Vĩnh Minh Tự Viện

Monday, May 06th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Khái Luận về Đạo Đức - Đạo Đức Xã Hội

Khái Luận về Đạo Đức - Đạo Đức Xã Hội

Email In PDF
Mục lục bài viết
Khái Luận về Đạo Đức
Ý Nghĩa Đạo Đức Đối Với Việc Tu Đạo
Căn Cứ Tưởng Lệ Sự Làm Lành, Lành Dữ
Phương Diện Thực Tế
Đạo Đức Xã Hội
Luận Về Chính Trị
Tất cả các trang

4.Đạo Đức Xã Hội
Ý nghĩa xã hội là trỏ cho đoàn thể đặc thù và lớn hơn gia đình, chẳng hạn như hàng xóm, đô thị (gama, jana-poda) v.v… Lại tiến lên một bậc nữa mà nói thì như đoàn thể một quốc gia cũng thuộc loại này. Trong khi thuyết giáo, ngoài đạo đức gia đình ra, tuy Phật đã không đề cập đến đạo đức đặc thù của đoàn thể, nhưng xét rằng cũng có nhiều điểm thích dụng. Cho nên tôi xin bàn qua về vấn đề này (1).

(1) A. 11, p, 32.

Thâu tóm đạo đức của tất cả đoàn thể thì cái đức mục mà Phật nhấn mạnh hơn cả là cái gọi là nhiếp sự (sanghaavatthu) vậy. Vì nhiếp sự có nghĩa là cái điều kiện làm cho chúng sinh đoàn kết với nhau, cứ theo danh xưng thì ta thấy đó chính là đối với đoàn thể. Nhiếp sự có bốn và được gọi là Tứ nhiếp sự: Thứ nhất bá thí (dana); Thứ hai ái ngữ (piyyavujja); Thứ ba lợi hành (atthariyà); Thứ tư đồng sự (samanattata). Ðó là trích ra từ mục Quan Hệ Bạn Bè trong kinh Lễ Bái Sáu phương kể trên. Bá thí nghĩa là người giàu dùng của cải giúp đỡ kẻ nghèo, người hiền dùng trí tuệ giúp đỡ kẻ ngu, do sự hỗ trợ lẫn nhau ấy mà khiến cho sự sinh hoạt của đoàn thể không có gì trở ngại và nhờ thế mà tiến bộ. Ái ngữ nghĩa là phải dùng lời vui vẻ nhã nhặn mà nói chuyện và an úy lẫn nhau, cho đến trong việc giao thiệp hằng ngày cũng thế, đó là yếu tố không thể thiếu để làm cho đoàn thể được dung hợp. Lợi hành nghĩa là sinh hoạt lợi ích của đoàn thể, tức phải lưu ý đến việc công ích. Nếu nói theo ngôn ngữ ngày nay thì đó chính là sự phục vụ xã hội. Sau hết, đồng sự có nghĩa là tự mình đồng hóa với đoàn thể, tức là phải hành động theo đúng quy tắc và tập quán của đoàn thể, vì đó là đức mục trọng yếu nhất trong đoàn thể, nếu thiếu tinh thần đồng hóa thì xã hội không thể nào trở thành một đoàn thể. Tuy nhiên, nếu đoàn thể tội ác mà mình cũng đồng hóa thì Phật ngăn cấm, bởi thế, Phật đặc biệt nhấn mạnh là “ư pháp đồng sự”. Tức là, nếu quy tắc và tập quán của đoàn thể phù hợp với pháp,  không một chút phản bội thì mình đồng hóa được, còn nếu không thì phải thoát ly đoàn thể, mà nếu không thoát ly được thì phải cực lực đề xướng cải cách; đó là tinh thần của Phật. Do đó, Ðạo Nguyên Thiền Sư bảo đồng sự có nghĩa là Trước phải hòa mình với kẻ khác, sau rồi làm cho kẻ khác hòa đồng với mình” (1) thật là một sự giải thích rất lý thú.

Tóm lại, nhỏ như một gia đình, lớn như toàn thế giới, nếu muốn tổ chức lại thành một đoàn thể thì Tứ nhiếp Pháp là đức mục không thể thiếu. Ðiều này cũng như Phật bảo “nhờ đó mà thâu tóm toàn thế giới như chiếc xe dựa vào sự điều khiển của người Xà-ích vậy. (2) Tăng già của Phật cũng nhờ ở tinh thần ấy mà được thống lĩnh. Lại như đệ tử tại gia của Phật là Thủ Trưởng Giả (Hatthaka) cũng nhờ có Tứ nhiếp Sự mà thống nhiếp được năm trăm đại chúng và Phật thường tán thưởng cái thành tích trác việt đó (3) Bởi thế tôi có thể nói rằng, nếu như ngày nay ta cũng ứng dụng Tứ nhiếp Pháp để đoàn kết các đoàn thể thì chắc chắn những sự phân hóa cũng được điều hòa.

(1) Chính Pháp Nhãn Tạng, quyển Tứ Nhiếp Pháp.


(2) A. 11, p, 32; Trung 33, Thiện Sinh, cáp bản, p. 162; Tạp 26, p. 323

(3) Trung 9, Thủ Trưởng Giả Kinh, cáp bản, p; 46. A. IV, pp. 218-219

Còn về Lợi hành trong Tứ Pháp Phật cũng nói rất nhiều thứ. Ở đây tôi xin góp nhặt những điểm đáng chú ý nhất về sự tiện lợi cho những người đi đường như sau: bắc cầu qua sông, tiếp tế thức ăn, xây ký túc xá cho họ nghỉ ngơi, đào giếng để cung cấp nước khi họ khát v.v…

“Trồng cây lấy bóng mát và trái ăn, bắc cầu qua sông (cho lữ khách) để gây công đức, đào giếng uống nước, làm nhà nghỉ chân, những công đức như thế ngày ngày thêm lên, đầy đủ như pháp, nhờ thế được sinh thiện (1)

Đó là cái mà Phật gọi là con đường sinh lên cõi trời, vì chính bản thân Phật cũng là một nhà lữ hành trường kỳ nên mới cảm thấy những cái đó rất cần thiết. Vả lại, nó cũng còn là nhu cầu tất yếu cho sự giao thông nhất ban giữa các nước thời bấy giờ. Tóm lại, có thể nói, Phật đã đặc biệt chú ý đến những thiết bị của thời văn minh và đó là điểm cực kỳ hứng thú.

(1) Trường-Hàm, Du Hành kinh thứ 2, Cáp bản: 777; Tạp 36. p. 680; S. 1, 5, 7: Vanaropa 1, p, 33