNS thành lập, đồng thời hoạt động của Hội là sức sống của một ngôi trường Phật học. Mục đích thành lập HTNS là để giáo dục tính đoàn kết, hoà hợp trong thế giới sinh viên giữa các lớp, các khoa trong một trường; đồng thời là một tổ chức đại diện cho TNS tham gia các hoạt động giao lưu với c ác trường Phật học khác tỉnh và các Hội Sinh Viên của những trường bên ngoài. Đây được xem là một đời sống trường học liên quan đến những vấn đề đạo đức và xã hội. HTNS sẽ là những tác động và và duy trì tiêu chuẩn đạo đức và học thuật trong nhà trường, đáp ứng những phương tiện hữu ích thông qua chính bản thân của TNS. Hơn hết, HTNS là hình ảnh sống động đại diện cho tinh thần của một ngôi trường, mà trong môi trường này tất cả TNS đều một lòng muốn xây dựng uy tín cho nó, làm cho nó thăng hoa trong tầm tay của chính họ.
Sức mạnh của HTNS: HTNS có một sức mạnh có thể làm thay đổi chất lượng và tiêu chuẩn của một ngôi trường cá biệt từ kém sang tốt. HTNS sẽ điều khiển mọi hoạt động xã hội của TNS. Qua mỗi hoạt động của TNS được quan tâm trong trường Phật học mới thấy được các giá trị của tổ chức, làm được một hoạt động Phật sự nhỏ dần dần làm được những Phật sự lớn . Đó là châm ngôn của HTNS ở các trường Phật học.
Tổ chức HTNS: HTNS là những thành viên được các TNS bầu chọn nên và phải bảo đảm tính dân chủ trong phương pháp tuyển chọn. Hội là tiếng nói chung của tất cả mọi TNS trong trường. Qua mỗi nhiệm kì phải được bầu lại, nếu trong quá trình hoạt động không có chuyển biến và hiệu quả thì phải thay đổi hoặc buộc phải thay đổi. HTNS chịu sự phản ảnh và chịu t rách nhiệm với Hội Đồng Điều Hành của trường.
Mỗi trường Phật học cần phải có một HTNS để thực hiện các hoạt động của TNS, ngoài ra HTNS đại diện để ban giao, giao lưu với các trường khác nhằm mục đích học hỏi và nâng cao tinh thần tập thể và phát huy tài năng của cá nhân và tạo uy tín cho trường.
Giá trị của HTNS: TNS học cách để trau dồi tư cách đạo đức trong việc tu học và cuộc sống hằng ngày của chính mình, thông qua những hoạt động của TNS. Trong đó giáo thọ và TNS có một mối quan hệ cộng tác mật thiết, nhằm hoàn thiện công tác giảng dạy cũng như chất lượng của bài học. TNS có thể thông qua các kênh thông tin để đề đạt nguyện vọng của mình. Thông qua các hoạt động, TNS tự hoàn thiện, học hỏi và đây là cơ hội để họ tiếp xúc với môi trường đa dạng, từ đó rút ra kinh nghiệm cho đời sống tu học của mình và hoà nhập cộng đồng.
2. Tổ chức hoạt động tham quan
Tham quan nhằm mục đích thị sát thực tế, điều tra trực tiếp, lấy cứ liệu sống, khám phá và phát triển tư duy, mở rộng tầm nhìn của TNS về thế giới của họ. Những kinh nghiệm này không thể có được trong lớp học khép kín và những bức tường của trường học. Giáo dục bằng cách bắt buộc học từ sách vở cũng cần phải qua kiểm chứng, đặc biệt là các môn học liên quan đến lịch sử. Tham quan còn nâng cao kiến thức về môi trường, lịch sử, phong tục tập quán, nhiếp ảnh, quay phim, yếu tố thời tiết, khí hậu, tư tưởng vùng miền, truyền thống văn hoá, tổ chức xã hội cộng đồng, di sản văn hoá và hữu nghị giao lưu.
Tham quan là một loại hình hoạt động liên kết thuận lợi nhất cho TNS có cơ hội quan sát và so sánh đời sống đa dạng giữa chùa chiền, trường học và cộng đồng xã hội. Từ đó có một cách ứng xử thích hợp với mọi người, với hoàn cảnh và phong tục tập quán.
Qua hoạt động tham quan, TNS có thể bổ túc kiến thức và những bài học thức tế; còn đối với nhà quản lí giáo dục thì họ rút ra kinh nghiệm quản lí, đề ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả, so sánh thực tế và lí thuyết để bổ sung kiến thức cho TNS.
3. Hoạt động báo chí, truyền thông và xuất bản
Hoạt động báo chí, truyền thông và xuất bản ngày nay là một lãnh vực hoạt động hầu như rất cần thiết và quan trọng trong mọi ngành của xã hội, đặc biệt trong giáo dục, những hoạt động này càng giúp ích cho việc dạy học. Trong trường học nếu thiếu hoạt động này thì cũng giống như bịt tai mà hát, bịt mắt mà vẽ. Giáo dục là trao truyền kiến thức bằng nhiều phương tiện thông tin cho học sinh, do đó những hoạt động này cần phải được quan tâm giúp cho TNS có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức mới, cập nhật và trao đổi qua hệ thống hoạt động này. Ngoài ra, qua báo chí, website, in ấn xuất bản, TNS có cơ hội làm quen với báo chí, bài viết, bài nghiên cứu, và nhiều kĩ thuật liên quan.
Hoạt động in ấn xuất bản là mục tiêu tinh thần của trường học, nếu chúng ta để lãnh vực này đóng băng thì uy tín của một ngôi trường của chúng ta bị mốc meo. Thông qua hoạt động báo chí, truyền thông và in ấn xuất bản thì dự án của trường sẽ được sống động; bài viết, thông báo, báo cáo khoa học, thông tin trường lớp đều được đăng tải cho sinh viên tham khảo; ti ếng nói của TNS được phổ biến và nâng cao uy tín của trường. Vì vậy, thật là khó coi khi một ngôi trường giáo dục không có tiếng nói của một tờ báo, tạp chí nghiên cứu, website làm tiếng nói đại diện để gắn kết những tâm nguyện và thắp sáng niềm tin cho thế hệ trẻ TNS.
Hoạt động in ấn xuất bản là nơi để cho TNS thể hiện sự đóng góp khả năng của mình trong nhiều lãnh vực nghiên cứu, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm tu tập, trau dồi kĩ năng viết văn, luận văn, khảo luận, văn hoá nghệ thuật...
4. Tạp chí, nội san, nguyệt san, tập san nghiên cứu
Đi liền với hoạt động báo chí truyền thông và in ấn xuất bản là hoạt động tạp chí, nội san, nguyệt san, tập san nghiên cứu khoa học. Tạp chí của trường là một sản phẩm trí huệ của các thành viên của trường từ cán bộ điều hành, các bộ giảng dạy, cho đến các thành viên TNS trong trường. Đây là một sân chơi lí tưởng và hữu ích cho mọi người, đồng thời là cơ hội cho các TNS thể hiện tài năng của mình trên diễn đàn.
Cùng với tạp chí thì các tập san và tập san nghiên cứu là lãnh vực cần được quan tâm bởi những nhà điều hành trường Phật học. Bởi vì trong một thời gian giảng dạy, học tập và nghiên cứu, thì đòi hỏi đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu, sinh viên của trường phải có tác phẩm nghiên cứu trình làng để thể hiện công việc và kế t quả giảng dạy và nghiên cứu của họ. Hiện nay những lãnh vực này hầu như bỏ ngỏ, thiếu vắng đội ngũ nghiên cứu chuyên nghiệp để cho ra đời những sản phẩm trí tuệ rất cần thiết đáp ứng cho nhu cầu xã hội về tôn giáo.
Qua những hoạt động này uy tín của trường được nâng cao, có nhiều người quan tâm và biết được hoạt động giáo dục và nghiên cứu của trường và tạo cầu nối liên kết và hợp tác của nhiều học giả và sự ủng hộ của mọi người đối với hoạt động giáo dục của trường. Từ đó chất lượng giáo dục của trường ngày càng được cải thiện, là nơi đào tạo nhiều thế hệ Tăng tài cho Phật giáo.
5. Tổ chức hoạt động tình nguyện và thiện nguyện
Trong một xã hội lúc nào cũng cần có những con người mẫu mực, biết hi sinh, biết vì lợi ích chung, vì thế công việc tình nguyện luôn đòi hỏi người có ý thức cao trong công việc mà không đòi hỏi. TNS là những người đại diện cho những công việc này bằng cách mỗi tuần 1 buổi hoặc 1 giờ, chẳng hạn như công việc vệ sinh đường phố, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, tình nguyện viên ở các phong trào mùa hè xanh, tiếp sức mùa thi, bảo vệ môi trường, thăm và chăm sóc ở các viện dưỡng lão... Ngoài ra còn làm những công tác thiện nguyện như cứu trợ vùng lũ lụt, hiến máu nhân đạo và y tế dự phòng... Tất cả đó là một việc làm của Bồ tát, của tinh t hần phổ độ chúng sanh.
Mục đích và giá trị của hoạt động tình nguyện và thiện nguyện là giúp TNS tiếp xúc với môi trường bên ngoài, luyện tập ý chí và tinh thần vì lợi ích cho mọi người và xã hội, rèn luyện tính tự giác, tự kiềm chế, tính chịu đựng, tự giúp mình, biết hi sinh lợi ích cá nhân, xây dựng cộng đồng và thế giới tốt đẹp hơn.
6. Hoạt động thảo luận, diễn giảng, thuyết trình
Thảo luận, diễn giảng và thuyết trình là một bộ môn nghệ thuật cần được rèn luyện cho TNS, không phải để thuyết phục người khác mà để trình bày chân lí, nêu giá trị đạo đức và giá trị giáo dục.
Thảo luận rất hữu ích trong lãnh vực giáo dục và rèn luyện kĩ năng tư duy. Thảo luận làm cho vấn đề sáng tỏ, đề tài thảo luận cần được lựa chọn và có tác dụng bổ sung kiến thức cho TNS, cần thông báo trước để mọi người tìm hiểu và cần có nhiều người đến tham gia càng nhiều càng tốt.
Diễn giảng là một kĩ năng biết vận dụng ngôn ngữ trong sáng để trình bày một vấn đề cho mọi người hiểu, trong đó người diễn giảng phải vận dụng nhiều khả năng cùng một lúc đó là kiến thức, cách sử dụng ngôn từ, sự tự tin, phép phân tích và qui nạp. TNS cần có nhiều đề tài và buổi diễn giảng để trau dồi các kĩ năng này của mình để có sự chuẩn bị và tích luỹ kinh nghiệm cho công việc hoằng pháp sau này của mình.
Thuyết trình là một phương pháp để TNS có cơ hội thực tập ngay trên chính bài học, lớp học và cuộc sống ở trường của mình, đưa ra những lập luận đúng sai. Hoạt động này thường chia làm nhiều nhóm để cùng tranh luận và phản biện, tìm đáp án chính xác, bổ sung c ho bài học mà mình vừa mới học xong.
Những hoạt động này nhằm giúp cho TNS nắm bài vững hơn và sâu hơn, có thời gian tìm hiểu thực tế và tìm tòi nhiều tư liệu liên quan, tập cho TNS có kinh nghiệm sưu tập tư liệu và xử lí thông tin trên tư liệu. Ngoài ra còn trau dồi kĩ năng biện luận, phản biện, lập luận logic và thuyết phục. Trong giáo dục Phật giáo những kĩ năng này rất quan trọng, cần phải có chương trình hoạt động thường xuyên có định kì, vạch sẵn đề tài để TNS tự chọn và có thời gian chuẩn bị. Ngoài s ự bổ sung kiến thức cho TNS, những hoạt động này cung cấp một nguồn thông tin, bài vở, tài liệu nghiên cứu phong phú để phục vụ cho nhu cầu tạp chí, nội san và tập san nghiên cứu định kì của trường.
7. Tổ chức câu lạc bộ Thiền
Thiền học và thực hành ngày nay thu hút rất nhiều người trong mọi thành phần xã hội, nhưng để có sự chuyên môn và đi đúng tinh thần của Thiền thì phải cần đến sự giúp đỡ của Tăng Ni. Tăng Ni được xem như một bậc thầy về tính chuyên nghiệp trong Thiền học và thực hành. Tuy nhiên điều này không phải hễ là Tăng Ni thì ai cũng chuyên nghiệp trong lãnh vực này vì còn tuỳ thuộc vào pháp môn mà họ tu học. Nhưng TNS lại là những người có học và thực hành thiền thông qua các khoá học ở trường nên có tính chuyên nghiệp truyền đạt lại cho người khác .
Trong trường Phật học cần phải thành lập câu lạc bộ Thiền hay Thiền dưỡng sinh đều có thể, khuyến khích TNS nghiên cứu và thực hành ngồi Thiền, càng chuyên môn càng tốt. Cần xác lập nội quy và tiêu chuẩn của câu lạc bộ, nhằm thu hút TNS tham dự và thực hành. Đây là một hoạt động rất cần thiết không những cho TNS mà còn cả đối với đội ngũ giảng dạy, mọi người muốn tiếp cận với giá trị giải thoát của tự thân và sức khoẻ.
8. Tổ chức hoạt động thực tập đa chiều cho TNS
Học đi đôi với hành là phương châm của giáo dục, ở trường Phật học cũng không ngoại lệ và cũng chưa thấy ngành học nào chỉ có lí thuyết suông, hơn thế học Phật cần phải thực hành nhiều và liên tục mới mong trau dồi thành thục kiến thức của mình. Các trường Phật học hiện nay chưa thấy có giờ thực hành, phòng Lab, chưa tạo được môi trường thực hành, chương trình cụ thể về thực hành, mặc dù ai cũng biết, giáo viên và TNS đều biết. Có lẽ do điều kiện khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, nếu chúng ta quan tâm hơn và đầu tư hơn nữa sẽ thấy có rất nhiều môi trường để cho TNS tiếp cận và áp dụng kiến thức của mình với thực tế.
Ở Việt Nam, Phật giáo có nhiều môi trường để cho TNS thực tập giảng dạy, chẳng hạn ở trường Trung Cấp Phật Học, đạo tràng, đoàn chúng, Gia đình Phật tử; hoặc khảo cứu lịch sử Phật giáo và chùa chiền qua các thời kì, Trung tâm Phật giáo Luy Lâu chưa khai thác; hoặc thực tập ở những cơ sở hành chánh BTS của Giáo hội. Tại sao không, và tại sao không tạo điều kiện để TNS có cơ hội thực tập và nghiên cứu? Chẳng hạn riêng ở Huế, có rất nhiều Ni ệm Phật Đường rất cần sự hướng dẫn của Tăng Ni, mà trong đó nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc về họ. Trong khi đó những trường Phật học tại sao không tạo điều kiện để TNS về đây thực tập, hướng dẫn các sinh hoạt Phật sự, trong khi đó TNS hầu như còn phải ngỡ ngàng trước khái niệm về thực tập hoặc khó khăn tìm cho ra nơi thích hợp để thực tập. TNS tốt nghiệp không chỉ đạt tiêu chuẩn của bài thi, chứng chỉ, khoá luận và luận văn tốt nghiệp mà còn phải trải qua kì thực tập tối thiểu là 1 tháng. Điều mà các trường Đại học bên ngoài đã làm và làm tốt.
Thực tập giúp TNS rèn luyện các kĩ năng thuyết giảng, điều hành buổi lễ, tổ chức các khoá tu và các hoạt động lễ hội có văn hoá của Phật giáo. Ngoài ra TNS còn phải mở các lớp giảng dạy Phật pháp, thực tập trú trì rút kinh nghiệm sau này còn phải tham gia vào các hoạt động hoằng Pháp của Giáo hội và phục vụ quần sinh.
Thực tập phải qua kiểm tra và đánh giá trên nhiều phương diện dựa vào quy trình cụ thể do nhà trường đề ra. Quá trình kiểm tra và đánh giá bằng văn bản điề u tra và thống kê, rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho giáo dục, hoạt động hoằng Pháp và đáp ứng nhu cầu Phật pháp ở vùng sâu vùng xa.
Một lựa chọn khác là TNS thực tập giảng dạy ở các trường thấp hơn trong Phật giáo, chẳng hạn như trường Trung cấp Phật học. TNS được giới thiệu đến thực tập ở các trường Trung cấp Phật học, ngoài công việc thực tập giảng dạy, TNS còn phải đóng vai trò tổ chức lớp học, chủ nhiệm, sinh hoạt tập thể và các hoạt động khác của trường yêu cầu. Chính vì thế, trong chương trình giảng dạy ở các trường Trung cấp Phật học phải có một thời gian để TNS các Học viện Phật giáo về thực tập. Để thực hiện chương trình này, Ban Điều Hành các Học Viện Phật giáo phải liên hệ và hợp tác với các trường Trung Cấp Phật Học ở các tỉnh thành để giới t hiệu TNS về thực tập.
Ngoài ra, ở các cơ sở Ban Trị Sự của Giáo hội các tỉnh thành cần phải tạo điều kiện cho các TNS đến thực tập hành chánh, công văn, lưu trữ văn thư... trong văn phòng của các Ban Trị Sự các tỉnh thành. Những công việc như vậy giúp TNS có cơ hội làm việc hành chánh mỗi khi các BTS các tỉnh thành cần tuyển, tránh được tình trạng thiếu nhân lực và yếu kém nhân lực, trong lúc chúng ta đã lãng phí nhân lực của Phật giáo.
Tổ chức thực tập cho TNS không chỉ phục vụ cho mục đích giáo dục hay gi ảng dạy, mà nhằm tạo điều kiện và cơ hội cho TNS tiếp xúc với công việc thực tế mà sau khi ra trường TNS khỏi bỡ ngỡ. Các trường Phật học và Giáo hội phải luôn tạo điều kiện thuận lợi cho TNS có môi trường để thực tập và phục vụ lí tưởng bằng sức trẻ và tí nh năng động của tuổi trẻ, chứ tuổi già không thể nào đảm trách nỗi. Mỗi lần tổ chức thực tập là TNS có cơ hội để trau dồi kĩ năng và thực tế, mỗi lần thực tập thì kết quả lớn nhất là tạo niềm tin và uy tín cho trường.
C. Kết luận
Vai trò hoạt động xã hội của TNS nhằm bồi dưỡng cho họ kiến thức thực tế và học đường, tạo cơ hội để TNS phát huy khả năng trong các lĩnh vực xã hội, qua đó TNS hoàn thiện nhân cách sống, ứng xử cộng đồng, hoàn thiện năng khiếu của mình qua những hoạt động xã hội này. Những loại hình sinh hoạt như thế đã đưa ra những bằng chứng cụ thể và thiết thực, vì vậy chúng ta không thể xem những hoạt động xã hội này là “ngoại khoá”, mà là một chương trình học mở rộng thật thụ, mở rộng lớp học với một không gian lí tưởng, bổ sung kiến thức cho gi ảng đường một cách sinh động, nâng cao chất lượng dạy và học. Qua hoạt động xã hội, TNS sau khi rời khỏi nhà trường họ còn tiếp tục phát triển và đóng góp khả năng của mình cho xã hội, cho Phật giáo và cho cả nhân loại.
Hoạt động xã hội của TNS là định hướng giáo dục một cách khách quan và thiết thực trong vai trò hình thành nhân cách của TNS, đem lại một phần giá trị và ý nghĩa đích thực trong việc xây dựng sự nghiệp giáo dục ở các trường Phật học. Chính sự tham gia hoạt động xã hội của TNS là hình ảnh trực tiếp đối với công việc truyền bá Phật giáo và đưa Phật giáo áp dụng vào cuộc sống nhân sinh; hình ảnh của TNS ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình hoạt động đối với xã hội.
Một trường Phật học phải đẩy mạnh và tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng phạm vi giáo dục của mình ra ngoài xã hội thông qua việc đào tạo và xây dựng các chương trình hoạt động xã hội cho TNS, để giúp TNS có cơ hội tiếp cận với thực tế, là tác nhân kích thích trực tiếp bổ sung và hỗ trợ giáo dục đối với môi trường xung quanh. Một nhà máy không thể ngắt quảng tiến trình sản xuất mà có sản phẩm hoàn thiện được, cũng thế một trường học cũng không đào tạo được con người hoàn thiện nếu không kích thích được giáo dục bằng cách tổ chức và tận dụng thời gian trong lúc đang còn đi học của TNS. Như vậy, một ngôi trường chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giáo dục cao cả ở thời hiện đại khi và chỉ khi giáo viên và học sinh có sự kết nối với nhau thực sự, có tư duy trong sáng và có tính phê phán, lí giải có sáng kiến và độc lập, bi ết gánh vác trách nhiệm, thực hành cái tốt đẹp, tâm hồn cao thượng và thân thể mạnh khoẻ. Trong những dự hướng như thế thì chỉ có hoạt động xã hội của TNS mới có thể giúp được nhiều.
TS. Thích Thiện Chánh
- Chiêm Bái Bộ Kinh Quý Hiếm Ở Chùa Sư Nữ
- Đại Hội Phật Giáo Tỉnh Ninh Bình
- Trao Tặng Và Trồng Cây Bồ Đề Tại TVTL Đà Lạt
- Đăk Lăk: Đốt Nến Tri Ân – Thay Lời Muốn Nói
- Phái Đoàn GHPGVN Thăm Hữu Nghị Phật Giáo Campuchia
- Hà Tĩnh : Trại Hè Sinh Hoạt Phật Pháp Thanh Thiếu Niên Trúc Lâm Thanh Lương 2012
- Phật Giáo Đak Lak Làm Lễ Tác Pháp An Cư PL 2556
- Đak Lak: Khai Kinh Triệu Hồn Tại Cầu Sêrrepok
- Thông Điệp Chúc Mừng Đại Lễ Vesak LHQ Của Đòan GHPGVN
- Ngôi chùa nghìn tuổi giữa lòng núi
- Lâm Đồng: TCPH Khánh Thành Giảng Đường - Phòng Học
- Lâm Đồng: Đại hội Phật giáo TP.Đà Lạt lần thứ VIII