Vĩnh Minh Tự Viện

Monday, May 06th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Căn Cứ Và Sự Phân Đoán Gía Trị Sự Tồn Tại - Hết Thảy Là Khổ

Căn Cứ Và Sự Phân Đoán Gía Trị Sự Tồn Tại - Hết Thảy Là Khổ

Email In PDF
Mục lục bài viết
Căn Cứ Và Sự Phân Đoán Gía Trị Sự Tồn Tại
Hết Thảy Là Khổ
Vô Thường, Vô Ngã: Căn Cứ Của Khổ Quan
Thường Lạc Ngã Tịnh: Căn Cứ Khổ Quan
Căn Cứ Của Tâm Lý Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
Tất cả các trang

 

1.Hết Thảy Là Khổ

Thế giới phú bẩm này, đối với yêu cầu của con người có những giá trị và ý nghĩa gì? Nhận xét theo giá trị quan của Phật thì có thể tóm tắt trong một tiếng Khổ (dukkha), tức là con người không thể tin cậy hoàn toàn ở cái thế giới khổ đau này: đó là sự phán đoán giá trị nhất ban của tất cả các kinh văn. Ðứng về phương diện lịch sử mà nói thì nhân sinh quan này đã không hẳn khởi đầu từ đức Phật mà, ít ra cũng đã manh nha từ khoảng giữa thời đại Áo-Nghĩa-Thư, thời đại mà con người bắt đầu so sánh đối chiếu giữa lý tưởng và hiện thực, kết quả đã nảy sinh tư trào chán ghét hiện thực và dần dần đã xâm nhập toàn thể tư tưởng giới Ấn Ðộ mà thành nhân sinh quan: điểm này tôi đã trình bày ở một chỗ khác (1), tức là, sự khảo sát của Phật, nói về mặt lịch sử tư tưởng, chẳng qua cũng chỉ là tiếp nối cai hệ thống ấy mà thôi.  

(1) Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, pp. 501-502,

Song, điểm đặc biệt là Phật đã cực lực khoáng trương nó về mặt nội bộ, động cơ xuất gia của ngài chủ yếu là để thoát ly cái khổ già, đau (ốm), chết, rồi sự giải thoát của ngài cũng bảo là giải thoát sinh lãi bệnh tử ưu bi khổ não, tất cả đều lấy các nổi khổ của người đời làm trung tâm mà thành lập Phật giáo. (1) Do đó, trong pháp Tứ-Ðế, thế giới phú bẩm này được trực tiếp mệnh danh là Khổ-Ðế, và trong Thập Nhị Nhân Duyên thì lấy việc tìm cho ra những điều kiện tạo nên lão bệnh tử ưu bi khổ não làm khởi điểm cho Duyên Khởi Quan. Xem thế thì hiển nhiên ta thấy khởi nguyên của Phật Giáo Nguyên Thủy, có thể nói, cũng tương đồng với phái Số-Luận và Kỳ-Na-Giáo, nghĩa là, đều nhằm vào một vấn đề lớn là giải quyết những nổi khổ của kiếp người.