Vĩnh Minh Tự Viện

Saturday, Nov 23rd

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Tin Tức Tin Trong Nước Tổ Chức Phật Đản - Thước Đo Năng Lực Lãnh Đạo Trước Thềm Đại Hội

Tổ Chức Phật Đản - Thước Đo Năng Lực Lãnh Đạo Trước Thềm Đại Hội

Email In PDF

Tổ chức một Đại lễ Phật Đản “xuống dốc” sẽ là một sơ sót nặng nề và hầu như không thể sửa chữa.

Tăng Ni Phật tử Việt Nam cả nước và ở nhiều nước trên thế giới đang nhìn vào việc tổ chức Đại lễ Phật đản năm nay, với ánh mắt trông chờ một sự đột phá, tiến triển, đặc biệt là ở những vị Trưởng ban tổ chức Đại lễ Phật Đản, chư vị tôn đức có vai trò quyết định trong việc tổ chức thành công Đại lễ Phật đản năm nay ở các cấp.

Hiện nay, trên các diễn đàn mạng, cũng như các cơ quan truyền thông Phật giáo, công việc xúc tiến tổ chức Đại lễ Phật đản đang được bạn đọc sôi nổi đề cập, bàn luận.

Năm nay, lễ Phật đản được tổ chức trong bối cảnh Phật giáo Việt Nam đồng thời đang xúc tiến công việc chuẩn bị Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII.

Do vậy, bài viết bàn luận về việc xúc tiến tổ chức Đại lễ Phật đản này sẽ xem xét việc tổ chức Đại lễ Phật đản trong mối quan hệ với năm có Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc.

Chúng ta đều biết, Đại hội Phật giáo toàn quốc, bên cạnh nhiệm vụ tổng kết, đánh giá Phật sự trong nhiệm kỳ VI, đề ra mục tiêu phương hướng, kế hoạch Phật sự nhiệm kỳ VII, còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng là suy cử nhân sự lãnh đạo Giáo hội trong nhiệm kỳ tiếp theo đó. Thành công của việc suy cử nhân sự lãnh đạo Giáo hội sẽ là tiền đề, là nhân tố bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện có kết quả yêu cầu, mục tiêu mà Giáo hội đề ra.

Điều tất nhiên, là Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc phải bầu chọn, suy cử được chư vị tôn đức Tăng Ni có năng lực vào Hội đồng Trị sự. Ở đây cần nhấn mạnh được yêu cầu năng lực đối với quý vị lãnh đạo thành viên Hội đồng Trị sự. Đối với công việc của Hội đồng Trị sự, năng lực lãnh đạo, tổ chức, điều hành, đôn đốc thực hiện thành công các Phật sự là yêu cầu tiên quyết.

Xem xét quan hệ giữa Phật sự chuẩn bị Đại hội Đại biểu Phật giáo với Phật sự tổ chức Đại lễ Phật đản, một Phật sự chung và quan trọng của toàn thể Tăng Ni Phật tử Việt Nam, không gì khác hơn, là thông qua kết quả Phật sự tổ chức Đại lễ Phật đản, toàn thể tăng ni Phật tử Việt Nam sẽ có dịp thấy được sự thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể năng lực lãnh đạo của quý tôn đức lãnh đạo Giáo hội nhiệm kỳ hiện tại, là ứng viên các chức vụ lãnh đạo Giáo hội nhiệm kỳ sắp tới.

Kết quả tổ chức Đại lễ Phật đản năm nay là cơ hội cũng như thử thách đối với những ứng viên vào các chức vụ lãnh đạo Giáo hội. Với việc tổ chức Đại lễ Phật đản, năng lực của các ứng viên sẽ được bộc lộ ngay vào những ngày tháng quan trọng tổ chức Đại lễ hàng đầu của Phật giáo và ngay trước thềm bước vào thời gian tích cực chuẩn bị Đại hội.

Vì vậy, năng lực, uy tín của các ứng viên các chức vụ lãnh đạo Giáo hội, với kết quả tổ chức Đại lễ Phật Đản năm nay, sẽ trải qua những thử thách lớn lao. Đại lễ Phật đản sẽ là “hòn đá thử vàng” đối với năng lực, tài trí, uy tín, trình độ lãnh đạo, tổ chức thực hiện Phật sự.

Đại lễ Phật đản năm nay, có thể nói, là sự kiện quan trọng hơn cả đối với Phật giáo Việt Nam trước thềm Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thức VII.

Do vậy, hiển nhiên, việc tổ chức thành công rực rỡ Đại lễ Phật đản năm nay sẽ là dịp để khẳng định năng lực của các Chư vị Tôn đức ứng viên các chức vụ lãnh đạo, điều hành Giáo hội nhiệm kỳ tiếp theo. Đây là cơ hội của chính chư vị Tôn đức.

Và cũng tất nhiên, ngược lại, những yếu kém về năng lực trình độ sẽ bộc lộ trước sự kiện “thước đo” này. Tổ chức một Đại lễ Phật Đản “xuống dốc” sẽ là một sơ sót nặng nề và hầu như không thể sửa chữa.

Tăng Ni Phật tử Việt Nam cả nước và ở nhiều nước trên thế giới đang nhìn vào việc tổ chức Đại lễ Phật đản năm nay, với ánh mắt trông chờ một sự đột phá, tiến triển, đặc biệt là ở những vị Trưởng ban tổ chức Đại lễ Phật Đản, chư vị tôn đức có vai trò quyết định trong việc tổ chức thành công Đại lễ Phật đản năm nay ở các cấp.

Mọi năm, tổ chức thành công Đại lễ Phật đản đã là một nhiệm vụ. Nhưng năm nay, đó không chỉ là nhiệm vụ của chư vị Tôn đức lãnh đạo giáo hội, mà với Đại hội Đại biểu toàn quốc Phật giáo, Đại lễ Phật Đản đã trở thành một kỳ sát hạch năng lực lãnh đạo, trình độ tổ chức, tinh thần trách nhiệm của quý vị tôn đức đã, đang và sẽ phụ trách Phật sự nói chung. Không có lý do gì, những vị trưởng tử của Như Lai, nếu không thể tổ chức với vị thế nâng cao ngày Khánh đản Đức Tự Phụ, lại có thể yên tâm ứng cử vào các chức vụ trọng trách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Chúng tôi, cũng như toàn thể bạn đọc trang mạng , năm nay, sẽ không chú trọng vào quá trình chuẩn bị tổ chức Đại lễ Phật đản như năm rồi, mà sẽ tập trung vào kết quả tổ chức Đại lễ Phật đản, để sau đó có những bài bình luận về trách nhiệm tổ chức Đại lễ Phật đản trong mối liên hệ với Phật sự xúc tiến tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VII.


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: