Chú đứng hai chân như đang làm xiếc, khi mỏi quá, chú ngồi xuống rồi lại nhâm nhi, bình thản ăn. Đã năm phút trôi qua, chú vẫn lặng lẽ, hồn nhiên ăn quả chuối trên tay vị sư già.
Không biết chú đã ở chùa được bao lâu, chỉ biết sự có mặt của chú làm tình người nơi đây thêm dư vị. Sự hồn nhiên, tinh nghịch, dễ mến của chú cứ như một lực hút đặc biệt khiến ai cũng như người bạn, người cha, người mẹ, người ông, người bà… của chú. Tình thương, tình người tự nhiên chảy tràn ra. Cảm giác được gọi “Sóc ơi!” rồi được nhìn thấy chú lăng xăng chạy xuống, háo hức nhận đồ ăn như đứa trẻ mừng quà mẹ đi chợ về, thật khiến lòng con người ta lăn tăn một niềm vui khó tả. Quen thuộc nhất là tiếng gọi cho sóc ăn của một bà cụ người Huế vào mỗi sáng: “Sóc ơi! Xuống ăn, kẻo đói, sóc ơi!”. Mỗi lần gọi, bà đưa mắt nhìn lên cây đa cổ thụ - chỗ trú ngụ ưa thích của chú, thấy chú chưa chịu xuống, bà đi đi quanh gốc cây, rồi lại gọi với lên. “Sóc ơi!”. Tiếng gọi làm ấm cả lòng người.
Mấy cậu nhỏ quanh chùa tuy bận học nhưng thỉnh thoảng cũng vào chơi với sóc. Mỗi lần vào đều mang trái chuối, miếng đu đủ hay mấy quả nho, cho sóc. Sóc chơi với mấy cậu hồn nhiên lắm. Mỗi khi lũ trẻ cười nói, vui đùa với nhau, chú lại nhảy nhót, chạy lấn quấn quanh chân chúng, như muốn được sự chú ý của cả thế giới vậy. Chú vẫn thường hếch cái mũi lên nghe ngóng mỗi khi có cậu nhỏ nào nói gì với chú. Với bọn trẻ, chú là thế giới hoạt hình dễ thương thật đang hiện hiện, thế giới mà con người nhất là trẻ nhỏ có thể thân thiết, chơi đùa với các loài động vật như những người bạn. Một điều rất hiếm thấy và sẽ vô cùng hiếm thấy trong sự phát triển như vũ bão của nền văn minh kỹ nghệ, cổ xướng cho tiêu thụ, nhất là trong ăn uống, đã và sẽ lấy đi rất nhiều, rất nhiều nữa những cánh rừng tự nhiên và sinh mạng của các loài động vật. Vậy mà Tam Bảo nhiệm mầu, mặc bao đổi thay thời cuộc, xưa cũng như nay, đứa con nào, chúng sinh nào cũng được ấp ủ, chở che trong tình thương của Phật, nơi những mái lam già, bên những bóng nhật bình thanh thoát.
Năm phút đã trôi qua, rồi bảy phút, mười phút,… chú vẫn còn ở đó, bên vị sư già và ăn ngon lành quả ngọt trên tay ông. Bỗng có tiếng “tách” từ máy chụp hình của một khách vãng lai khiến chú giật mình, nhưng rồi lập tức chú lại hồn nhiên nhâm nhi ăn, khi bên cạnh chú, vị sư già vẫn ung dung, bình thản đút chuối cho chú.
Mọi người vẫn mặc nhiên qua lại, người thích thú ngắm nhìn, người chỉ trỏ thầm thì bàn tán, người thản nhiên đi qua. Đâu hay:
Dưới gốc Sala, có một vị sư già, có một chú sóc nhỏ…
Chú đứng hai chân như đang làm xiếc, khi mỏi quá, chú ngồi xuống rồi lại nhâm nhi, bình thản ăn. Đã năm phút trôi qua, chú vẫn lặng lẽ, hồn nhiên ăn quả chuối trên tay vị sư già.
Không biết chú đã ở chùa được bao lâu, chỉ biết sự có mặt của chú làm tình người nơi đây thêm dư vị. Sự hồn nhiên, tinh nghịch, dễ mến của chú cứ như một lực hút đặc biệt khiến ai cũng như người bạn, người cha, người mẹ, người ông, người bà… của chú. Tình thương, tình người tự nhiên chảy tràn ra. Cảm giác được gọi “Sóc ơi!” rồi được nhìn thấy chú lăng xăng chạy xuống, háo hức nhận đồ ăn như đứa trẻ mừng quà mẹ đi chợ về, thật khiến lòng con người ta lăn tăn một niềm vui khó tả. Quen thuộc nhất là tiếng gọi cho sóc ăn của một bà cụ người Huế vào mỗi sáng: “Sóc ơi! Xuống ăn, kẻo đói, sóc ơi!”. Mỗi lần gọi, bà đưa mắt nhìn lên cây đa cổ thụ - chỗ trú ngụ ưa thích của chú, thấy chú chưa chịu xuống, bà đi đi quanh gốc cây, rồi lại gọi với lên. “Sóc ơi!”. Tiếng gọi làm ấm cả lòng người.
Mấy cậu nhỏ quanh chùa tuy bận học nhưng thỉnh thoảng cũng vào chơi với sóc. Mỗi lần vào đều mang trái chuối, miếng đu đủ hay mấy quả nho, cho sóc. Sóc chơi với mấy cậu hồn nhiên lắm. Mỗi khi lũ trẻ cười nói, vui đùa với nhau, chú lại nhảy nhót, chạy lấn quấn quanh chân chúng, như muốn được sự chú ý của cả thế giới vậy. Chú vẫn thường hếch cái mũi lên nghe ngóng mỗi khi có cậu nhỏ nào nói gì với chú. Với bọn trẻ, chú là thế giới hoạt hình dễ thương thật đang hiện hiện, thế giới mà con người nhất là trẻ nhỏ có thể thân thiết, chơi đùa với các loài động vật như những người bạn. Một điều rất hiếm thấy và sẽ vô cùng hiếm thấy trong sự phát triển như vũ bão của nền văn minh kỹ nghệ, cổ xướng cho tiêu thụ, nhất là trong ăn uống, đã và sẽ lấy đi rất nhiều, rất nhiều nữa những cánh rừng tự nhiên và sinh mạng của các loài động vật. Vậy mà Tam Bảo nhiệm mầu, mặc bao đổi thay thời cuộc, xưa cũng như nay, đứa con nào, chúng sinh nào cũng được ấp ủ, chở che trong tình thương của Phật, nơi những mái lam già, bên những bóng nhật bình thanh thoát.
Năm phút đã trôi qua, rồi bảy phút, mười phút,… chú vẫn còn ở đó, bên vị sư già và ăn ngon lành quả ngọt trên tay ông. Bỗng có tiếng “tách” từ máy chụp hình của một khách vãng lai khiến chú giật mình, nhưng rồi lập tức chú lại hồn nhiên nhâm nhi ăn, khi bên cạnh chú, vị sư già vẫn ung dung, bình thản đút chuối cho chú.
Mọi người vẫn mặc nhiên qua lại, người thích thú ngắm nhìn, người chỉ trỏ thầm thì bàn tán, người thản nhiên đi qua. Đâu hay:
Dưới gốc Sala, có một vị sư già, có một chú sóc nhỏ…
Nắng Mới
- Thực Hành Tâm Vị Tha
- Năng Lực Của Ý Chí Và Kỷ Luật
- Ăn Chay Thế Nào Cho Đúng ?
- Hạnh Phúc Là Đây
- Phật Trong Con
- Mở Lòng Lắng Nghe
- Vài Lời Khuyên Hạnh Phúc Trong Cuộc Sống Hằng Ngày
- Ăn Trong Chánh Niệm - Sống Trong Tỉnh Thức
- Vì Yêu Mến Cuộc Sống
- Đừng Quay Đầu Lại
- Sen
- Tìm Cầu Hạnh Phúc