Vĩnh Minh Tự Viện

Monday, May 06th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Tâm Lý Đặc Thù Và Phiền Não

Tâm Lý Đặc Thù Và Phiền Não

Email In PDF

5. TÂM LÝ ÐẶC THÙ VÀ PHIỀN NÃO

Tâm-lý-quan của Phật đã được trình bày ở trên mới chỉ là khái luận về những hoạt động tâm lý. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mục đích của Phật không phải như tâm-lý-học ngày nay chỉ chuyên lấy sự thực hoạt động của tâm để quan sát và ghi lại những sự thực ấy, mà tâm lý quan của Phật là tìm hiểu rõ những sự thực hoạt động của tâm để giúp cho việc tu dưỡng của người ta tiến lên mà đạt đến cảnh địa giải thoát tối cao. Bởi vì, theo Phật, đứng về phương diện tâm-ý-học mà nói; thì thiện, ác, mệ, ngộ, tất cả đều là sự thực của tâm; nếu muốn ”làm cho tâm trong sạch”, thì trước hết không thể không biết rõ cái tình hình hoạt động tâm lý: đó là tâm-lý-luận của Phật. Do đó, ngoài tâm lý luận nhất ban trình bày ở trên, Phật còn đề cập đến tâm lý đặc thù và những phương diện ứng dụng tâm lý tưởng cũng là lẽ tự nhiên. Nói đặc thù tâm lý và ứng dụng tâm lý có nghĩa là theo kiến địa luân lý tôn giáo, tức kiến địa thiện, ác, mê, ngộ, chia những tác dụng của tâm thành nhiều loại mà quan sát đề chỉ rõ loại nào nên được ức chế và loại nào cần được phát triển. Chẳng hạn như nói các loại tâm phiền não, hay đưa ra những điều kiện luận lý hoặc đề xuất những giai đoạn tu thiền định, hay tiến xa hơn nữa, chì bày trí tuệ đạt đến niết-bàn tối cao v.v…, tất cả đều là một loại tâm lý đặc thù. Xem thế thì một phần lớn những lới nói pháp của Phật rốt cục có thể bảo đó là thuyết minh về tâm lý đặc thù và tâm lý ứng dụng. Vì thế mà sau này A-Tỳ-Ðạ-Ma đã lấy Tâm-sở-luận làm đề mục chủ yếu để xử lý, và các vị Luận-sư chia ra nào thiện, bất thiện,đại phiền não, tiểu phiền não, và bất định. Cho đến đặt ra những trí phẩm, định phẩm v.v… đều là muốn nói rõ cái tính chất của chúng vậy.

Tuy nhiên, nay muốn căn cứ theo các kinh điển nguyên thủy mà trình bày tất cả là một điều cực kỳ phồn tạp, vả lại trong các A-Tỳ-Ðạ-Ma-Luận-Thư cũng có ghi lại từng loại theo thể tài cũ, vậy khi nào bàn về nội dung của A-Tỳ-Ðạ-Ma chúng tôi sẽ trình bày một cách rõ ràng hơn. Ở đây tôi chỉ đặc biệt chọn những tâm phiền não chiếm vị trí trọng yếu trong việc tu dưỡng, trong sinh-mệnh-luận cho đến thế-giới-quan để trình bày một cách sơ lược và dùng làm đại biểu mà thôi.

Sinh mệnh của người ta lấy vô minh làm cơ sở, tức những hoạt động của tâm, thân cũng đều không ngoài phạm vi vô minh này. Nhưng có điều rất lạ là thức lấy vô minh làm nền tảng mà sinh khởi, đến khi dần dần trở thành cái gọi là trí tuệ (pànna), thì lại phản lại vô minh tự thân mà nảy sinh ra hy vọng giải thoát và vượt lên trên vô minh. Về điểm này, nếu muốn lấy Phật Giáo nguyên thủy làm căn bản để thuyết minh là một vấn đề cực kỳ khó khăn (sẽ trình bày sau). Tóm lại theo Phật, bản chất của chúng ta được thành lập từ cái ý chí mù quáng là vô minh ấy; lý tưởng tối cao của người ta là nhờ vào duệ trí mà được giải thoát, con đường tu dưỡng của người ta tất kính không ngoài sự phấn đấu với ý chí bản năng vô minh để được giải thoát mà đạt đến cảnh sinh hoạt thuần túy tinh thần của trí tuệ (không phải là trí thức). Ðức Phật gọi những tác dụng tâm dính dấp đến bản năng ngã chấp, ngã dục là phiền não (kiless); gọi những tác dụng tâm dính dấp với giải thoát là trí (panna) là tuệ (nana), là minh (vijja – sáng) v.v… nói cách đơn giản, là tâm bồ đề. Do đó, ta thấy phiền não có nhiều danh xưng để biểu hiện những tác dụng tâm lệ thuộc vào vô minh.

Ðức Phật nói về phiền não do nhiều lập trường, chia ra nhiều loại khác nhau, những tiêu chuẩn phân loại khá nhiều nếu theo con số thì bắt đầu kể từ vô minh rồi đến  tam độc, tứ ách, thất sử, thập kết, nhị-thập-nhất-uế … bách bát phiền não v.v… Tất cả đều là những luận đề chủ yếu trong Tăng-Nhất-A-Hàm và cũng chính là những tài liệu của Phiền-não-phẩm (được mệnh danh là Sử-Phẩm và Tuỳ-Miên-Phẩm) của A-Tỳ-Ðạ-Ma sau này. Theo Phật thì sự tu dưỡng của người ta, nói một cách tiêu cực, lại ở sự đoạn trừ phiền não. Do đó, đứng về phương diện tu dưỡng thực tế mà nói, nếu phải kể ra những loại ác đức và những phương pháp ngăn chặn thích hợp cho người tu dưỡng thực hành để thuyết minh thì điều đó cực kỳ phiền tỏa. Nếu độc giả nào muốn biết một cách tường tận xin tham khảo phẩm Tùy-Miên trong luận Câu-Xá do tôi phiên dịch, còn ở đây, tôi chỉ nói đến hai, ba thành phần mà tôi cho là trọng yếu nhất, tức lấy dục (tanha, tisnà) làm khởi điểm để đi đến thất sử rồi kết hợp cả hai thượng phận kết, hạ phận kết, tức là nói về phiền não luân hồi (bản dịch luận Câu Xá của Nhật được được thu vào Ðại Tạng Nhật, Bộ 2, pho 11, 12 và 13).

Trước hết hãy nói về ái tức là dục (tanha). Như đã trình bày ở trên, dục là tác dụng vô minh hơi có ý thức, nhưng nhiều bản năng hơn cả, cho nên, trong các phiền não, nó là yếu tố căn bản. Khi chỉ rõ nguyên nhân của luân hồi, trước hết Phật thường nói đến dục.

“ Ta đã vượt ra ngoài vòng trói buộc của dục (tanhassmyojana), lại không thấy một sự trói buộc nào khác trói buộc chúng sinh khiến cho phải luân hồi mãi mãi”. (1)

Đại ý đoạn văn trên cho rằng các tâm phiền não khác tuy cũng góp nhiều sức trong việc trói buộc chúng sinh, nhưng chỉ có dục là căn bản, một mình nó cũng có đủ sức làm nhân cho sự luân hồi.

(1) Itivuttaka, p. 8.

Trong Tứ-Ðế gọi nó là tập đế, tức nguyên nhân của khổ đau, chính cũng căn cứ vào lý do này. (1) Lại nữa cái gọi là A-Lại-Gia (alaya – kho chứa) trong Phật Giáo Nguyên Thủy cũng chính là gọi tắt chữ dục; đời sau biên dùng danh từ này (tức A-Lại-Gia Thức) để biểu thị bản chất của sinh mệnh, thật ra cũng chỉ thoát hai từ nghĩa gốc của chữ dục mà thôi. Song, mà dục là thế nào? Phật định nghĩa như thế này:

“Thỏa mãn và tham dục nối nhau, cái tâm theo chỗ đòi hỏi được thỏa mãn làm nhân cho sự tái sinh”.

(Ponothavkà nandiragasahag ta tatràtra hinandini) (2)

Đại ý câu nói trên đây cho rằng vì khởi phát tâm mong cầu mà tìm kiếm sự thỏa mãn, nhưng sự mong cầu vô hạn mà không được thõa mãn và vì không được thỏa mãn nên cứ gắng sức tìm cầu mãi cho đến vô cùng: đó là cái nhân làm cho sinh mệnh liên tục bất đoạn. Phật chi dục này thành ba loại: thứ nhất, ái dục (kamatan-ha); thứ hai, hữu dục (bhavatanhà); và thứ ba, phồ vinh dục (vibhavatanha). Ái dục, nếu nói theo nghĩa rộng tuy là lòng dục nhất ban đối với sự khoái lạc thể xác, nhưng, nói theo nghĩa hẹp, thì nó chỉ có nghĩa là sự tìm cầu dục lạc đối với dị tính (khác giống), vì nó là bản năng muốn truyền sinh mệnh cho con cái để thực hiện sự sống liên tục đất tuyệt. Hữu dục là sự mong muốn được sống còn, nó chính tương đương với cái mà Ước-biên-hà-ngạch-nho gọi là ý chí sống (will zum heban), là lòng mong cầu kéo dài và gìn giữ mãi cá thể của mình.



(1) Vinaya 1, p. 10; M. 111, p. 250; Trung 7, Thánh Ðế Kinh, trang 35


(2) Ibid

Còn phồn-vinh-dục là dục vọng đối với uy quyền hay tài lực, nó có thể được coi như lòng mong ước tự do của đời sống. Tức là trong ba thứ dục trên, bất luận là thứ nào cũng đều biểu thị lòng dục cầu lòng dục cầu cố hữu của chính sinh mệnh, nó là tác dụng không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển sinh mệnh, Ðức Phật cho đó là nguồn gốc của phiền não, nếu đứng trên lập trường thâm thúy mà nhận xét thì nó là căn cứ của sự luân hồi tồn tại, nhưng, nếu nhận xét theo lập thường thiển cạn, thì ngã chấp, ngã dục và những hành vi tội lỗi của người ta rốt cục cũng chỉ là kết quả của sự thả lỏng ba thứ dục kể trên mà thôi. (1)

(1) Lại phối hợp dục này với ba cõi thì có Dục-giới-dục (kamatanha), Sác-giới-dục (rupatanha), và Vô-sắc-giới-dục (arupatanha) (D.33 Sangit 11. p’ 216; Trường, 8 Chúng-Tập-Kinh, trang 804). Lại đem phân phối cho sáu cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì có lục dục (Số-Luận, 11, p, 3). Tóm lại, tuy có nhiều phân loại nhưng chẳng qua chỉ là một dục hoạt động theo nhiều phương diện và hình tướng khác nhau mà thôi.

Những phiền não đi theo để đạt đến, hay làm cản trở sự đạt đến, ba dục nói trên thì có nhiều loại, nhưng trịng yếu nhất là thuyết thất sử (satta anuraya), tức tham dục sử (hamassagasnusaya), sân sử ( katighaanusaya), vô minh sử (avijjaanuraga), mạn sử (mànaanuraga), nghi sử (vi-cihicchanusaya), hữu ái sử (bhavaraga anusaga) và kiến sử (dillhyanusaga) v.v… (1) Ðem chia sử hay tùy-miên thành bảy không phải từ đầu đã như thế, cho nên trong các kinh hoặc chia làm ba hay làm bốn khác nhau. Nhưng cái hình thức phân loại hoàn bị hơn cả là thuyết thất sử trên đây đã được ghi trong Tăng-Nhất-A-Hàm. Ðến Hữu-Bộ-Tôn thì hữu-ái-sử được bỏ bớt đi mà chỉ lấy sáu sử còn lại làm căn bản. Lại chia kiến sử thành năm  gọi là  mười sử tức mười phiền não căn bản. 1- tham dục, là dục vọng tham cầu. 2- sáu sử, cầu mà không được thì sinh ra bực tức. 3- vô minh, không phải nghĩa căn bản vô minh, mà có ý là vì dục vọng làm cho mê mờ không biết biện biệt nghĩa lý. Ba phiền não này đặc biệt còn được gọi là tham (raga hay lobha), sân (dosa) và si (maha), cũng còn được gọi là ba độc (tam độc), là trọng yếu nhất trong thế giới mê mờ. 4- Mạn nghĩa là kiêu căng tự đắc, lên mặt khinh người. 5- Nghi vì ham mê nên thường sinh tâm nghi ngờ, không tin tưởng. 6- Hữu ái là dục vọng sinh tồn, đại biểu cho tất cả phiền não kia. 7- Kiến là mê lầm về trí thức, vì lấy dục làm cơ sở để phán đoán sự vật nên sự phán đoán ấy không thể xác đáng. Và, theo thông lệ, kiến này còn được chia ra bốn năm loại, đó là: ngã kiến (sakkaya-ditthi - hữu thân kiến), chấp chặt ý kiến cho rằng có một cái ta thường hằng cố định. Biên kiến (antaditthi) nghĩa là chỉ chấp có một  bên, hoặc có hoặc không, thường hay đoạn; sự chấp trước này có tính cách cực đoan không phù hợp với trung đạo. Tà kiến (micchaditthi); theo nghĩa rộng thì tà kiến chỉ cho tất cả những hiểu biết sai lầm, nhưng ở đây đặc biệt chỉ cho lý pháp vô nhân quả. Giới-cấm-thủ-kiến (silabbate panamasa), nghĩa là những người ngoại đạo chấp chặt lấy những giới đều sai lầm của phái mình và bảo đó là chính đạo. Sau hết là kiến-thủ-kiến (ditthevisuddhi ditthi), nghĩa là ngoại đạo tin lầm rằng những ý kiến của phái mình là thanh tịnh, vì chấp mê như thế nên không thể hiểu lý chân thật. Ngoài ra, cứ theo Phật nói thì còn nhiều phiền não kiến nữa, mà nếu nói theo nghĩa rộng, thì như Lục-thập-nhị-kiến (dvadasaitthiya) trong kinh Phạm Võng đều có thể thuộc loại này. Nhưng, cái gọi là kiến sử thì chỉ đặc biệt kể đến bốn hay năm kiến trên đây mà thôi. Tóm lại, Thất-sử được trình bày trên kia, nếu lấy dục làm nền tảng để khảo sát, thì tham dục thứ nhất và hữu ái thứ sáu đều là bản vị của dục. Mạn thứ tư là do dục không được thỏa mãn mà sinh khởi, sân thứ hai là do dục không được thỏa mãn mà bộc phát. Còn ngoài ra, vô minh, nghi, kiến v.v… đều là những yếu tố có liên quan đến việc trù mưu kinh tế để thỏa mãn dục, đều có thể được coi là những phiền não lấy dục làm cơ sở để phát triển.

(1) A, IV, p. 7

Như đã nói ở trên, phiền não là nguyên nhân của sự luân hồi, tái sinh; nhất là cách phân loại dục (tanha) thường phân phối nó với ba cõi Dục-giới, Sắc-giới và Vô-giới (1), cho nên giữa phiền não và thế giới quan có sự quan hệ mật thiết. Bởi thế, lấy Thất-sử kể trên làm chủ để tổng hợp mọi thành phần liên hệ mà chia ra những yếu tố ràng buộc con người ở Dục-giới và những yếu tố ràng buộc ở hai cõi trên là Sắc-giới và Vô-sắc-giới: đó là thuyết Phận kết vậy (bhagiya). Nói theo thuật ngữ là Hạ-phận-kết (Orambhagiya – trói buộc ở cõi Dục) và Thượng-phận-kết (unddhambhagiya – ràng buộc ở hai cõi trên), và mỗi kềt đều có năm loại sau đây:

HẠ PHẬN KẾT

Thân kiến (sakkhayaditthi)

Nghi (vicihiccha)

Giới-cấm-thủ-kiến (silabbhta raramasa)

Dục tham (kamaraga)

Sân khuể (ratigha).



THƯỢNG PHẬN KẾT


Sắc tham (ruparaga - dục ở sắc giới)

Vô-sắc-tham (aruparaga - dục ở Vô-sắc-giới)

Mạn (mana)

Trạo cử (undhaca)

Vô minh (avijja)

(1) Xem chú thích trang 166.

Đại ý cho rằng vì năm hạ phận kết mà con người phải chịu sự trói buộc ở cõi dục, không thể siêu thoát, vì năm thượng-phận-kết nên không thể thoát ra khỏi hai cõi trên. Tóm lại, vì hai kết thượng, hạ ấy mà người ta phải mãi mãi lưu chuyển trong ba cõi: đó là tinh thần của sự phân loại này. Bởi vậy, nếu cắt đứt được hai kết thượng, hạ phận này thì đạt được giải thoát, do đó, sự phân loại này cũng lại có quan hệ với tiến trình tu chứng. Nhưng, nếu người luận cứu muốn biết tại sao như thế, hay, tại sao trong Thượng-kết-phận lại có Mạn thì hiển nhiên những vấn đề như thế cũng còn cần phải thảo luận. Song, vì vấn đề quá phồn tạp nên ở đây chỉ nêu lên những lời Phật nói, thế thôi.