Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Apr 04th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Căn Cứ Và Sự Phân Đoán Gía Trị Sự Tồn Tại

Căn Cứ Và Sự Phân Đoán Gía Trị Sự Tồn Tại

Email In PDF
Mục lục bài viết
Căn Cứ Và Sự Phân Đoán Gía Trị Sự Tồn Tại
Hết Thảy Là Khổ
Vô Thường, Vô Ngã: Căn Cứ Của Khổ Quan
Thường Lạc Ngã Tịnh: Căn Cứ Khổ Quan
Căn Cứ Của Tâm Lý Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
Tất cả các trang

NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO TƯ TƯỞNG LUẬN

Tác giả: KIMURA TAIKEN

Hán dịch: ÂU DƯƠNG HÃN TỒN

Việt dịch: THÍCH QUẢNG ĐỘ

--o0o--

THIÊN THỨ HAI

THẾ-GIỚI-QUAN HIỆN-THỰC

(Luận về khổ, Tập Ðế)


CHƯƠNG VII

CĂN CỨ VÀ SỰ PHÁN ÐOÁN GIÁ TRỊ SỰ TỒN TẠI.

Những điểm đã được trình bày ở trên - bản chất từ nhân duyên luận đến thế giới quan – là nhân sinh quan và thế giới quan sự thực phú bẩm mới chỉ được thảo luận theo kiến địa khách quan mà thôi. Nghĩa là, trong đó tôi đã cố tránh không đề cập đến cái giá trị của nó có bao nhiêu đối với yêu cầu của con người, do đó, kết quả, cái phương pháp quan sát ấy thuần nhắm vào sự tiện lợi cho việc thuyết minh thôi chứ tuyệt không phải đã y cứ vào hình tướng nói pháp của chính đức Phật. Vì trong các buổi nói pháp, Phật đã không đề cập đến việc phán đoán giá trị mà chỉ chuyên xiển minh sự thật thuần túy, có thể nói, không một chỗ nào mà không thế, đó là lập trường của Phật; bởi thế mà Phật hoàn toàn là một nhà tôn giáo hơn là một nhà khoa học, và mục đích của Phật là lấy hết thảy sự tượng làm việc phán đoán giá trị để thực hiện cái lý tưởng tối cao của con người. Vì vậy, ở đây, sau sự thực quan, cần phải thảo luận đến việc phán đoán giá trị của sự thực để làm sáng tỏ ý nghĩa tôn giáo của nó, bởi lẽ Phật giáo là một tôn giáo có căn cứ lấy sứ mệnh luân lý làm cơ sở, cho nên, đứng về phương diện thực tế mà nói, nó là một nến giáo lý có nghĩa cực kỳ trọng yếu.