Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Apr 26th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Chuyển Đề

Trong Thế Giới Vội Vã

Email In PDF

Thế giới đang trở nên đông đúc, vội vã bất an và sôi nổi hơn bao giờ hết. trong những điều kiện đó, con người có khuynh hướng giảm bớt lòng từ bi và tăng thêm tâm gây gổ, kiêu căng. Tôi nghĩ việc rèn luyện tâm bình an là cách duy nhất để loài người có thể sống còn.

Cập nhật ngày Thứ hai, 28 Tháng 10 2013 20:54

Tai Hại Của Vô Minh Và Vọng Tưởng.

Email In PDF

Lama Zopa Rinpoche - Minh Chánh chuyển ngữ

Khi tâm bạn nhận biết cái chuông, thì nó không thấy một cái chuông đơn thuần bị tâm quy ước. Nó thấy một cái gì đó nhẹ nhàng vượt xa hơn, thậm chí nhẹ nhàng đến nổi hơn cả điều đó.

Cập nhật ngày Thứ sáu, 25 Tháng 10 2013 09:10

Câu Chuyện Một Con Đường

Email In PDF

Bures-Sur-Yvette

Hoang Phong

Đức Thích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một Con Đường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìm thấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúc ấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình để trỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm nay chúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài và bước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.

Cập nhật ngày Thứ hai, 21 Tháng 10 2013 05:54

Bà La Môn Giáo Và Triết Học Phật Giáo.

Email In PDF

Như Thị

Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.

Cập nhật ngày Chủ nhật, 20 Tháng 10 2013 09:03

Vài Điểm Tương Quan Của Phật Giáo Nguyên Thủy Và Đại Thừa

Email In PDF

Thích Giác Đức

Danh từ Mahayana trong cách dùng của ngài Asvaghosa không mang ý nghĩa là một cổ xe lớn như thường được dịch mà được hiểu là sự phát khởi, hay mở tâm rộng lớn để thấu hiểu pháp tính thanh tịnh, hay pháp thân hoặc Phật tánh. Có lẽ danh từ Mahayana được dịch và hiểu là cổ xe lớn xuất hiện trong văn phong của Phật giáo Trung Quốc.

Cập nhật ngày Thứ bảy, 19 Tháng 10 2013 10:09

Trần Thánh Tông - Một Ngôi Sao Sáng Của Thiền Học Đời Trần

Email In PDF

Nguyễn Thế Đăng

Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả  Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa. Trần Nhân Tông là người sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm, phái Thiền độc lập của Việt Nam; Pháp Loa và Huyền Quang là hai đệ tử của Nhân Tông, là Tổ thứ hai và thứ ba của Thiền Trúc Lâm; ba vị sau được gọi là Trúc Lâm tam tổ.Tran-Thanh-Tong.

Cập nhật ngày Thứ hai, 30 Tháng 9 2013 17:29

Trang 8 / 24