Lama Zopa Rinpoche, Minh Chánh chuyển ngữ
Sự tỉnh thức nhận biết các pháp là tâm. Sự tỉnh thức đó không phải là cái tôi hay tự ngã. Tâm là một phần của các uẩn. Trong đời sống này, bạn có thân tâm. Sự kết hợp của thân tâm là các uẩn mà bạn gọi là “tôi”. Thân và tâm là các uẩn; cái tôi là bị gắn nhãn hiệu. Các uẩn và nhãn hiệu là hai hiện tượng khác nhau.
Đồ đệ: Con có thể hỏi thầy một vấn đề? Trước đây, thầy đã nói về bản chất mơ hồ của cái tôi. Vậy, sự khác biệt giữa bản thân của nó và nhận thức về nó là gì?
Rinpoche: Sự tỉnh thức nhận biết các pháp là tâm. Sự tỉnh thức đó không phải là cái tôi hay tự ngã. Tâm là một phần của các uẩn. Trong đời sống này, bạn có thân tâm. Sự kết hợp của thân tâm là các uẩn mà bạn gọi là “tôi”. Thân và tâm là các uẩn; cái tôi là bị gắn nhãn hiệu. Các uẩn và nhãn hiệu là hai hiện tượng khác nhau. Tuy nhiên, không chỉ như vậy. Cái tôi là kẻ chiếm hữu; tâm là đối tượng bị chiếm hữu. Khi bạn nói “tâm của tôi”, thì cái tôi là kẻ chiếm hữu còn tâm là vật sở hữu. Chúng là chủ thể và khách thể; hai phạm trù khác nhau chứ không phải một. Do đó, sự tỉnh thức nhận biết các pháp không phải là cái tôi. Nó không phải là cái tôi đích thực—cái tôi xuất hiện trong chúng ta không chỉ đơn thuần bị tâm gán ghép—thậm chí cũng không chỉ đơn thuần được gán nhãn hiệu “cái tôi”. Bạn không thể tìm thấy cái tôi trong các uẩn của mình, từ đầu tóc đến ngón chân—thân không phải là cái tôi; tâm không phải là cái tôi; ngay cả sự kết hợp của thân tâm cũng không phải là cái tôi; cái tôi không thể được tìm thấy bất cứ nơi đâu—không có nghĩa rằng nó không tồn tại. Cái tôi vẫn tồn tại. Cái tôi, bản ngã, không thể được tìm thấy trong các uẩn của bạn, sự kết hợp của thân tâm. Cái tôi đích thực xuất hiện ở đây không thể được tìm thấy. Ngay cả cái tôi đơn thuần chỉ bị gán ghép cũng không thể được tìm thấy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa cái tôi không tồn tại trong phòng này. Nó vẫn tồn tại trong phòng này; nó tồn tại ở châu Mỹ. Nhưng nó không tồn tại dựa trên sự kết hợp thân tâm của bạn.
Khi thân và tâm của bạn đang ở trong phòng này, thì cái tôi không thể được tìm thấy trong các uẩn đó, nhưng nó tồn tại trong phòng này. Tuy nhiên lý do duy nhất để nói rằng hiện giờ nó tồn tại trong phòng này và không có mặt ở nhà là sự kết hợp thân tâm của bạn đang ở trong phòng này. Đây là lý do duy nhất, dù bạn không thể tìm thấy cái tôi dựa trên chúng. Khi thân tâm của bạn rời khỏi phòng này, thì cái tôi không còn hiện hữu trong phòng này.Vậy, cái tôi đó là gì? Nó không gì khác hơn những gì đơn thuần đã bị tâm gán ghép bởi vì sự tồn tại của các uẩn, sự kết hợp của thân và tâm.
Bằng cách phân tích cái tôi của mình theo chiều hướng này, bạn có thể thấy rằng nó hoàn toàn là một điều gì đó khác biệt, hoàn toàn sai biệt với những gì bạn đã từng suy nghỉ tới, lúc mới chào đời cho đến bây giờ. Suốt thời gian này, tâm của bạn đơi thuần chỉ bị gán ghép cái tôi dựa trên sự kết hợp của thân tâm và đó là cách mà nó tồn tại. Tuy nhiên, Nhưng mỗi khi tâm của bạn đã gán ghép cái tôi, thì nó không xuất hiện trở lại với bạn như thể nó đơn thuần chỉ bị gán ghép. Điều đó có vấn đề. Nếu cái tôi vốn thường xuyên xuất hiện với bạn chỉ đơn thuần do tân gán ghép, thì nó có thẻ khiến bạn sanh khởi tức giận, ghanh tị, tham lam, cố chấp và tất cả những ý tưởng cảm xúc khổ đau khác. Nếu bạn có thể nhận thức rõ cái tôi chỉ đơn thuần do tâm áp đặt, thì không có cơ sở dựa trên các vọng tưởng sanh khởi. Sau đó, bạn sẽ không gây tạo nghiệp lực, khổ đau hoặc luân hồi.
Những gì xảy ra là sau khi tâm bạn đơn thuần gán ghép cái tôi, khi nó xuất hiện trở lại với bạn thì nó không có mặt như thể nó đã từng bị tâm gán ghép. Nó xuất hiện trở lại trong chiều hướng hoàn toàn đối nghịch, dường như nó không bị tâm gán ghép. Đó là vọng tưởng. Do vậy, bản chất của cái tôi đơn thuần bị tâm gán ghép là hoàn toàn trống rỗng. Nó có mặt, nhưng nó hoàn toàn trống rỗng. Nó hiện hữu, nhưng nó hoàn toàn trống rỗng trong sự tồn tại từ khía cạnh của chính nó. Trong khi nó trống rỗng trong sự tồn tại của chính mình, thì cái tôi hiện hữu. Tại sao? Vì chỉ là tên gọi. Khi thấy rõ điều này, bạn đã đạt được nhận thức chân thực về tánh không. Dựa vào đối tượng duy nhất, cái tôi, bạn có thể hợp nhất duyên khởi[1] và tánh không. Cái tôi vừa là trống rỗng vừa là tồn tại. Nó tồn tại nhưng lại trống rỗng. Khi nhận thức rõ hai phạm trù này mà không hề có khái niệm phân biệt, bạn đã đạt được nhận thức chính xác về tánh không. Nếu, trong những gì mình nghỉ là nhận thức tánh không, bạn không thể hợp nhất hai phạm trù ấy hoặc tìm thấy sự mâu thuẩn với tồn tại, thì cái gọi nhận thức tánh không của bạn là sai lầm. Khi nó đi đến điểm này và bạn không xác định rõ cách mà cái tôi tồn tại, thì bạn không thể thấy được sự tồn tại của cái tôi, có nghĩa nhận thức về tánh không của bạn không phải là nhận thức đích thực về tánh không mà chỉ là sự trống rỗng thông thường (cái không đối lập với cái có).
Khi bạn phân tích, cái tôi trở nên vô cùng vi tế—vi tế đến nổi mặc dù không tồn tại, nhưng dường như nó đã tồn tại. Nó không tồn tại, nhưng có vẽ như nó không tồn tại. Nó không tồn tại; nó trở nên một hiện tượng vi tế lạ thường. Ranh giới giữa sự tồn tại và không tồn tại của cái tôi cực kỳ tinh xảo và vô cùng vi tế. Nó tin xảo đến nổi những gì tồn tại xuất hiện dường như không tồn tại. Tuy nhiên, đó là những gì chỉ đơn thuần do tâm quy ước.
Chú Thích:
[1] Duyên Khởi(prat´tya-samutp?da): Là giáo lý quan trọng nhất của Phật giáo, nó là giáo lý được đức Thế Tôn chứng ngộ dưới cội cây Bồ đề (Bodhi), trước khi Ngài trở thành đấng giác ngộ, bậc Đạo sư cho chư Thiên và loài người. Có thể nói, Duyên khởi không chỉ là giáo lý chỉ rõ nguyên tắc vận hành của mọi pháp trong thế gian, từ vật lý cho đến tâm lý, không một pháp nào hình thành hay biến hoại mà ra ngoài qui luật này, nó còn là lý thuyết đầu tiên phản bác hệ thống triết học Vệ Đà của Bà la môn, phủ nhận tư tưởng sáng tạo của đấng Phạm Thiên (Brahman) để hình thành tư tưởng “Tự tác tự thọ” (mình làm mình chịu) đề cao vị trí con người, con người là chủ nhân ông cho chính mình, không ai khác hơn có thẩm quyền định đoạt cuộc sống cho mình.
Nguồn: daophatngaynay
- Sanh Tử Sự Đại
- Trần Thánh Tông – Một Ngôi Sao Sáng Của Thiền Học Đời Trần
- Chánh Pháp Là Gì?
- 10 Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành
- Đức Phật Dạy Con
- Dùng Đến Sức Mạnh Là Dấu Hiệu Sự Yếu Đuối
- Nhân Mùa Phật Đản Bàn Về Tích Đản Sanh
- Thái Độ Của Người Tu Tập Phật Giáo Đối Với Sự Đau Đớn
- Liệu Có Sự Sống Sau Khi Chết Hay Không
- Truy Tìm Tự Ngã
- Chuyện Điềm Lành Lớn
- Câu Chuyện Của Một Con Đường