Vĩnh Minh Tự Viện

Sunday, May 05th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương - CHƯƠNG 8 BỐN ĐIỀU LÀM CHO BỒ TÁT NUÔI DƯỠNG BỒ ĐỀ TÂM TỪ KIẾP NÀY ĐẾN KIẾP KHÁC

Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương - CHƯƠNG 8 BỐN ĐIỀU LÀM CHO BỒ TÁT NUÔI DƯỠNG BỒ ĐỀ TÂM TỪ KIẾP NÀY ĐẾN KIẾP KHÁC

Email In PDF
Mục lục bài viết
Làm Thế Nào Để Trở Thành Một Bậc Bồ Tát Sáng Rực Khắp Bốn Phương
CHƯƠNG 2 KINH PHỔ MINH BỒ TÁT TRONG BỘ KINH ĐẠI BẢO TÍCH
CHƯƠNG 3 BỐN ĐIỀU LÀM LÙI MẤT TRÍ HUỆ CỦA BỒ TÁT
CHƯƠNG 4 KIÊU MẠN LÀ GÌ
CHƯƠNG 5 NHỮNG BIẾN THÁI ĐA DẠNG CỦA SỰ KIÊU MẠN
CHƯƠNG 6 BỐN ĐIỀU KHIẾN CHO BỒ TÁT ĐẠT ĐƯỢC ĐẠI TRÍ HUỆ
CHƯƠNG 7 BỐN ĐIỀU KHIẾN CHO BỒ TÁT ĐÁNH MẤT BỒ ĐỀ TÂM
CHƯƠNG 8 BỐN ĐIỀU LÀM CHO BỒ TÁT NUÔI DƯỠNG BỒ ĐỀ TÂM TỪ KIẾP NÀY ĐẾN KIẾP KHÁC
CHƯƠNG 9 HAI MƯƠI BỐN ĐIỀU KHIẾN CHO BỒ TÁT ĐÁNH MẤT BỒ ĐỀ TÂM
CHƯƠNG 10 BỐN MƯƠI ĐIỀU LÀM TĂNG TRƯỞNG BỒ ĐỀ TÂM CỦA MỘT BẬC BỒ TÁT
CHƯƠNG 11 BA MƯƠI HAI ĐIỀU THÀNH TỰU DANH HIỆU BỒ TÁT
SƠ LƯỢC NGHI THỨC SÁM HỐI KHẢ DĨ TIÊU DIỆT TẤT CẢ NGHIỆP CHƯỚNG TỘI LỖI TAI NẠN QUA VIỆC TRÌ CHÚ LỤC TỰ VÀ BÁCH TỰ CỦA ĐỨC PHẬT KIM CANG TÁT ĐỎA (DORJE SEMPA – VAJRASATTVA)
Tất cả các trang

CHƯƠNG 8
BỐN ĐIỀU LÀM CHO BỒ TÁT NUÔI DƯỠNG BỒ ĐỀ TÂM
TỪ KIẾP NÀY ĐẾN KIẾP KHÁC

8. Bốn điều làm cho Bồ Tát nuôi dưỡng Bồ Đề Tâm từ kiếp này đến kiếp khác.

“Hỡi này, Ca Diếp, lại có bốn điều làm cho một vị Bồ Tát nuôi dưỡng được Bồ Đề Tâm từ kiếp này đến kiếp khác, khiến cho Bồ Đề Tâm vẫn hiện diện một cách tự nhiên trong lòng Bồ Tát ấy cho đến khi Bồ Tát ấy thành Phật. Đó là bốn điều gì?

1. Không nói láo, dầu thân mệnh đời sống mình có phải hiểm nguy, lại càng không nên nói láo để giỡn đùa cười cợt;

2. Luôn luôn đối xử với người đời một cách chính trực và thành thực, không nịnh hót bợ đỡ, hoặc tà ý quanh co vặn vẹo;

3. Nghĩ đến những bậc Bồ Tát như là chư Phật, coi Bồ Tát như Phật, ca tụng tôn danh của chư Bồ Tát ở khắp bốn phương;

4. Không vui thích với những giáo lý Tiểu Thừa, và giáo hóa ai đều khiến cho mọi người có tín tâm với Phật Pháp, đều tu hành an trụ ở pháp Bồ Đề vô thượng”.

Làm thế nào để cho Bồ Đề Tâm không mất từ đời này đến đời khác? Làm thế nào Bồ Đề Tâm vẫn xuất hiện tự nhiên (tự nhiên hiện tiền) nơi Bồ Tát cho mãi đến khi thành Phật (cho đến ngồi đạo tràng)?

Điều thứ nhất là không bao giờ nói dối, không bao giờ vọng ngữ, dù có phải mất mạng đi nữa. Đối với Phật Giáo, mạng người rất quí báu, nhưng thà mất mạng còn hơn là sống mà nói dối. Vì sao? Vì không chịu nói dối mà chịu chết đi kiếp này, liền đầu thai lên trời lập tức! Còn nói dối kiếp này, phải chịu đầu thai bất tận vào ba nẻo xấu (ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục). Ngày xưa các bậc đạo sư thánh tăng chỉ cần thệ nguyện xứng danh sự thực, lập tức tất cả thần thông liền xuất hiện: lửa phải tắt, mù thành sáng, gương vỡ lại lành, vân vân... Người đời bây giờ cho rằng đôi khi nói dối để vui đùa thôi và điều này chẳng hại đến ai cả, thực ra dù mất mạng còn không nói dối, huống chi phải nói dối mà không mất mạng! Đối với chư Bồ Tát, phải hiểu như thế này: không mất mạng mà tại sao phải cần nói dối? Cho cả đến việc mất mạng mà cũng nhất định không nói dối, vậy tại sao còn mạng mà cũng phải nói dối? Không nói dối ngay cả lúc ở vào hoàn cảnh trầm trọng trang trọng nhất, tại sao lại nói dối ở vào những hoàn cảnh bình thường? Dù nói láo để đùa chơi vẫn là vọng ngữ, cái nhân tưởng chỉ là một lỗi nhẹ vô thưởng vô phạt, nhưng cái quả sẽ trở thành hậu quả vô cùng lớn lao kinh khủng ở kiếp này và những kiếp sau, như cái hạt giống tí tẹo sinh ra cả rừng cây sầm uất ở tương lai.

Điều thứ hai là vẫn giữ cái lòng thẳng thắn, gọi là trực tâm, lìa bỏ tất cả siểm khúc, tất cả nịnh hót (siểm) và tất cả tà ý quanh co vặn vẹo (khúc). Đừng lợi dụng và sử dụng sai ý nghĩa trực tâm để nóng giận ăn nói sỗ sàng và tự cho rằng mình “thành thực chân thành” để phỉ báng chỉ trích người khác. Trực tâm đúng nghĩa là trực tâm đều luôn luôn đầy lễ độ, lễ phép, đầy lòng tôn kính và từ bi. Phải xem tất cả vị Bồ Tát như là chư Phật, đúng là chư Phật, vì Bồ Tát đúng nghĩa Bồ Tát đều nhất định thành Phật: ba vô số kiếp chỉ là một khoảnh khắc ngắn hơn một sát-na! Thờ lạy chiêm ngưỡng trăng non, vì trăng non sắp là trăng rằm.

Điều thứ tư chỉ là nhắc nhở chúng ta đừng ngừng lại ở chặng đường đầu (Tiểu Thừa) và phải tiếp tục lên đường cho đến lúc ngừng lại an ổn (an trụ) ở cứu cánh Giác Ngộ viên mãn, tức là Bồ Đề vô thượng.