Vĩnh Minh Tự Viện

Monday, May 06th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Luận Về Bản Chất Tồn Tại - Khuynh Hướng Thưởng Thức

Luận Về Bản Chất Tồn Tại - Khuynh Hướng Thưởng Thức

Email In PDF
Mục lục bài viết
Luận Về Bản Chất Tồn Tại
Khuynh Hướng Thưởng Thức
Khung Hướng Quan Niêm Luận
Khunh Hướng Vô Vũ Trụ Luận
Khuynh Hướng Hình Như Thượng Học Thực Tại Luận
Tất cả các trang

1.Khuynh Hướng Thưởng Thức

Vấn đề bản chất, cứ theo tư tưởng được thấy phổ thông nhất trong các kinh văn, có thể cho đó là khuynh hướng thực-tại-luận; nghĩa là, lập trường cho rằng tâm, vật đều là những vật phú bẩm, đều vô thủy vô chung. Như các thuyết Lục giới (đất, nước, lửa, gió không thức) và Ngũ uẩn “sắc, thụ, tưởng, hành, thức), Phật chỉ nhận chúng là những yếu tố, đều là sự tồn tại độc lập, không do đâu dẫn khởi; đến khi chúng trở thành tồn tại cụ thể thì tuy cần phải nhờ các duyên hòa hợp, song mỗi yếu tố đều là vật phú bẩm, không thể suy tầm đến khởi nguyên của nó được. Lại nữa, về vật-chất-quan thì Phật cho đất, nước, lửa, gió, (tứ đại) là bản chất, nghĩa là, hết thảy hiện tượng vật chất đều phát xuất từ đó, để chia thành nội (ajjhattika), ngoại (bahira), tức là những yếu tố nhục thể (nội) và những yếu tố ngoại giới (ngoại), rồi chia thành cảm quan và đối tượng của nó, tức là năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và năm cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc. Tất cả tuy đều được cho là những hiện tượng vật chất do tứ đại tạo nên (1), nhưng, nếu đã là vật tứ đại phú bẩm thì không luận đến khổ nguyên của nó. Lại nữa, khi đứng về phương diện tinh thần mà khảo sát cũng thế, những yếu tố tuy phải dựa vào nhiều điều kiện để trình hiện thành những hiện tượng cụ thể, nhưng những yếu tố tự thân thì bất luận là thức, hành, tưởng, thụ, cho đến tác ý, xúc, tư v.v… mỗi mỗi đều là tác dụng tâm có đủ độc-lập-tính. Vả lại, đối với những yếu tố tinh thần, đức Phật thường khảo sát thêm về mặt tam thế nữa, nghĩa là thường bao quát hết thảy quá khứ, hiện tại và vị lai để thuyết minh.

“Hết thảy sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc thẳng, hoặc liệt, hoặc xa, hoặc gần - tổng quát tất cả gọi là sắc uẩn”.

(1) Như Tượng-Tích Dụ trong Trung-Hàm, 7; Ma-Ha-Ðà, 28 Mahàhatthhipadopama,

Trên đây là một thí dụ về sự thuyết minh định nghĩa của Phật đối với sắc uẩn, và với thụ, tưởng, hành, thức cũng cùng một định nghĩa như thế. Xem thế thì thấy Phật đã cho những yếu tố không gian tồn tại một cách hỗn hợp, đồng thời lại nhận các yếu tố thời gian tồn tại một cách liên tục.

Do đó, nếu nhận xét theo những hình thức thuyết minh rất phổ thông này, thì có thể nói lập trường của Phật thuần là thật-tại-luận, bởi vì từ vật, tâm nhị nguyên luận mà tiến đến thế giới quan đa nguyên vậy. Về sau, trong các bộ phái, Thuyết-nhất-thiết-hữu bộ lấy “tam thế thực hữu, pháp thể hằng tồn” làm chủ trương cương yếu, phân tích tâm, vật làm nhiều thứ để rồi đi đến quan hệ nhiếp cả tâm, vật (tâm bất tương ứng), tức phô diễn tam thế thực hữu, thật ra cũng không ngoài việc suy diễn cái khuynh hướng thực tại luận của Phật.