Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Apr 04th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Hữu Tình Luận Đại Cương

Hữu Tình Luận Đại Cương

Email In PDF

CHƯƠNG II

HỮU TÌNH LUẬN ÐẠI CƯƠNG

I.Vô Ngã Luận

Tất cả đều do nhân duyên sinh, trong đó không có một cái gì tồn tại tuyệt đối, bởi thế hữu tình (satta), tức sinh vật, dĩ nhiên cũng không ngoài nguyên tắc ấy, còn cái tự ngã (atta atman) mà người đương thời cho là một linh thể cố định thì đó chỉ là sản phẩm của không tưởng mà thôi.

“Hỏi: Ai tạo ra hình này (bimla = hữu tình)? Người tạo ra hình ấy ở đâu? Từ đâu hình này sinh? Rồi về đâu hình này diệt?”

“Đáp: Hình này chẳng phải tự tạo, cũng chẳng phải do ai tạo, do nhân duyên (ketum paticca) mà sinh, nhân duyên diệt thì diệt; cũng như hạt giống gieo ngoài ruộng, gặp đất gặp nước và ánh nắng nhờ đó mà nảy nở; (5) uẩn, (18) giới cũng do nhân duyên mà sinh, nhân duyên diệt thì diệt.” (1)

(1) Số-Luận, I, p. 134; Tạp-Hàm 45, cáp bản trang 31.

Trên đây là quan niệm của Phật và các đệ tử về bản thể hữu tình, tức hữu tình được thành lập bởi những yếu tố chủ quan, khách quan và mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Nói khác đi, là được thành lập bởi nhân duyên. Nếu nói theo thí dụ mà Phật giáo đồ rất ưa dùng thì như một cỗ xe do nhiều bộ phận hợp lại mà thành. (1) Ðó là vô-ngã-luận (anatta vada) của Phật giáo và là chủ trương hiển thứ nhất trong giáo lý. Tuy nó là kết luận của nhân-duyên-quan cũng không ngoài việc lấy sinh-mệnh-quan-vô-ngã-luận làm trung tâm để phát huy và khoáng đại. Lại như chủ nghĩa vô thần không những chỉ là chủ trương của Phật Giáo mà cũng còn là chủ trương của Kỳ-Na-Giáo và phái Số-Luận nữa, nhưng, ngoài Phật giáo ra, có lẻ không có giáo phái nào khác đã phá định-mệnh-luận cá nhân để tìm cầu giải thoát tôn giáo: đó là một đặc trưng của Phật giáo. Bởi thế, về căn cứ vô-thần-luận Phật đã không quan tâm thấy, nhưng, trái lại, đã dốc toàn lực vào việc luận chứng vô-ngã-luận, điều đó tưởng không có gì là lạ cả. Tuy nhiên, theo chỗ tôi thấy, sự giải thích và luận chứng của Phật về chân nghĩa của vô-ngã-luận, thông lệ, phần nhiều có tính cách cơ giới. Nhưng ở đây tôi sẽ không bàn đến những phương thức luận chứng ấy, đợi khi nói về tổ chức hữu tình thì tự nhiên ta sẽ thấy rõ bản ý của nó.

(1) HỎI: Ai tạo ra chúng sinh? Chúng sinh diệt rồi về đâu?


ÐÁP: Ông muốn biết ai tạo ra chúng sinh ư? Ðó là ý nghĩ của ma vậy, chúng sinh chỉ do chư hành tập hợp lại mà thành       (suddha sankharapunja) trong đó không có cái gì có thể được gọi là hữu tình (quan niệm định mệnh cá nhân); cũng như các bộ phận tập hợp lại mà gọi là xe, cũng thế, chỉ dựa vào (5) uẩn mà (tạm) có ái tên chúng sinh mà thôi…  (S. I, p, 135; Tạp 44, trang 731). Ðó là bài tụng có tiếng của Bạt-địa-la-ni (Vajisa). Sau, thí dụ cỗ xe của Long-Quân (Nagasena) nói về vô-ngã-luận cho vua Di-lan đà chính đã phát xuất từ đó (Xem Milinda Panda 9, 111, 1-8). Lại trong Tạp-Hàm, bản Hán dịch thì bảo đó là lời nói của Thi-la-ni (Sela), đây tuy là một sự thực lịch sử nhưng nay vẫn chưa thể xác định được.