Vĩnh Minh Tự Viện

Monday, May 06th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Luận Về Bản Chất Tồn Tại - Khunh Hướng Vô Vũ Trụ Luận

Luận Về Bản Chất Tồn Tại - Khunh Hướng Vô Vũ Trụ Luận

Email In PDF
Mục lục bài viết
Luận Về Bản Chất Tồn Tại
Khuynh Hướng Thưởng Thức
Khung Hướng Quan Niêm Luận
Khunh Hướng Vô Vũ Trụ Luận
Khuynh Hướng Hình Như Thượng Học Thực Tại Luận
Tất cả các trang

3.Khunh Hướng Vô Vũ Trụ Luận

Như vậy, thế giới quan của Phật, trên bề mặt, tuy là thực tại luận, nhưng chiều sâu, có thể nói, là quan niệm luận. Duy có điều là, theo Phật, cả hai khi thành lập các pháp đều phải hội đủ tất cả mọi quan hệ. Song, nếu lại tìm đến sự tồn tại vô điều kiện vượt lên trên mọi quan hệ thì ý kiến của Phật ở chỗ nào? Vấn đề này, cứ lấy lý mà suy thì ta không thể cho đó là “không” (sunnata), tại sao? Vì trong giáo nghi của Phật Giáo Nguyên Thủy, nếu xa rời nhân duyên thì không thể nào tìm cầu được pháp, tức là, nói cách dễ hiểu hơn, vấn đề này vượt ra ngoài vòng nhận thức.

“Thế nào là kinh đệ-nhất-nghĩa không? – Các Tỷ-Khưu, mắt khi sinh không có nơi đến, khi diệt không có chỗ đi, như vậy, mắt không thật sinh, sinh rồi diệt hết; có nghiệp báo, không tác-giả, ấm này diệt ấm khác tương tục, trừ pháp tục đế, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng lại như thế. Pháp tục đế có nghĩa bảo rằng: cái này có nên cái kia có cái này sinh nên cái kia sinh, như vô minh duyên hành, hành duyện thức”. (1)

Ý đoạn văn trên cho rằng pháp tắc nhân duyên tự nó tuy tồn tại, nhưng hết thảy những cái đã do nhân duyên sinh chẳng qua cũng chỉ đều là không mà thôi.

“Hỏi: Bảo rằg thế gian là không, vậy ý nghĩa thế gian như thế nào? Thế Tôn cho thế giới là không ư?

(1) Tạp-Hàm 13, các bản, p. 555. Ðoạn văn trên đây là văn Ba-li, nhưng trong Luận-Câu-Xá, quyển 9, cũng dẫn dụng một cách tương tự. Dĩ nhiên đây là đoạn kinh văn thuộc chính hệ cổ đại truyền lại.

Ðáp: Vì ngã, ngã sở là không nên bảo thế gian là không, Ngã, ngã sở không là thế nào? Là: mắt đối với ngã, ngã sở là không, nhãn thức đối với ngã, ngã sở là không, nhãn xúc đối với ngã, ngã sở là không; đến tất cả sự cảm thụ khổ, lạc, xả vì nhờ vào nhãn xúc ấy làm duyên mà sinh khởi nên thụ đối với ngã, ngã sở cũng là không. Bởi thế, A-Nan, vì đối với ngã, ngã sở là không nên gọi thế gian là không” (1)

Trên đây là dựa vào lý do ở đoạn văn trích dẫn trước để đi đến ngã, ngã sở mà thuyết minh nghĩa “không” một cách rõ ràng hơn.

“Như thế, Thích-Ðề-Hoàn-Nhân, tất cả cái có đều quy về không, không ngã, không nhân, không thọ, không mệnh, không sĩ, không phu, không hình, không tướng, không nam, không nữ, cũng như gió, Thích-Ðề-Hoàn-Nhân phá hoại cây lớn” (2)

Tức là xa lìa nhân duyên thì hết thảy mọi hiện tượng đều là không, không thể tìm cầu được cái danh tướng của bất cứ vật gì. Nghĩa là trong không, ngoài không, trong, ngoài đều không đi đến rốt ráo là không (3). Thuyết này không là tư tưởng sâu xa nhất trong các thời nói pháp của Phật, cho nên, trong các kinh có câu thường được láy lại, như “Cái mà Phật nói có đầy đủ ý nghĩa thâm diệu tinh vi, siêu việt hẳn các kinh nghĩa không của thế gian”.

(1) S. IV, p. 54; Tạp 9, Các bản, p. 528,


(2) Tăng -Nhất 6, p, 303; (tham chiếu Căn Bản Phật giáo, p. 208).

(3) M. 121-122 Culasunnata, Mahàsunnata Trung-Hàm, 50 hai kinh Tiểu không, Ðại không xiển minh pháp tu nội không, ngoại không, nội ngaọi không v.v…

Cứ theo đó mà suy thì thế giới quan đệ-nhất-nghĩa của Phật sẽ trở thành vô-vũ-trụ-luận. Nói một cách thự tế thì mục đích của chủ trương thuyết không của Phật dĩ nhiên là chỉ để tiện cho việc tu dưỡng(1), nhưng nếu chuyển đổi nó thành thế giới quan thì hiển nhiên nó là chủ nghĩa “nhất thiết không”. Về sau, trong các phái Ðại Thừa, có phái chủ trương hết thảy chỉ là giả danh, không có thực thể cũng chính là kết quả đã được suy diễn từ tư tưởng trên. Ðến như phạm vi bao quát và thành tích hiển trứ nhất của nó thì phải kể đến phái Trung-quán lấy Bát-Nhã làm trung tâm. Câu danh ngôn “Những pháp do nhân duyên sinh, ta bảo đó là không” (Nhân duyên sở sinh pháp, ngã tức thuyết vi không) (2) chẳng qua cũng chỉ được coi như đã tóm thâu cái tư tưởng trên đây trong Phật giáo nguyên thủy mà thôi.

(1) Hai kinh trên toàn đứng trên lập trường tu dưỡng để xiển minh nghĩa không, đặc biệt lấy đó làm công án để tư duy thiền định gọi là không tam muội (sunnata sàmadhi) và là sở trường của Tu Bồ Ðề. Lại gồm với vô tướng, vô nguyên gọi là ba loại tam muội, rồi hợp với vô thường, khổ, phi ngã gọi là tứ niệm trụ v.v… như thế đủ thấy ý nghĩa không của sự tu dưỡng cực kỳ rộng rãi.


(2) Trung Quán Luận quyển 1: ”Các pháp do nhân duyên sinh, ta bảo độ tức không không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi là nghĩa Trung Ðạo”.