Tu sĩ Miến Điện được gọi là bhikkhu - có nghĩa là tăng sĩ hành khất - hàng ngày đi khất thực. Việc đi khất thực là sự tu tập theo kỷ cương bởi quy định Tăng Già, Tăng Ni trong tất cả các nước theo truyền thống Nguyên Thủy (Theravadin). Khất thực hàng ngày đã được Đức Phật hành trì từ ngàn xưa và đã được tiếp tục cho đến ngày hôm nay được coi là cách thức để phát triển lòng từ tâm, độ lượng, bố thí của Phật tử đồng thời cũng là để giúp đỡ phương tiện vật chất cho Tăng già. Những tu sĩ vào mỗi buổi sáng ôm bình bát đi trong im lặng xuyên qua thành phố hay làng mạc để tiếp nhận bố thí thực phẩm trong ngày. Trên đường trở về tu viện họ chia sẻ thực phẩm và thường góp chung các thức ăn để hoàn tất bữa ăn trước giờ ngọ, đối với nhiều tu sĩ đó là bữa ăn duy nhất trong ngày.
Cùng với Tích Lan và Thái Lan, tại Burma - Miến Điện - hiện nay đã đổi tên thành Myanmar, đa số quần chúng theo Phật Giáo Nguyên Thủy. Những kinh sách cổ xưa của Phật Giáo Nguyên Thủy trong đất nước này là những sách vở được khắc bằng ngôn ngữ Pali vào khoảng thế kỷ thứ 5 AD. Trong những thế kỷ về sau cho dù, Đại Thừa và Tantra được thịnh hành, nhưng những hành động tai tiếng của Aris, của hàng tăng sĩ Tantric, dần dần làm cho quần chúng mất tin tưởng, và sau cùng đã hủy diệt Phật Giáo Tantric. Vào thế kỷ thứ 11 AD vua Anwrahta (1077-77), đổi qua Phật Giáo Nguyên Thủy và trong vòng hai thế kỷ Phật Giáo Nguyên Thủy đã trở nên cực thịnh. Sự thay đổi này của cả nước phần lớn là do sự tràn ngập của Tăng sĩ và kinh sách từ Tích Lan.
Phra Viriyang Sirintharo
Người Anh xâm chiếm lăng thổ Miến Điện vào năm 1820 và cuối cùng chiếm toàn xứ sở này vào năm 1885 dầu là gặp phải sự chống đối mạnh mẽ, điều này có nghĩa là các nhà truyền giáo đạo Tin Lành đã không thể phát triển được. Khi dành lại độc lập năm 1948, đạo Phật một lần nữa nhận được sự ủng hộ của chính quyền và cho đến ngày hôm nay thì 89% dân Miến Điện theo đạo Phật. Vào cuối thế kỷ thứ 19 có một cuộc cải cách to lớn về tôn giáo tại xứ sở này, và trong thế kỷ này việc thuyết pháp cua hai vị Thiền Sư người Miến Điện, Ngài Mahasi Sayadaw và Ngài U Ba Khin, một vị cư sĩ, đã gây ảnh hưởng lớn tại Tây Phương.
Phra Viriyang Sirintharo
Phật giáo là một tôn giáo không có trời, có thể sẽ có câu hỏi rằng ai là người để người Phật tử cầu nguyện? hoạc là họ có cầu nguyện hay không? Câu trả lời là hầu hết các người Phật tử đều cầu nguyện, nhưng họ cầu nguyện Đức Phật trong lòng của chính họ. Ho tin tưởng rằng giác ngộ của vị Phật là đức Phật của chính họ mà họ chưa có khả năng đạt tới. Do đó khi họ cầu nguyện, có nghĩa là họ cầu nguyện trong thâm tâm họ. Trong tất cả các nước Phật giáo, chùa chiền luôn luôn mở rộng cửa, cho mọi người đến sùng bái mỗi ngày. Họ dâng hoa trên các bàn thờ Phật hoặc thắp huong, nến để tỏ lòng sùng kính của họ đến Đức Phật. Thông thường họ qùy lạy để tỏ lòng nhớ ơn đến giáo pháp của Đức Phật. Đôi khi họ dâng cúng gạo hoặc nhang. Đó là những cung cách để tỏ lòng tôn kính đến Đức Phật.
Nguyễn VĂn Hoa
- Cảnh sát TP.Ulsan thỉnh chư Tăng an vị Phật
- Bảo Tồn Tượng Phật Mông Sơn
- Ngắm "Tiểu Hòa Thượng" Hàn Quốc...Đá Bóng
- 100.000 Chiếc Lồng Đèn Thắp Sáng Trên Đường Phố Seoul
- Chuẩn Bị Khánh Thành Ngôi Chùa Lớn Nhất Châu Âu
- Lễ Hội Đèn Lồng Mừng Đại Lễ Phật Đản Ở Hàn Quốc
- Phái Đoàn PGVN Dự Lễ Cầu Nguyện Hòa Bình Thế Giới Tại Sri Lanka
- Hội Nghị Thượng Đỉnh Tăng Gìa Phật Giáo
- Phó Tổng Thống Myanmar Quy Y Cửa Phật?
- Đài Loan, Hàng Vạn Tăng Ni ThiệnTín Tham Dự Lễ Phật Đản Trước Phủ Tổng Thống
- Mầm Bồ Đề, Thế Hệ Tương Lai Phật Giáo Hàn Quốc
- Hình Ảnh Sinh Hoạt Văn Hóa Trước Khi Phật Đản Tại Chùa Phụng Ân, Hàn Quốc