Vĩnh Minh Tự Viện

Saturday, Apr 19th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học

Sự Tích Thập Bát La Hán

Email In PDF

Quang Mai

Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh. Tranh tượng Bồ-tát trình bày một thế giới trang nghiêm hương hoa nhã nhạc. Tranh tượng La-hán trình bày những nét sống động của các bậc Thánh hết sức hồn nhiên phụng hiến năng lực của mình…

Cập nhật ngày Thứ ba, 12 Tháng 3 2013 10:28

Giới thiệu Tương Ưng Bộ Kinh

Email In PDF

Gs. U KO LAY - Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch

Bộ sưu tập này gồm những bài kinh trong Tạng Kinh được gọi Tương Ưng Bộ Kinh gồm 7.762 bài có độ dài không đều.

Cập nhật ngày Thứ ba, 12 Tháng 3 2013 10:11

Dòng Sông Tâm Thức

Email In PDF

HT. Thích Nhất Hạnh

Nhà triết học David Hume đã nói: “Thức là một tia sáng hay một chuỗi những tri giác khác nhau diễn ra liên tục với một tốc độ phi thường.” Các tâm hành biểu hiện và tiếp nối nhau như một dòng sông. Khi nhìn vào dòng sông, chúng ta nghĩ rằng dòng sông là một thực thể không bao giờ thay đổi, nhưng đó là do tâm thức của chúng ta tạo ra. Khi ngồi trên bờ sông, chúng ta thấy rằng dòng sông mà chúng ta đang quan sát bây giờ không giống với dòng sông mà chúng ta vừa mới xuống bơi lội. Heraclitus nói rằng chúng ta không thể tắm hai lần trong một dòng sông.

Cập nhật ngày Thứ bảy, 09 Tháng 3 2013 10:06

Pháp Ấn Phải Có Niết Bàn

Email In PDF

HT. Thích Nhất Hạnh

Điều thứ hai đại chúng được học là trong ba Pháp ấn của đạo Bụt phải có Pháp ấn Niết bàn. Nhiều vị kinh sư của Thượng tọa bộ đã bị ám ảnh bởi ý niệm về khổ cho nên đã thay thế Pháp ấn Niết bàn bằng Pháp ấn Khổ. Kinh Chiên Đà (Channa), kinh 262 của bộ Tạp A Hàm, còn giữ lại được nguyên vẹn công thức của ba Pháp ấn: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, Niết bàn tịch tĩnh (anityāh sarvasamskārāh, nirātmānah sarvadharmāh, santam nirvānam). Công thức này được lặp lại tới năm lần trong kinh này. Kinh Channa của tạng Pāli cũng nói tới chuyện thầy Channa đi cầu Pháp, nhưng đã bỏ mất Pháp ấn thứ ba là Niết bàn, tuy nhiên không dám thêm vào pháp ấn Khổ, sợ nói nếu tất cả các pháp đều là Khổ thì như thế là vơ đũa cả nắm, cho các pháp Tứ diệu đế, Bát chánh đạo v.v... của Bụt cũng là Khổ. Đó là lời giải thích về sau của các tổ Thượng tọa bộ.

Cập nhật ngày Thứ sáu, 08 Tháng 3 2013 09:16

Giới Thiệu Kinh Điềm Lành

Email In PDF

(Mangala Sutta)

Bình Anson

Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya). Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ. Ở đây, chúng tôi xin trình bày tóm tắt sơ lược nội dung bài kinh.

Cập nhật ngày Thứ ba, 05 Tháng 3 2013 09:52

Trang 17 / 43