Vĩnh Minh Tự Viện

Tuesday, Dec 03rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Văn Hóa - Văn Học - Nghệ Thuật Truyện 3×8=24, Nhưng Kỳ Thực Là 23, Hãy Xem Hết Để Hiểu Tại Sao…

3×8=24, Nhưng Kỳ Thực Là 23, Hãy Xem Hết Để Hiểu Tại Sao…

Email In PDF

Ba nhân tám rõ ràng là 24, vì sao lại là 23? Câu chuyện Nhan Uyên và Khổng Tử sẽ cho bạn biết tại sao như vậy…

Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử.

Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải.

Anh bước đến hỏi, mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.

Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?”

Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói:

“Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.

Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói: “Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”

Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”

Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”

Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.

Khổng Tử nói: “Ba nhân tám là 23”, Nhan Uyên lòng không phục.

Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói:

“Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”

Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ.

Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.

Đối với lời phân xét của Khổng Tử, Nhan Uyên biểu hiện là tuân theo, nhưng trong tâm lại không phục.

Anh cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa.

Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học…

Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.

Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu:

“Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.

Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.

Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to.

Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa.

Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”…

Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng.

Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia.

Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”

Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ.

Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh.

Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói:

“Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”

Khổng Tử có đúng là có thể nhìn trước được tương lai?

Hãy cùng xem tiếp…

Nhan Uyên cảm thấy kính phục sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử

Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”

Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”

Mạng người quan trọng hay địa vị quan trọng?

Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói ba nhân tám bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói ba nhân tám bằng 24 mới đúng, người mua kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”

Nhan Uyên bỗng nhiên tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu,

Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ.

Câu chuyện này gợi cho tôi nhớ tới ca từ trong một bài hát tuyệt vời của Khắc Lý Lâm:

“Nếu như mất đi bạn, được cả thế giới cũng để làm gì?”

Cũng như vậy,

Đôi khi bạn tranh đấu giành được điều bạn cho là lẽ phải,

Nhưng điều mất đi có lẽ còn quan trọng hơn;

Luôn luôn phân rõ sự tình nặng nhẹ”.

Đừng gắng sức tranh giành, rồi sau hối hận không kịp!

Rất nhiều chuyện không cần tranh giành,

Lùi một bước biển rộng trời cao.

Hơn thua với khách hàng, thắng ấy cũng là thua (khi sản phẩm mới cần đổi mẫu, bạn sẽ biết)

Hơn thua với ông chủ, thắng ấy cũng là thua (cuối năm lúc đánh giá thành tích, bạn sẽ biết)

Hơn thua với người già, thắng ấy cũng là thua (người ta không để ý tới bạn đâu, bạn vẫn phải tự mình làm thôi)

Hơn thua với bằng hữu, thắng ấy cũng là thua (làm không tốt sẽ mất đi một người bạn)

Lá trà nhờ nước sôi mới có thể tỏa ra mùi hương thơm ngát,

Sinh mệnh vượt qua bao trắc trở, mới để lại tiếng thơm cho đời…

Hiểu được điều đó sẽ luôn luôn cảm ơn cuộc đời… vậy là hạnh phúc nhất đấy.

Giáo dục là một vấn đề vô cùng trọng yếu!

Bất luận điều gì chưa rõ, hãy cùng nhau bàn bạc giải quyết.

Nếu không, sai một niệm có thể sẽ hỏng một đời…

Thật là những suy nghĩ sâu sắc!

Theo cmoney.tw

Nam Quân biên dịch

Nguồn: daikynguyenvn.com