Vĩnh Minh Tự Viện

Monday, May 06th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Giáo Lý Đại Cương

Giáo Lý Đại Cương

Email In PDF

CHƯƠNG III

GIÁO LÝ ÐẠI CƯƠNG

(Lấy quan niệm Pháp làm trung tâm)

1.GIÁO PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT CỦA PHẬT

Như đã được trình bày ở trên, đức Phật cùng với các học phái khác, đã vùng dậy và trong khoảng 45 năm, đã hoạt động không ngừng để truyền bá giáo pháp: cái gọi là giáo lý của Phật Giáo nguyên thủy chính đã được biểu hiện trong suốt 45 năm truyền bá này, và giáo lý ấy bao gồm tất cả thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng quan và thực tiễn quan của Phật. Nay muốn quán triệt được tất cả quan niệm về pháp này để trình bày những điểm cốt yếu của nền giáo lý ấy, thì trước hết phải bắt đầu khảo sát về phương diện hình thức thuyết pháp của Phật, và những vấn đề bao hàm trong đó, rồi sau lại phải nghiên cứu đến cái phương pháp khảo sát đặc hữu của Ngài.

a) Thuyết Pháp Với Vấn Đề Giáo Lý

Như vừa nói ở trên, tất cả giáo lý Phật giáo đều được biểu hiện trong các buổi nói pháp của Phật. Nhưng, có điều ta cần ghi nhớ là, mục đích của Phật trong các buổi nói pháp ấy không phải chỉ giải thích hay lý luận về thế giới, nhân sinh để thỏa mãn yêu cầu khoa học và triết học, mà mục đích của Phật đầy tính cách tôn giáo: cái ý chí chủ yếu của Phật là làm cho những người nghe pháp cũng được giải thoát như chính Ngài. Phật sở dĩ được gọi là Phật chính là ở điểm đó. Bởi thế đối với Phật, nếu vấn đề nào không trực tiếp đưa đến việc thực hiện giải thoát niết bàn, thì dù đó là vấn đề học vấn được người đời sùng bái đi nữa, Phật thường cũng không chú ý lắm. Chẳng hạn, như đã nói ở trên, những vấn đề thế giới là hữu biên hay vô biên, thân, tâm là một hay khác v.v… đều là những đề mục mà các nhà tư tưởng đương thời rất thích thảo luận, nhưng Phật thì ít có quan tâm đến. Nếu trong hàng ngũ đệ tử Phật có ai đưa các vấn đề đó ra để chất vấn thì lập tức Phật trả lời những vấn đề đó không dính líu gì đến Phật pháp, Phật cũng như ông thầy thuốc giỏi (tùy chứng bệnh mà cho thuốc), đã biết rõ nguyên nhân của các chứng bệnh mới tìm phương thuốc (tức giáo pháp) thích hợp để chữa bệnh mê hoặc cho chúng sinh. Cũng như người trúng tên độc, việc trước mắt phải làm là nhổ ngay mũi tên ra rồi băng bó vết thương, nếu cứ chần chừ tìm cho ra lẽ mũi tên từ đâu bắn tới và làm bằng gì thì rất tiếc có thể nguy đến tính mệnh. Cho nên, cái nhiệm vụ căn bản của Phật chẳng qua cũng như người trị liệu cho kẻ trúng tên độc, giả sử vấn đề gì không trực tiếp liên quan đến việc trước mắt là diệt trừ bệnh ngu si thì Phật đều gạt ra một bên, không lưu ý tới. Bằng những thí dụ trên đây, một mặt Phật đã cảnh giá các đệ tử đừng bắt chước các nhà ngụy biện (takki) đương thời mãi mê lý luận mà quên thực tế, mặt khác, đồng thời đức Phật cũng đã thẳng thắn nói lên cái nhiệm vụ chính yếu của Ngài là mở ra con đường giải thoát. Một điều nữa ta cần phải chú ý là đừng cho giáo pháp của Phật chỉ là phúc âm thuần túy tuyên truyền, hay là do sự chỉ dạy thực tiễn mà thành, nhưng giáo pháp ấy không thể tách rời khỏi hai phương diện triết học và tôn giáo, cũng như lý luận và thực tế. Vì cái đặc sắc nhất ban của tư tưởng Ấn Ðộ, kể từ thời đại Áo-Nghĩa-Thư trở đi, là dựng nên những lý luận và và tư biện, mà Phật thì đi ngược lại, không vì lý luận mà nghiên cứu lý luận, cũng chẳng vì tư biện mà nghiên cứu tư biện nhưng bao gồm cả phạm vi triết học và tư biện. Vả lại, đức Phật tuy là một nhà tôn giáo rất thực tế, nhưng cũng rất giàu tinh thần phê bình, sở trường ở sự quan sát phân tích, cho nên sự thuyết pháp của Phật tự nó đã có cái phong thú tư biện rồi, điều này cũng không có gì là lạ cả. Nói cách khác, đức Phật, đối với việc cứu độ chúng sinh tuy luôn luôn đứng trên lập trường thực tế của một lương-y tùy bệnh cho thuốc, nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng, trên cơ sở y học, nếu không nghiên cứu cho tinh tường về sinh lý, bệnh lý và giải phẫu v.v… thì quyết không thể hoàn thành được mục đích trị liệu. Chính đức Phật cũng đã từng nói cho bệnh nhân biết rõ điều đó, tức là phải biết rõ chứng bệnh và nguyên nhân phát bệnh rồi mới dự liệu cách điều trị thế nào cho người bệnh khỏe mạnh. Tóm lại, khi Phật nói pháp, phàm có liên quan đến tổ chức và hoạt động của con người (và bối cảnh của nó là vũ trụ) đều cũng luận về những vấn đề sinh lý, bệnh lý và giải phẩu, v.v… tức trong Phật giáo, những vấn đề ấy thuộc vấn đề lý luận. Như vậy, nếu những vấn đề lý luận này được gọi là triết học thì Phật giáo nguyên thủy cũng như Áo-Nghĩa-Thư và Số-Luận v.v… đều là một loại tôn giáo triết học. Do đó, nếu bảo phạm vi quan sát của Phật giáo là triết học thì cũng không trái với bản ý của Phật, mà nếu muốn hiểu suốt được cái tinh thần tiềm ẩn của Phật thì đó tất cũng sẽ là công việc triết học. Duy có điểm đừng bao giờ quên là: bàn ý của Phật ở chỗ bất cứ là lý luận hay triết học đều phải được thực-tế-hóa mới có ý nghĩa chân chính. Căn cứ theo kiến giải đó, sau đây chúng ta hãy bàn qua về phạm vi lý luận và phương pháp khảo sát của Phật.

b) Ðối Tượng Khảo Sát

Nếu nói một cách phù phiếm thì dĩ nhiên, đối tượng khảo sát của Phật là vũ-trụ, bởi vì, nếu vô tình hay cố ý không đề cập đến vũ trụ thì sự khảo sát sẽ mất hẳn cơ sở. Tuy nhiên vấn đề được Phật tận lực thuyết minh lại là vấn đề thuần nhân sinh, tức sự thành lập và hoạt động của con người: điều này cứ nhìn vào mục đích của Phật rốt cục cũng chỉ là vũ-trụ-quan lấy vấn đề nhân sinh làm trung tâm. Nghĩa là, nếu khảo sát vũ trụ mà xa lìa nhân sinh thì Phật không chấp nhận sự quan sát ấy: đó là lý do cắt nghĩa tại sao Phật không bao giờ luận cứu đến vấn đề thế giới là hữu biên hay vô biên. Lại nữa, Phật thường được tôn xưng là Thế gian giải (Lokavidu), tức là người hiểu rõ thế giới, vì chữ thế gian (loka) trong Phật giáo ám chỉ nghĩa thế giới của chúng ta: nếu muốn hiểu rõ giáo lý của Phật giáo, trước hết ta cần lưu ý đến điểm này. Bởi vậy, nếu bảo rằng nhiệm vụ căn bản của Phật cũng gồm cả việc giải thích về thiên văn, địa lý thì e sẽ là một điều lầm lẫn. Song, khi Phật lấy nhân sinh làm trung tâm để khảo sát vũ trụ thì cái thái độ của Phật như thế nào? Về điểm này, trước hết Phật lấy nhân sinh là một sự thật mà quan sát cái chân tướng của nó để tìm ra chỗ quy thú tối cao của con người, mà chỗ quy thú ấy không phải như trước kia giả định ra một nguyên lý hình-thi-thượng-học về Phạm và Thần Linh; đến như phương châm của Phật thì hoàn toàn lấy nhân sinh như thực làm nền tảng để tìm ra chấn tướng thành lập và hoạt động của con người. Xem thế thì phương pháp khảo sát của Phật, ít ra là từ điểm xuất phát của nó, không phải là hình-nhi-thượng-học mà có thể nói là khoa học, không phải diễn dịch mà là quy nạp; hoặc có thể nói đặt nặng về hiện tượng hơn bản thể, về sinh diệt hơn tồn tại. Thái độ ấy của Phật tuy là thích ứng với học phong nhất ban của đương thời, nhưng cũng lại là kết quả tất nhiên của ý muốn chữa trị thời bệnh nữa. Mục đích quan sát thế gian của đức Phật là tìm ra trong đó cái Pháp (Dhamma, hay Dhammata) thường bằng bất biến, tức là khảo sát để quán triệt cái pháp tắc thống nhất hết thảy mọi hiện tượng trong thế gian. Như Phật thường nói vũ trụ và nhân sinh không phải ngẫu nhiên mà có, nhưng phải do một pháp tắc thường bằng chi phối, đồng thời cũng đưa con người đến lý tưởng tối cao. Nếu thấy rõ được cái pháp tắc ấy thì tức là đã tìm ra một phương pháp duy nhất có thể cứu vớt chúng sinh. Phật dĩ nhiên đã nhờ tự giác mà thành Phật, nhưng tự giác ở đây chủ yếu cũng không gì khác hơn là sự quán triệt được pháp tắc ấy: về ý nghĩa này, xin sẽ trình bày sau. Tóm lại, nhận xét theo ý nghĩa trên đây thì đối tượng của Phật duy chỉ có một pháp đó. Tức mục đích quan sát sự thành lập và hoạt động của mọi hiện tượng (nhân sinh) rốt cục cũng chỉ là tìm ra cái pháp tắc phổ biến tất nhiên ấy ở đằng sau hết thảy mọi hiện tượng mà thôi. Nhưng ở đây Phật giáo nguyên thủy không phải lấy Bản Thể Luận làm chủ ý mà cũng không mang một sắc thái hình-nhi-tượng-học nào cả. Thế nhưng, nền Hình-Nhi-Tựơng-Học của Phật giáo Ðại Thừa sau này chính lại đã xuất phát từ đây.

c.Phương Pháp Khảo Sát


Các phương pháp khảo sát thế giới hiện tượng để tìm ra cái pháp tắc thường hằng được Phật coi là quan trọng nhất, tức gặp bất cứ sự kiện nào cũng phải xét đến cái chân tướng như thực của nó, nếu chỉ dựa vào hy vọng, mơ ước, hay nường tượng cho sự vật  là có thật thì phương pháp tư khảo ấy đều bị Phật chối bỏ. Nguyên nhân của sự mê mờ đưa đến những nhận thức sai lầm chính là ở đó. Ngày xưa, khi chưa thành chính giác, còn tu khổ hạnh trong rừng rậm, ban đêm đức Phật thường cảm thấy sợ hãi và tâm lý này gây nhiều phiền não. Phật liền nghĩ cách làm thế nào cho hết sợ hãi. Phật mới hỏi các đạo sĩ khổ hạnh khác thì họ đều bảo cách tưởng tượng “đêm cũng như ngày, ngày cũng như đêm” là phương pháp kỳ diệu nhất để diệt trừ lòng sợ hãi. Nhưng Phật bác bỏ ngay phương pháp quán tưởng ấy cho là vu khoát, bịa đặt, vì đêm là đêm mà ngày là ngày, sự thật rõ ràng như thế mà lại mường tượng khác đi thì thật không phải phương pháp chân chính để diệt trừ lòng sợ hãi. Từ đó, Phật cứ tiếp tục tu hành và tự mình theo phương châm như thực để diệt trừ lòng sợ hãi và sau Phật đã đạt được mục đích. Về sau Phật thường nói cho các đệ tử nghe về việc này (1), tức cái phương pháp quan sát sự vật của Ngài từ trước đến nay vẫn là một phương châm nhất quán, không thay đổi. Cái lối tưởng tượng như người say rượu nghe tiếng người ta đòi tiền thì bảo là tiếng oanh hót, những kẻ thất vọng thường mượn chất ma túy tôn giáo để tự an úy trong nhất thời: tất cả đều bị đức Phật cự tuyệt. Cái phương pháp khảo sát đúng như thực ấy của Phật thường được gọi là “Như Thị” (Ya-thatatha), hoặc là Như Thực (Yathabhutam), mà tiếng như thực thường được dịch sát với nghĩa là “đúng như điều được làm”, hoặc là “đúng như cái hiện có”. Tức quan sát sự vật một cách đúng như thực là một phương pháp duy nhất khế hợp với chân lý. Ðến cái trí tuệ do thái độ và phương pháp quan sát ấy mà có thì thông thường được mệnh danh là Bát-Nhã (Pana-tuệ), là Minh (Vijja), là Như-Thực-Trí-Kiến (Ya-thabhutanandassana), là trí tuệ cao nhất của Phật Giáo, vì chỉ có trí tuệ đó mới có thể thấy được Chân Như (tathata), và tính bất biến (Anannathata), nói một cánh đơn giản, là thấy được Pháp Tính (Dhammata). Ðó là phương châm căn bản của Phật để thể hiện lý tưởng tối cao là lý tưởng giải thoát.

(1) M. 4. Bhayabherava. Hán dịch không có


Song, làm thế nào để đạt được trí tuệ như thực tri kiến ấy? theo Phật thì cái căn cứ chung cùng của nó là Thiền Ðịnh Tam Muội. Nói khác đi, nhờ tu Thiền Ðịnh mới có trí trực quán và chỉ có trí đó mới thấy được chân như, nhưng trong quá trình đạt đến trí ấy cũng có những thủ tục cần thiết. Bởi thế, phương pháp khảo sát của Phật là phân tích hiện-tượng-giới, quan sát và giải phẩu những yếu tố thành lập để tìm hiểu trạng thái hoạt động của nó, và do đó mà thấy được cái pháp tắc vận hành trong hiện-tượng-giới. Những thuyết như Ngũ Uẩn, Thập-Nhị-Xứ, Thập-Bát-Giới v.v… đều là kết quả của phương pháp khảo sát này; đặc biệt là trong Thập-Nhị-Nhân-Duyên-Quan, phương thức hoạt động của hữu tình được chia thành mười hai đoạn để thuyết minh đều là đặc chất của Phật Giáo. Như trên đã nói, phân tích sự vật để quan sát là học phong nhất ban của đương thời, bởi thế, dĩ nhiên, phương pháp của Phật, vì nhiều lẽ, cũng đã chịu ảnh hưởng của trào lưu đương thời, duy có điểm là phương pháp phân tích của Phật cực kỳ tinh tế và chặt chẽ. Hơn nữa, đặc chất phân-tích- quan của Phật là lấy hoạt động tâm lý và hoạt động luân lý làm mục tiêu; nói một cách dễ hiểu hơn là đứng trên lập trường tâm-lý-học luân lý mà quan sát và phân tích thế giới để có được sự phán đoán chính xác về cả hai phương diện sự thực và giá trị của thế giới: đó là đặc sắc của phương pháp quan sát của Phật. Vì, như Phật nói, nếu chỉ quan sát thế giới về phương diện sự thực thì sự quan sát chỉ là quan sát những hiện tượng hoạt động tâm lý; ngược lại, nếu chỉ quan sát thế giới về phương diện giá trị khhông thôi thì sự quan sát ấy chỉ là quan sát sự tồn tại luân lý theo nghĩa rộng, cho nên phải lấy cả hai tiêu chuẩn hỗ tương ấy làm cơ sở cho tất cả sự quan sát thì mới có thể thấy được chân tướng của các pháp. Trong các phái ở Ấn Ðộ thời bấy giờ, đây là đặc sắc hiển trứ nhất của Phật giáo. Sau này không lâu, A-Tỳ-Ðạt-Ma có đề xướng và thuyết minh về Tâm-Tâm-Sở-Luận và thuyết này đã cống hiến rất nhiều cho nền tâm-lý-học luân lý. Như truy nguyên ra thì thuyết này củng chỉ là kết quả của sự triển khai cái thái độ quan sát trên đây của Phật mà thôi. Tuy nhiên, có điều chúng ta cần phải lưu ý ở đây là, sự khảo sát như thực của Phật không phải chỉ chuyên phân tích sự thực để tìm ra cái nguyên tắc hoạt động của tâm lý luân lý, mà trong đó còn so sánh; đối chiếu giá trị của thế giới sự thực với lý tưởng tối cao để phán định một cách chính xác rồi tìm ra cái nguyên tắc thực hiện lý tưởng đó. Cái gọi là như thực tri kiến của Phật rốt cục cũng chỉ là sự phán đoán giá trị tối cao ấy mà thôi, tri kiến bao hàm trí-thứ-thự-tế-hóa ấy quyết không phải chỉ cái trí thức tồn tại đơn thuần: điều này cứ xem chữ Minh (vijja) của Phật thường nói về sự chứng ngộ pháp tắc Tứ Ðế trong đó bao hàm sự phán đoán cả về sự thực lẫn giá trị thì đủ rõ. Chẳng hạn, sinh lý học, giải phẩu học, dược vật học v.v… chỉ là những tư liệu cần thiết cho một y sĩ trong mục đích chữa bệnh, cũng thế, cái gọi là “quan sát giải phẩu sự thực” của Phật tất kính cũng chỉ là phán đoán giá trị một cách chính xác để tìm ra cái nguyên tắc chữa bệnh cho chúng sinh mà thôi. “Ðối với thế gian, quan sát hết thảy một cách như thật, xa lìa tất cả mọi nhiễm trược của thế gian”: đó là mục đích của cách quan sát như thực. Nhưng, nếu muốn nói cho rõ ràng hơn về sự quan sát như thực thì cần phải biện minh về vấn đề phán đoán giá trị lý tưởng, mà nếu thế thì vấn đề quá phiền phức nên sẽ xin trình bày sau. Tóm lại, ta đừng quên rằng trong cách quan sát như thực, có bao hàm nhận thức lý tưởng nữa.

CHƯƠNG III

GIÁO LÝ ÐẠI CƯƠNG

(Lấy quan niệm Pháp làm trung tâm)



1- GIÁO PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT CỦA PHẬT

Như đã được trình bày ở trên, đức Phật cùng với các học phái khác, đã vùng dậy và trong khoảng 45 năm, đã hoạt động không ngừng để truyền bá giáo pháp: cái gọi là giáo lý của Phật Giáo nguyên thủy chính đã được biểu hiện trong suốt 45 năm truyền bá này, và giáo lý ấy bao gồm tất cả thế giới quan, nhân sinh quan, lý tưởng quan và thực tiễn quan của Phật. Nay muốn quán triệt được tất cả quan niệm về pháp này để trình bày những điểm cốt yếu của nền giáo lý ấy, thì trước hết phải bắt đầu khảo sát về phương diện hình thức thuyết pháp của Phật, và những vấn đề bao hàm trong đó, rồi sau lại phải nghiên cứu đến cái phương pháp khảo sát đặc hữu của Ngài.

a) THUYẾT PHÁP VỚI VẤN ÐỀ GIÁO LÝ

Như vừa nói ở trên, tất cả giáo lý Phật giáo đều được biểu hiện trong các buổi nói pháp của Phật. Nhưng, có điều ta cần ghi nhớ là, mục đích của Phật trong các buổi nói pháp ấy không phải chỉ giải thích hay lý luận về thế giới, nhân sinh để thỏa mãn yêu cầu khoa học và triết học, mà mục đích của Phật đầy tính cách tôn giáo: cái ý chí chủ yếu của Phật là làm cho những người nghe pháp cũng được giải thoát như chính Ngài. Phật sở dĩ được gọi là Phật chính là ở điểm đó. Bởi thế đối với Phật, nếu vấn đề nào không trực tiếp đưa đến việc thực hiện giải thoát niết bàn, thì dù đó là vấn đề học vấn được người đời sùng bái đi nữa, Phật thường cũng không chú ý lắm. Chẳng hạn, như đã nói ở trên, những vấn đề thế giới là hữu biên hay vô biên, thân, tâm là một hay khác v.v… đều là những đề mục mà các nhà tư tưởng đương thời rất thích thảo luận, nhưng Phật thì ít có quan tâm đến. Nếu trong hàng ngũ đệ tử Phật có ai đưa các vấn đề đó ra để chất vấn thì lập tức Phật trả lời những vấn đề đó không dính líu gì đến Phật pháp, Phật cũng như ông thầy thuốc giỏi (tùy chứng bệnh mà cho thuốc), đã biết rõ nguyên nhân của các chứng bệnh mới tìm phương thuốc (tức giáo pháp) thích hợp để chữa bệnh mê hoặc cho chúng sinh. Cũng như người trúng tên độc, việc trước mắt phải làm là nhổ ngay mũi tên ra rồi băng bó vết thương, nếu cứ chần chừ tìm cho ra lẽ mũi tên từ đâu bắn tới và làm bằng gì thì rất tiếc có thể nguy đến tính mệnh. Cho nên, cái nhiệm vụ căn bản của Phật chẳng qua cũng như người trị liệu cho kẻ trúng tên độc, giả sử vấn đề gì không trực tiếp liên quan đến việc trước mắt là diệt trừ bệnh ngu si thì Phật đều gạt ra một bên, không lưu ý tới. Bằng những thí dụ trên đây, một mặt Phật đã cảnh giá các đệ tử đừng bắt chước các nhà ngụy biện (takki) đương thời mãi mê lý luận mà quên thực tế, mặt khác, đồng thời đức Phật cũng đã thẳng thắn nói lên cái nhiệm vụ chính yếu của Ngài là mở ra con đường giải thoát. Một điều nữa ta cần phải chú ý là đừng cho giáo pháp của Phật chỉ là phúc âm thuần túy tuyên truyền, hay là do sự chỉ dạy thực tiễn mà thành, nhưng giáo pháp ấy không thể tách rời khỏi hai phương diện triết học và tôn giáo, cũng như lý luận và thực tế. Vì cái đặc sắc nhất ban của tư tưởng Ấn Ðộ, kể từ thời đại Áo-Nghĩa-Thư trở đi, là dựng nên những lý luận và và tư biện, mà Phật thì đi ngược lại, không vì lý luận mà nghiên cứu lý luận, cũng chẳng vì tư biện mà nghiên cứu tư biện nhưng bao gồm cả phạm vi triết học và tư biện. Vả lại, đức Phật tuy là một nhà tôn giáo rất thực tế, nhưng cũng rất giàu tinh thần phê bình, sở trường ở sự quan sát phân tích, cho nên sự thuyết pháp của Phật tự nó đã có cái phong thú tư biện rồi, điều này cũng không có gì là lạ cả. Nói cách khác, đức Phật, đối với việc cứu độ chúng sinh tuy luôn luôn đứng trên lập trường thực tế của một lương-y tùy bệnh cho thuốc, nhưng đồng thời cũng thừa nhận rằng, trên cơ sở y học, nếu không nghiên cứu cho tinh tường về sinh lý, bệnh lý và giải phẫu v.v… thì quyết không thể hoàn thành được mục đích trị liệu. Chính đức Phật cũng đã từng nói cho bệnh nhân biết rõ điều đó, tức là phải biết rõ chứng bệnh và nguyên nhân phát bệnh rồi mới dự liệu cách điều trị thế nào cho người bệnh khỏe mạnh. Tóm lại, khi Phật nói pháp, phàm có liên quan đến tổ chức và hoạt động của con người (và bối cảnh của nó là vũ trụ) đều cũng luận về những vấn đề sinh lý, bệnh lý và giải phẩu, v.v… tức trong Phật giáo, những vấn đề ấy thuộc vấn đề lý luận. Như vậy, nếu những vấn đề lý luận này được gọi là triết học thì Phật giáo nguyên thủy cũng như Áo-Nghĩa-Thư và Số-Luận v.v… đều là một loại tôn giáo triết học. Do đó, nếu bảo phạm vi quan sát của Phật giáo là triết học thì cũng không trái với bản ý của Phật, mà nếu muốn hiểu suốt được cái tinh thần tiềm ẩn của Phật thì đó tất cũng sẽ là công việc triết học. Duy có điểm đừng bao giờ quên là: bàn ý của Phật ở chỗ bất cứ là lý luận hay triết học đều phải được thực-tế-hóa mới có ý nghĩa chân chính. Căn cứ theo kiến giải đó, sau đây chúng ta hãy bàn qua về phạm vi lý luận và phương pháp khảo sát của Phật.

b) ÐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Nếu nói một cách phù phiếm thì dĩ nhiên, đối tượng khảo sát của Phật là vũ-trụ, bởi vì, nếu vô tình hay cố ý không đề cập đến vũ trụ thì sự khảo sát sẽ mất hẳn cơ sở. Tuy nhiên vấn đề được Phật tận lực thuyết minh lại là vấn đề thuần nhân sinh, tức sự thành lập và hoạt động của con người: điều này cứ nhìn vào mục đích của Phật rốt cục cũng chỉ là vũ-trụ-quan lấy vấn đề nhân sinh làm trung tâm. Nghĩa là, nếu khảo sát vũ trụ mà xa lìa nhân sinh thì Phật không chấp nhận sự quan sát ấy: đó là lý do cắt nghĩa tại sao Phật không bao giờ luận cứu đến vấn đề thế giới là hữu biên hay vô biên. Lại nữa, Phật thường được tôn xưng là Thế gian giải (Lokavidu), tức là người hiểu rõ thế giới, vì chữ thế gian (loka) trong Phật giáo ám chỉ nghĩa thế giới của chúng ta: nếu muốn hiểu rõ giáo lý của Phật giáo, trước hết ta cần lưu ý đến điểm này. Bởi vậy, nếu bảo rằng nhiệm vụ căn bản của Phật cũng gồm cả việc giải thích về thiên văn, địa lý thì e sẽ là một điều lầm lẫn. Song, khi Phật lấy nhân sinh làm trung tâm để khảo sát vũ trụ thì cái thái độ của Phật như thế nào? Về điểm này, trước hết Phật lấy nhân sinh là một sự thật mà quan sát cái chân tướng của nó để tìm ra chỗ quy thú tối cao của con người, mà chỗ quy thú ấy không phải như trước kia giả định ra một nguyên lý hình-thi-thượng-học về Phạm và Thần Linh; đến như phương châm của Phật thì hoàn toàn lấy nhân sinh như thực làm nền tảng để tìm ra chấn tướng thành lập và hoạt động của con người. Xem thế thì phương pháp khảo sát của Phật, ít ra là từ điểm xuất phát của nó, không phải là hình-nhi-thượng-học mà có thể nói là khoa học, không phải diễn dịch mà là quy nạp; hoặc có thể nói đặt nặng về hiện tượng hơn bản thể, về sinh diệt hơn tồn tại. Thái độ ấy của Phật tuy là thích ứng với học phong nhất ban của đương thời, nhưng cũng lại là kết quả tất nhiên của ý muốn chữa trị thời bệnh nữa. Mục đích quan sát thế gian của đức Phật là tìm ra trong đó cái Pháp (Dhamma, hay Dhammata) thường bằng bất biến, tức là khảo sát để quán triệt cái pháp tắc thống nhất hết thảy mọi hiện tượng trong thế gian. Như Phật thường nói vũ trụ và nhân sinh không phải ngẫu nhiên mà có, nhưng phải do một pháp tắc thường bằng chi phối, đồng thời cũng đưa con người đến lý tưởng tối cao. Nếu thấy rõ được cái pháp tắc ấy thì tức là đã tìm ra một phương pháp duy nhất có thể cứu vớt chúng sinh. Phật dĩ nhiên đã nhờ tự giác mà thành Phật, nhưng tự giác ở đây chủ yếu cũng không gì khác hơn là sự quán triệt được pháp tắc ấy: về ý nghĩa này, xin sẽ trình bày sau. Tóm lại, nhận xét theo ý nghĩa trên đây thì đối tượng của Phật duy chỉ có một pháp đó. Tức mục đích quan sát sự thành lập và hoạt động của mọi hiện tượng (nhân sinh) rốt cục cũng chỉ là tìm ra cái pháp tắc phổ biến tất nhiên ấy ở đằng sau hết thảy mọi hiện tượng mà thôi. Nhưng ở đây Phật giáo nguyên thủy không phải lấy Bản Thể Luận làm chủ ý mà cũng không mang một sắc thái hình-nhi-tượng-học nào cả. Thế nhưng, nền Hình-Nhi-Tựơng-Học của Phật giáo Ðại Thừa sau này chính lại đã xuất phát từ đây.

c- PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

Các phương pháp khảo sát thế giới hiện tượng để tìm ra cái pháp tắc thường hằng được Phật coi là quan trọng nhất, tức gặp bất cứ sự kiện nào cũng phải xét đến cái chân tướng như thực của nó, nếu chỉ dựa vào hy vọng, mơ ước, hay nường tượng cho sự vật  là có thật thì phương pháp tư khảo ấy đều bị Phật chối bỏ. Nguyên nhân của sự mê mờ đưa đến những nhận thức sai lầm chính là ở đó. Ngày xưa, khi chưa thành chính giác, còn tu khổ hạnh trong rừng rậm, ban đêm đức Phật thường cảm thấy sợ hãi và tâm lý này gây nhiều phiền não. Phật liền nghĩ cách làm thế nào cho hết sợ hãi. Phật mới hỏi các đạo sĩ khổ hạnh khác thì họ đều bảo cách tưởng tượng “đêm cũng như ngày, ngày cũng như đêm” là phương pháp kỳ diệu nhất để diệt trừ lòng sợ hãi. Nhưng Phật bác bỏ ngay phương pháp quán tưởng ấy cho là vu khoát, bịa đặt, vì đêm là đêm mà ngày là ngày, sự thật rõ ràng như thế mà lại mường tượng khác đi thì thật không phải phương pháp chân chính để diệt trừ lòng sợ hãi. Từ đó, Phật cứ tiếp tục tu hành và tự mình theo phương châm như thực để diệt trừ lòng sợ hãi và sau Phật đã đạt được mục đích. Về sau Phật thường nói cho các đệ tử nghe về việc này (1), tức cái phương pháp quan sát sự vật của Ngài từ trước đến nay vẫn là một phương châm nhất quán, không thay đổi. Cái lối tưởng tượng như người say rượu nghe tiếng người ta đòi tiền thì bảo là tiếng oanh hót, những kẻ thất vọng thường mượn chất ma túy tôn giáo để tự an úy trong nhất thời: tất cả đều bị đức Phật cự tuyệt. Cái phương pháp khảo sát đúng như thực ấy của Phật thường được gọi là “Như Thị” (Ya-thatatha), hoặc là Như Thực (Yathabhutam), mà tiếng như thực thường được dịch sát với nghĩa là “đúng như điều được làm”, hoặc là “đúng như cái hiện có”. Tức quan sát sự vật một cách đúng như thực là một phương pháp duy nhất khế hợp với chân lý. Ðến cái trí tuệ do thái độ và phương pháp quan sát ấy mà có thì thông thường được mệnh danh là Bát-Nhã (Pana-tuệ), là Minh (Vijja), là Như-Thực-Trí-Kiến (Ya-thabhutanandassana), là trí tuệ cao nhất của Phật Giáo, vì chỉ có trí tuệ đó mới có thể thấy được Chân Như (tathata), và tính bất biến (Anannathata), nói một cánh đơn giản, là thấy được Pháp Tính (Dhammata). Ðó là phương châm căn bản của Phật để thể hiện lý tưởng tối cao là lý tưởng giải thoát.

(1) M. 4. Bhayabherava. Hán dịch không có

Song, làm thế nào để đạt được trí tuệ như thực tri kiến ấy? theo Phật thì cái căn cứ chung cùng của nó là Thiền Ðịnh Tam Muội. Nói khác đi, nhờ tu Thiền Ðịnh mới có trí trực quán và chỉ có trí đó mới thấy được chân như, nhưng trong quá trình đạt đến trí ấy cũng có những thủ tục cần thiết. Bởi thế, phương pháp khảo sát của Phật là phân tích hiện-tượng-giới, quan sát và giải phẩu những yếu tố thành lập để tìm hiểu trạng thái hoạt động của nó, và do đó mà thấy được cái pháp tắc vận hành trong hiện-tượng-giới. Những thuyết như Ngũ Uẩn, Thập-Nhị-Xứ, Thập-Bát-Giới v.v… đều là kết quả của phương pháp khảo sát này; đặc biệt là trong Thập-Nhị-Nhân-Duyên-Quan, phương thức hoạt động của hữu tình được chia thành mười hai đoạn để thuyết minh đều là đặc chất của Phật Giáo. Như trên đã nói, phân tích sự vật để quan sát là học phong nhất ban của đương thời, bởi thế, dĩ nhiên, phương pháp của Phật, vì nhiều lẽ, cũng đã chịu ảnh hưởng của trào lưu đương thời, duy có điểm là phương pháp phân tích của Phật cực kỳ tinh tế và chặt chẽ. Hơn nữa, đặc chất phân-tích- quan của Phật là lấy hoạt động tâm lý và hoạt động luân lý làm mục tiêu; nói một cách dễ hiểu hơn là đứng trên lập trường tâm-lý-học luân lý mà quan sát và phân tích thế giới để có được sự phán đoán chính xác về cả hai phương diện sự thực và giá trị của thế giới: đó là đặc sắc của phương pháp quan sát của Phật. Vì, như Phật nói, nếu chỉ quan sát thế giới về phương diện sự thực thì sự quan sát chỉ là quan sát những hiện tượng hoạt động tâm lý; ngược lại, nếu chỉ quan sát thế giới về phương diện giá trị khhông thôi thì sự quan sát ấy chỉ là quan sát sự tồn tại luân lý theo nghĩa rộng, cho nên phải lấy cả hai tiêu chuẩn hỗ tương ấy làm cơ sở cho tất cả sự quan sát thì mới có thể thấy được chân tướng của các pháp. Trong các phái ở Ấn Ðộ thời bấy giờ, đây là đặc sắc hiển trứ nhất của Phật giáo. Sau này không lâu, A-Tỳ-Ðạt-Ma có đề xướng và thuyết minh về Tâm-Tâm-Sở-Luận và thuyết này đã cống hiến rất nhiều cho nền tâm-lý-học luân lý. Như truy nguyên ra thì thuyết này củng chỉ là kết quả của sự triển khai cái thái độ quan sát trên đây của Phật mà thôi. Tuy nhiên, có điều chúng ta cần phải lưu ý ở đây là, sự khảo sát như thực của Phật không phải chỉ chuyên phân tích sự thực để tìm ra cái nguyên tắc hoạt động của tâm lý luân lý, mà trong đó còn so sánh; đối chiếu giá trị của thế giới sự thực với lý tưởng tối cao để phán định một cách chính xác rồi tìm ra cái nguyên tắc thực hiện lý tưởng đó. Cái gọi là như thực tri kiến của Phật rốt cục cũng chỉ là sự phán đoán giá trị tối cao ấy mà thôi, tri kiến bao hàm trí-thứ-thự-tế-hóa ấy quyết không phải chỉ cái trí thức tồn tại đơn thuần: điều này cứ xem chữ Minh (vijja) của Phật thường nói về sự chứng ngộ pháp tắc Tứ Ðế trong đó bao hàm sự phán đoán cả về sự thực lẫn giá trị thì đủ rõ. Chẳng hạn, sinh lý học, giải phẩu học, dược vật học v.v… chỉ là những tư liệu cần thiết cho một y sĩ trong mục đích chữa bệnh, cũng thế, cái gọi là “quan sát giải phẩu sự thực” của Phật tất kính cũng chỉ là phán đoán giá trị một cách chính xác để tìm ra cái nguyên tắc chữa bệnh cho chúng sinh mà thôi. “Ðối với thế gian, quan sát hết thảy một cách như thật, xa lìa tất cả mọi nhiễm trược của thế gian”: đó là mục đích của cách quan sát như thực. Nhưng, nếu muốn nói cho rõ ràng hơn về sự quan sát như thực thì cần phải biện minh về vấn đề phán đoán giá trị lý tưởng, mà nếu thế thì vấn đề quá phiền phức nên sẽ xin trình bày sau. Tóm lại, ta đừng quên rằng trong cách quan sát như thực, có bao hàm nhận thức lý tưởng nữa.