Vĩnh Minh Tự Viện

Tuesday, May 07th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Tác Dụng Nội Tâm

Tác Dụng Nội Tâm

Email In PDF

4. TÁC DỤNG NỘI TÂM

Trở lên mới chỉ đứng trên lập trường nhận thức ngoại giới mà quan sát những quá trình hoạt động của tâm. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một cách đại khái về những tác dụng nhất ban trong nội tâm.

Đại khái Phật chia tác dụng nội tâm thành hai là tâm (cita) và tâm sở (cetasika). Tâm tức là chủ thể của tâm như ngày nay gọi là thống giác; tâm sở là chỉ cho tác dụng của tâm. Nhưng sự phân loại này mãi về sau A-Tỳ-Ðạ-Ma-Luận mới khai thác, nhất là Tâm-Sở-Luận, để trở thành cương mục cho tâm-lý-luận luân-lý của A-Tỳ-Ðạ-Ma Phật Giáo. Thật thì ở thời Phật Giáo Nguyên Thủy, sự phân loại tâm và tâm sở vẫn chưa được rõ ràng mấy, không những về tâm mà ngay về tâm sở cũng hầu như chưa có một thuyết minh nào đặc biệt cả. (1) Bởi thế, căn cứ theo sự phận loại này để nghiên cứu tâm-lý-quan của Phật Giáo Nguyên Thủy là phương pháp không thích đáng, nhưng nền tảng của sự phân loại sau này đã bắt nguồn từ đây: đó là điểm ta cần ghi nhận.


Sự phân loại của Phật Giáo Nguyên Thủy đại biểu cho những tác dụng nội tâm vẫn là bốn uẩn sau trong thuyết năm uẩn kể trên, tức cho những yếu tố tâm là thụ (vedana), tưởng (sanna), hành (sankhara) và thức (vinnana). Nếu đứng trên lập trường phân loại tâm, Tâm-sở mà nhận xét thì Thức là Tâm-Vương, còn ba yếu tố kia là Tâm-sở. Bây giờ hãy lấy cách phân loại này làm chính để nói qua về đặc chất của nó. (2)

Trước hết là thụ (vedana). Nếu nói theo tâm-lý-học ngày nay thì thụ gồm cả nghĩa cảm giác và cảm tình. Khi thụ có nghĩa gần như cảnh tình thì có thể trực tiếp được coi như biểu thị cảm tình nhất ban, bởi lẽ nguyên ngữ của thụ là vedana tuy bắt nguồn từ chữ vid tức là , nhưng thay vì bảo là do trí thức mà biết thì lại bảo do cảm mà biết, mà cảm thì lại có cái tình vui thích, hay không vui thích, bởi thế nên mới gọi là thụ.

(1) Về tâm, tâm-sở, xem D, II havaddaha sutta; I, p, 213: xem cả Trường-Hàm 16, Kiên cố Kinh, cáp bản, trang 841.


(2) Về định nghĩa Ngũ-Hàm, xem Số-Luận, III, pp 86-90

Lại theo Phật thì thụ có ba trạng thái là khổ (dukkha), vui (sukha - lạc), và không khổ không vui (adkkhasukha bất khổ bất lạc, hay là xả). Nói theo tâm-lý-học ngày nay thì đó là ba tình cảm vui, không vi và trung dụng. Cứ theo chỗ tôi biết, trong lịch sử tư tưởng Ấn-Ðộ, Phật chính là người đầu tiên đã chia tình cảm con người thanh ba trạng thái như thế. Vẫn theo Phật, ba tình cảm này tuy là sự thật tâm lý nhưng không một khác nào giữ được nguyên trạng của chúng mà thường thay nhau di chuyển; khổ rồi vui, vui rồi khổ, từ không khổ, không vui trở lại vui và khổ … cứ như thế chuyển biến không ngừng, (1) cho nên người ta không thể trông cậy ở tình cảm và, như sẽ trình bày sau, cái lý do cắt nghĩa tại sao Phật cho thụ là khổ (thụ thị khổ) và nhấn mạnh ở điểm ức chế tình cảm, chính là ở đó.

(1) M. 44, Cullevedalla I, p, 303; Trung, 58, Pháp-Lạc-Ni Kinh, trang 268

Thứ đến là Tưởng (sanna). Tưởng là tác dụng trong tâm làm cho nhớ đến đối tượng. Chẳng hạn như biết (tanjanati) vật đó là màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, v.v… là tưởng, xem thế thì tưởng cũng gần như tương đương với trí giác (perception), nhưng không hẳn lấy trường hợp tri giác ngoại giới làm hạn định mà do ký ức gợi dậy động nhớ đến đối tượng cũng là tác dụng của Tưởng, Tôi cho rằng, theo nghĩa rộng, nó là tác dụng biểu tượng (vorstallung) có lẽ xác đáng hơn, (1)

Thứ ba là hành (sankhara). Mới nhìn qua thì tác dụng của hành rất lờ mờ, mà ngữ ý của nó cũng khó nhận ra. Nhưng, cứ theo kinh văn bảo “Vì hình thành hữu vi nên gọi là hành” (2) thì hữu vi của ngũ uẩn, tức vô thường biến thiên, đều có thể nhờ đó mà được thuyết minh, vì tác dụng hoạt động của hành là kết hợp tổ chức của người ta lại; nếu nói theo nghĩa hẹp thì hành tương đương với ý chí (will), nhưng, nói theo nghĩa rộng, phàm những yếu tố khiến cho tâm hoạt động đều nhiếp trong hành cả. Về sau, khi Tâm-Sở-Luận của A-Tỳ-Ðạ-Ma cực thịnh, ngoài thụ và tưởng ra, các tác dụng tâm khác cũng đều được nhiếp vào hành uẩn.

Sau hết là thức (vinnana). Thức cũng là một danh từ rất lờ mờ. Nói một cách khái quát thì Phật tựa hồ dùng nó theo cả hai nghĩa rộng và hẹp. Khi dùng theo nghĩa rộng thì hẳn như Lục-giới-quan, ngoài năm đại đất, nước, lửa, gió, không ra, đại thứ sáu được gọi là thức, vậy thức ở đây phải có nghĩa là toàn thể với tâm, trong đó bao hàm toàn bộ thụ, tưởng, hành và tất cả những tâm sở khác. Tại sao? Vì sự phân loại Lục-giới trên đây cho những yếu tố tân thể gồm năm mà yếu tố tinh thần chỉ có một, bởi thế, khi dùng nó mà không phân biệt thì hiển nhiên có tương đồng với tâm (cita) và ý (annana). Câu Phật thường hay nói: “Cái ấy hoặc gọi là tâm, là ý hay là thức” ­– yancakh idam vuccan ti citan vannana ti va vinnana ti va – (1) chính là dùng tâm, ý, thức như nhau mà cho đó là nghĩa toàn thể của tâm. Vì, khi dùng một cách nghiêm khắc thì tâm và tâm ý chuyên cho tình ý mà thấy, lấy cơ quan nhận thức làm chủ và đều chỉ cho tâm chuyên lấy phán đoán và suy lý làm chủ; nhưng khi dùng một cách bao quát thì bất cứ cái nào cũng đều có nghĩa toàn thể tác dụng nội tâm. Ðối lại với cách dùng theo nghĩa rộng này là cách dùng theo nghĩa hẹp, như thức được dùng trong thuyết Ngũ uẩn chẳng hạn, tức là thức tách rời thụ, tưởng, hành và được coi như đối lập lại với chúng. Thức ở đây chỉ là tác dụng thồng giác (apparception) hay ngộ tính (understanding), cho tâm là sự thống nhất của ý thức và điều khiển những tác dụng phán đoán và suy lý. Trong kinh nói “biết cho nên gọi là thức” – vijanatiti tasma vinnananti vuccati

(1) Tham chiếu D 1 Brahmajla sutta 1. p, 21; D, 11 Kevadha sutta 1, p, 231; Số-Luận, 11, p, 64.

(1) Biết ở đây có nghĩa là cái biết phân biệt (vi-jna vì có ý phân biệt, jna là biết), tức có nghĩa biết phán đoán cái này màu đỏ, không phải màu trắng, cái này vị đắng, không phải vị ngọt, cái này là khổ không phải vui v.v… Do đó, nếu nhận xét thức về cách dùng này thì thụ, tưởng, hành cũng là đối tượng nhận thức của nó, bởi thế Phật mới cho ba tác dụng sau (thụ, tưởng, hành) là y vào xúc mà tồn tại, duy có thức là dựa vào danh sắc, (namarupa) (2) là vật đối với toàn thể thân và tâm.

(1) S, III, p, 87

(2) M, 109; III, p, 17

Trở lên là thuyết minh một cách đơn giản về bốn tác dụng thụ, tưởng, hành, thức. Nếu đem phối hợp chúng với trí, tình, ý thì dĩ nhiên tưởng và thức là trí, thụ là tình và hành là ý. Song mà trong bốn tác dụng ấy, cái nào có tác dụng thống nhất toàn thể tâm? Về vấn đề này, nếu chỉ xử lý về ý thức thì dĩ nhiên tác dụng đó phải là thức, tại sao? Vì thức là thống giác có trách nhiệm ý thức thống suất mọi hoạt động của tâm. Bởi thế, đứng trên lập trường nhất ban, Phật tuy gọi toàn thể ngũ uẩn là danh sắc, nhưng lại thường làm cho danh sắc và thức đứng riêng, và lại nói y vào danh sắc mà có thức, y vào thức mà có danh sắc (1), tức là, đứng trên lập trường chủ quan, khách quan mà nói thì rốt cục chỉ có thức là chủ quan, nghĩa là muốn nói thức là sự thống nhất của bốn uẩn kia vậy. Tuy nhiên, đây thật ra chỉ là sự quan sát đại khái thôi. Ðến như bản chất của tâm người ta thì, như đã trình bày trong chương trước, chưa hẳn đã là ý thức mà là sự xung động vô ý thức, còn bản chất của nó là ý thức thì chẳng qua chỉ nhân sự xung động đó mà triển khai cho nên, lấy vô minh làm bản chất của sinh mệnh là kết kuận tự nhiên phải có. Xem thế thì đại biểu cho phương diện hoạt động trung tâm ngũ uẩn, tức phương diện ý chí, là hành (sankhra), so với các ý thức thì hành là bản chất, cho nên có thể bảo hành là nguyên lý thống nhất các thức. Nay cứ xem trong hệ lệ thập-nhị-nhân-duyên, Phật đặt hành gần với vô minh hơn thức (Vô minh, hành, thức) thì đủ rõ. Lại xem như định nghĩa về hành trong các kinh bảo là “năng lực có thể khiến cho ngũ uẩn thành hữu vi”, cho toàn thể tâm là đặc chất phụ thuộc, cũng chính do đó. Xem thế thì tâm lý quan của Phật Giáo, nếu nói theo ngôn ngữ cận đại, có thể bảo đã được xây dựng trên thuyết ý-chí bản-vị.

(1) D, II Kevaddha sutta I, p, 223: Trường, 16, Kiên cố kinh trang, 342; Về quan hệ giữa thức và Danh sắc, xem chương sau; mục Thập Nhị Nhân Duyên Quan sẽ rõ.