Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Oct 04th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Tin Tức Tin Trong Nước MỘT VÀI KỶ NIỆM VỚI HÒA THƯỢNG TOÀN ĐỨC

MỘT VÀI KỶ NIỆM VỚI HÒA THƯỢNG TOÀN ĐỨC

Email In PDF

[Hòa thượng thượng Toàn hạ Đức, Ủy viên HĐTS TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Lâm Đồng, Viện chủ chùa Linh Thắng, Di Linh, do bệnh duyên vô thường đã thu thần thị tịch tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ vào 6 giờ sáng ngày 10/11/2018 theo giờ địa phương. Các thủ tục đang được tiến hành để thỉnh nhục thân Hòa thượng về lại Việt Nam.
Phật tử Nguyên Trường Trần Phước Lĩnh xin mượn trang nhà vinhminh.net để bộc bạch đôi lời tưởng niệm giác linh Cố Hòa Thượng]

MỘT VÀI KỶ NIỆM VỚI HÒA THƯỢNG TOÀN ĐỨC

Nguyên Trường – Trần Phước Lĩnh

Mười một giờ đêm, huynh đệ nhắn tin khấp báo Hòa thượng Toàn Đức vừa viên tịch vài giờ trước tại Hoa Kỳ. Vậy là một tòng lâm thạch trụ của Phật giáo Lâm Đồng đã vĩnh viễn ra đi. Nhớ bao kỷ niệm với Ôn cùng mái chùa Linh Thắng hiền hòa, thân thương, lòng không khỏi trào dâng bao niềm kính tiếc.
Mấy mươi năm qua, từ ngày còn bé xíu, tôi chưa bao giờ thay đổi một thói quen đẹp: cứ sáng mùng Một tết, ra khỏi cửa là đi chùa. Rất nhiều người dân Di Linh cũng vậy, họ chọn chuyến khởi hành đầu năm là lên chùa Linh Thắng để lễ Phật và gặp gỡ đầu xuân. Thói quen đó của những người Phật tử và không phải Phật tử ở Di Linh đã trở thành một nét đẹp văn hóa của thị trấn nhỏ này.
Và cũng trong suốt mấy mươi năm qua, hình ảnh của Ôn Toàn Đức đã gắn liền với biết bao đổi thay, biết bao vui buồn trong ngôi nhà tâm linh ấy cũng như đời sống dân sinh của người dân trong huyện.
Là người luôn bộn bề với Phật sự đa đoan, những năm cuối đời là người đứng đầu Giáo hội Phật giáo của tỉnh, nhưng Ôn luôn quan tâm tới đại chúng. Miễn không có Phật sự bên ngoài, hễ các gia đình có việc là Ôn luôn nhận lời đến chia sẻ mà không câu nệ bất cứ chuyện gì.


Nhớ Lễ mừng thọ 70 của Ba tôi, Ôn đã đến chứng minh và dành cho anh em chúng tôi những lời khen không thể nào quên được. Ôn nói: “Tôi ở Di Linh này mấy mươi năm nay, tôi thấy gia đình anh Hy là gia đình có nề nếp, anh em hòa thuận, sống tốt đời đẹp đạo. Đó chính là nền tảng mà một gia đình Phật tử cần có, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp”.

Có lần tôi đi dạy học về đang đón xe dọc đường, thấy một chiếc xe bỗng dừng lại và chạy lùi về phía tôi, chợt Ôn mở cửa và gọi “Phật tử đang chở Thầy đi công việc về, ông giáo lên đây về với Thầy luôn”. Sự giản dị, gần gũi và quan tâm đó của Ôn khiến tôi vô cùng cảm động.
Ôn cũng từng chiếu cố lên tận Đức Trọng để chứng minh Lễ hằng thuận của vợ chồng tôi. Những lời dạy bảo của Ôn tại Lễ hằng thuận sẽ mãi là hành trang tinh thần quý báu trong cuộc đời của chúng tôi.

Mấy năm nay, mặc dù Ôn có dấu hiệu của tuổi tác, nhưng ngày tết hay mỗi khi có việc lên thăm Ôn, thấy Ôn vẫn khỏe mạnh. Thưa  Ôn việc gì, Ôn cũng thể hiện sự lắng nghe với hai tiếng “Mô Phật” bằng giọng Quảng Trị rất riêng và gần gũii. Vậy mà nhất đán, Ôn ra đi ở trời Tây, để lại trong lòng Phật tử quê nhà bao niềm kính tiếc.
Ôn ra đi, nhưng mãi đọng lại trong lòng các Phật tử Di Linh, Lâm Đồng hình bóng của một vị Thầy vô cùng giản dị và hiền hòa. Nụ cười hoan hỉ, đôi chân mày toát lên vẻ đẹp của bậc chân tu, dáng đi thong dong, tất cả tô điểm hình ảnh một vị Thầy đức độ và tự tại như chính đạo hiệu của Ôn.

Linh Thắng ngậm ngùi đón Ôn trở về với mái Chùa quê lần sau cuối
Di Linh thương tiếc tiễn Thầy ra đi vào cõi Tây phương mãi từ đây

Xin cúi đầu đảnh lễ bái biệt Giác linh Thầy.
Nam mô Tân viên tịch Từ Lâm Tế chánh tông tứ thập tứ thế, thượng Nguyên hạ Thọ tự Toàn Đức, hiệu Tự Tại, Hòa thượng Giác linh.

Mười một giờ đêm, huynh đệ nhắn tin khấp báo Hòa thượng Toàn Đức vừa viên tịch vài giờ trước tại Hoa Kỳ. Vậy là một tòng lâm thạch trụ của Phật giáo Lâm Đồng đã vĩnh viễn ra đi. Nhớ bao kỷ niệm với Ôn cùng mái chùa Linh Thắng hiền hòa, thân thương, lòng không khỏi trào dâng bao niềm kính tiếc.

Mấy mươi năm qua, từ ngày còn bé xíu, tôi chưa bao giờ thay đổi một thói quen đẹp: cứ sáng mùng Một tết, ra khỏi cửa là đi chùa. Rất nhiều người dân Di Linh cũng vậy, họ chọn chuyến khởi hành đầu năm là lên chùa Linh Thắng để lễ Phật và gặp gỡ đầu xuân. Thói quen đó của những người Phật tử và không phải Phật tử ở Di Linh đã trở thành một nét đẹp văn hóa của thị trấn nhỏ này.

Và cũng trong suốt mấy mươi năm qua, hình ảnh của Ôn Toàn Đức đã gắn liền với biết bao đổi thay, biết bao vui buồn trong ngôi nhà tâm linh ấy cũng như đời sống dân sinh của người dân trong huyện.

Là người luôn bộn bề với Phật sự đa đoan, những năm cuối đời là người đứng đầu Giáo hội Phật giáo của tỉnh, nhưng Ôn luôn quan tâm tới đại chúng. Miễn không có Phật sự bên ngoài, hễ các gia đình có việc là Ôn luôn nhận lời đến chia sẻ mà không câu nệ bất cứ chuyện gì.

Nhớ Lễ mừng thọ 70 của Ba tôi, Ôn đã đến chứng minh và dành cho anh em chúng tôi những lời khen không thể nào quên được. Ôn nói: “Tôi ở Di Linh này mấy mươi năm nay, tôi thấy gia đình anh Hy là gia đình có nề nếp, anh em hòa thuận, sống tốt đời đẹp đạo. Đó chính là nền tảng mà một gia đình Phật tử cần có, góp phần làm cho xã hội tốt đẹp”.

Có lần tôi đi dạy học về đang đón xe dọc đường, thấy một chiếc xe bỗng dừng lại và chạy lùi về phía tôi, chợt Ôn mở cửa và gọi “Phật tử đang chở Thầy đi công việc về, ông giáo lên đây về với Thầy luôn”. Sự giản dị, gần gũi và quan tâm đó của Ôn khiến tôi vô cùng cảm động.

Ôn cũng từng chiếu cố lên tận Đức Trọng để chứng minh Lễ hằng thuận của vợ chồng tôi. Những lời dạy bảo của Ôn tại Lễ hằng thuận sẽ mãi là hành trang tinh thần quý báu trong cuộc đời của chúng tôi.

Mấy năm nay, mặc dù Ôn có dấu hiệu của tuổi tác, nhưng ngày tết hay mỗi khi có việc lên thăm Ôn, thấy Ôn vẫn khỏe mạnh. Thưa Ôn việc gì, Ôn cũng thể hiện sự lắng nghe với hai tiếng “Mô Phật” bằng giọng Huế rất riêng và gần gũi. Vậy mà nhất đán, Ôn ra đi ở trời Tây, để lại trong lòng Phật tử quê nhà bao niềm kính tiếc.

Ôn ra đi, nhưng mãi đọng lại trong lòng các Phật tử Di Linh, Lâm Đồng hình bóng của một vị Thầy vô cùng giản dị và hiền hòa. Nụ cười hoan hỉ, đôi chân mày toát lên vẻ đẹp của bậc chân tu, dáng đi thong dong, chất giọng rất Huế, tất cả tô điểm hình ảnh một vị Thầy đức độ và tự tại như chính đạo hiệu của Ôn.

Linh Thắng ngậm ngùi đón Ôn trở về với mái Chùa quê lần sau cuối

Di Linh thương tiếc tiễn Thầy ra đi vào cõi Tây phương mãi từ đây

Xin cúi đầu đảnh lễ bái biệt Giác linh Thầy.

Nam mô Tân viên tịch Từ Lâm Tế chánh tông tứ thập tứ thế, thượng Nguyên hạ Thọ tự Toàn Đức, hiệu Tự Tại, Hòa thượng Giác linh.