Vĩnh Minh Tự Viện

Monday, May 06th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Sự Quan Hệ Của Nhân Cách Giữa Đời Trước Và Đời Sau

Sự Quan Hệ Của Nhân Cách Giữa Đời Trước Và Đời Sau

Email In PDF

4. SỰ QUAN HỆ CỦA NHÂN CÁCH GIỮA ÐỜI TRƯỚC VÀ ÐỜI SAU

Như đã trình bày ở trên, Phật bảo sinh mệnh là một cái luôn luôn biến hóa, trở lại sự tương tục luân hồi của nó, nếu chỉ y vào tính cách vô ý thức thì mối quan hệ nhân cách giữa khoảng đời trước và đời sau như thế nào? Nói cách khác, nó là một hay khác? Vì, theo hữu-ngã-luận thì tất cả tuy đều biến hóa, nhưng ngã thể thì đồng nhất thường trụ, và, nói theo luận lý, đương nhiên, ngã thể trước hay sau cũng là đồng nhất. Nhưng Phật thì chỉ nhận trong đó chính cái tâm là vật biến hóa, cho nên tất phải có những câu nạn vấn, Nhất là về thuyết nghiệp báo hưởng thụ thì các nhà hữu-ngã-luận thường chất vấn Phật luôn.

“Cù Ðàm! kẻ kia (Giáp) làm, chính kẻ kia (Giáp) lấy đó (quả của nó) làm vị, hay một làm (Giáp) mà kẻ khác (Ất) lấy đó làm vị?”. (1)  

Trên đây là một người Bà-La-Môn chất vấn Phật. Ðúng ra thì lời chất vần này đã bắt nguồn từ chỗ không hiểu được cái chân tướng của sinh mệnh biến hóa lưu động và rốt cuộc cũng chỉ lấy cái ngã cố định làm tiêu chuẩn mà nạn vấn, thế thôi. Phật bảo sự quan hệ trước hay sau của đặc tướng tương tục của sinh mệnh không thể cho là một mà cũng không thể bảo rằng khác nhau, mà là cũng giống nhau, mà cũng khác nhau: đó là trung đạo.

(1) S. 11 pp. 76-77; Tạp Hàm, 14, Cáp bản, trang 656.

Bởi thế Phật đã trả lời câu hỏi trên đây bằng thuyết duyên khởi.

“Giáp làm mà bảo Giáp lấy đó làm vị thì đấy là cực đoan thứ nhất. Giáp làm mà bảo Ất lấy đó làm vị thì đấy là cực đoan thứ hai. Như Lai tránh xa hai cực đoan ấy và thuyết pháp theo trung đạo” (1)

Đó là tinh thần của đức Phật về điểm này. Nếu theo quan điểm của Mrs. Rhys Davids thì có thể giải thích theo hình thức đồ biểu như sau:

A – A’ – A” – A’” – An … anB – B’ – B” – B’” – Ba – bnC – C’ – C” – C’” – Ca… enD … dnE …

Trong đồ biểu trên, ABCDE là mô hình của sinh mệnh do năm uẩn tạo thành, thực tế tuy không có nhưng chỉ giả định là nó tách rời khỏi nghiệp, tức là sinh mệnh tính cách. Rồi lại dùng chỉ số, “,” biểu thị sự phản ứng của kinh nghiệm, tức là nghiệp, để tỏ rằng sinh mệnh mô hình là sinh mệnh thực tế.

Trước hết hãy giả định sinh mệnh của người ta lấy hiện thế làm khởi điểm là A, nếu dùng hắc thủy làm thí dụ thì như thanh thủy. Nhưng cái tính chất của Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử vốn không một khắc nào dừng nghỉ; hoạt động của nó trực tiếp tự nhuộm màu sắc chính nó mà thành một loại tính cách của A’, A’ này lại căn cứ theo màu sắc tính cách mà hoạt động để mang lại tính cách A’” cứ như thế lần lượt thu thập những kinh nghiệm quá khứ vào hiện tại rồi hiện tại lại dưỡng thành vị lai cho đến chung kỳ là A’” vậy.  

(1) Xem chú thích trang 187

Trong đồ biểu A’ A” A’” tựa như có giàn cách, nhưng thật ra nó là sự liên tục bất đoạn, cho nên tuy trải qua nhiều biến hóa, nhưng nhờ vào ký ức lúc thiếu thời, tên họ của chính mình và hoàn cảnh xung quanh mà vẫn giữ được cái nhân cách mô hình A. Từ một đứa bé trở thành một ông già cũng giống như thực thể của một cuốn phim ảnh: cuốn phim tuy dài mấy nghìn thước nhưng cũng là một người mà có những hoạt động khác nhau trong cuốn phim. Cứ biến hóa như thế cho đến khi không còn có thể duy trì được cái thói thường biết là cùng một hình tướng thì lúc đó sẽ phát sinh một kịch biến lớn, tức là chết. Những đường … trong đồ biếu chính là chỉ điểm này, kết quả đi đến hình B, nhìn trên bề mặt tựa hồ rất sai khác với A, nhưng, theo Phật, cái cơ sở của B là tính cách vô-ý-thức. Còn như có sự tích tụ kinh nghiệm của An, tức an, thì chẳng qua đó chỉ là sự biến hóa liên tục của An mà thôi. Lại theo Phật thì tuy cũng là nhân loại nhưng trong đó có những sai khác về năng lực, cảnh ngộ và các bất đồng khác v.v… chính là sức an tiềm tại này. Rồi lại lấy an làm cơ sở cho mọi hoạt động, y theo quy tắc trên đây, đi đến Bn mà sinh đại kịch biến thành ra bn, enD, dnE v.v … đó chính là hình tướng luân hồi vô hạn. Cho nên, nếu chỉ nhận xét trên bề mặt thôi thì giữa ABDC … tựa hồ như không có một quan hệ nào, nhưng nếu quán triệt nội dung của chúng thì trong cái nguyên động lực của Bà-La-Môn có bao hàm A’ – A” – A’” … nữa. Bởi thế, Bà-La-Môn do A quy định. CB do AD quy định, D do ABC quy định, đó tức là sự thành lập quan hệ nhân quả vậy. Ðiểm này, khi được đặt thành vấn đề pháp tướng, thì câu hỏi được nêu ra là A quy định B là điều kiện để thực hiện hay đó chỉ là quá trình sẽ đưa đến D? Ðến một đời người thì dĩ nhiên vấn đề cũng được đặt ra là: trong sự tích tụ vô số nghiệp thì nghiệp này là nguyên nhân thứ yếu? v.v… Về sau, A-Tỳ-Ðạt-Ma có đưa ra nhiều cách nghiên cứu, nhưng ở đây chưa cần đề cập đến. Tóm lại, nói một cách đại thể, pháp tắc tam thế nhân quả của Phật giáo đã được xây dựng trên nền tảng sự biến hóa kể trên; nghĩa là theo Phật. nếu bảo mối quan hệ giữa quả báo hưởng thụ và người tạo tác là một hay khác thì đều sai lầm, mà phải căn cứ vào phép tắc biến hóa tức hệ lệ duyên khởi, để giải quyết mới được. Cũng như đã dẫn dụ ở trên, cái mà Phật giáo gọi là luân hồi chính cũng giống như sự biến hóa của con tằm: từ con trùng nhỏ trở thành con nhộng, từ con nhộng thành con ngài, cứ nhìn từ bên ngoài thì tựa hồ là một con vật hoàn toàn khác nhau, nhưng rốt cuộc thì chỉ là sự biến hóa của một con trùng. Người ta không thể bảo con trùng và con ngài là một, mà cũng không thể bảo là khác nhau, chỉ có thể cho đó là sự biến hóa mà cái lý thú của nó thì tương đồng mà thôi.

“Nghiệp không có người tạo tác cũng không có người nếm quả, chỉ là do các uẩn chuyển biến, đó là sự nhận xét đúng với chân đế. Có nghiệp, có quả cũng giống như sự tuần hoàn của cây với trái cây (nghiệp và quả), mỗi mỗi làm nhân cho nhau để chuyển biến, không ai có thể nói được đầu mối và chung cục của nó” (1)

Sự biến hóa trên đây là sự biến hóa vô thủy vô chung, tức là luân hồi vô hạn, mà cái pháp tắc quy định quá trình biến hóa ấy là nhân quả: đó là quan điểm đích thực của Phật giáo.

Đến đây vấn đề được lưu ý là: nếu đức Phật chỉ xây dựng luân hồi theo sự biến hóa như thế thì luân hồi luận của Phật không phải là thuyết luân hồi luận của Phât không phải là thuyết luân hồi theo đúng tự nghĩa của nó, vì nếu đúng tự nghĩa của luân hồi là linh hồn luẩn quẩn trong không gian để đi đầu thai chịu các thân phận.

(1) Visudimagga, Chap, 19: Buddhism in Translation, p, 24.

Nhưng theo Phật thì cái đương thể của sự biến hóa tức là luân hồi chứ không có linh hồn phảng phất trong không gian, cũng như con sâu không phải chết đi mới biến thành tức con nhộng, con ngài, nhưng chỉ vì sự biến hóa mà thành ngài, thành nhộng. Sinh mệnh của người ta cũng là cái đương thể biến hóa thành trâu, thành ngựa, thành địa ngục, thành thiên đường, tất cả đều không ngoài cái được mệnh danh là nghiệp, tất cả đều biến hóa thành luân hồi, cho nên nói:

“Do quả báo tà kiến mà tự nhiên sinh vào tám địa ngục lớn” (1)

Tức cái phú bẩm không phải là thiên đường, địa ngục mà là nghiệp của người ta lấy nó làm cảnh giới của chính mình sáng tạo ra, không phải linh hồn của người ta đầu thai vào bụng ngựa mà chỉ là nghiệp của người ta, trong quá trình biến hóa dùng năm uẩn của loài người thay vì năm uẩn của loài ngựa. Ý thật của Phật về luân hồi luận chính là ở điểm này. Xem thế thì ý kiến của luận sư Long-Quân (Nagasena) bảo rằng luân hồi chỉ là sự kế tục của danh, sắc và thí dụ lửa từ một ngọn đèn này bén sang một ngọn đèn khác để nói lên sự tuần hoàn của luân hồi quan (2), có thể cho là rất phù hợp với luận lý luân hồi quan của Phật.

(1) Tăng-Nhất 43, Cáp bản, trang 135


(2) Milandapanha, p, 46: p, 71

Trong số các học giả cận đại có người muốn dùng phương pháp triết học để chỉnh lý Phật giáo và thuyết của họ được người ta thừa nhận thì trước hết phải kể đến Ước-biên-hà-ngạch-nho (1). Ngoài ra, số nhân sĩ chủ trương giải thích như trên cũng rất nhiều. (2)