Vĩnh Minh Tự Viện

Thursday, Apr 10th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Thư Viện Sách Trung Quán Luận -Đại Sư Ấn Thuận - TT. Thích Nguyên Chơn dịch Việt - Lời Người Dịch

Trung Quán Luận -Đại Sư Ấn Thuận - TT. Thích Nguyên Chơn dịch Việt - Lời Người Dịch

Email In PDF
Mục lục bài viết
Trung Quán Luận -Đại Sư Ấn Thuận - TT. Thích Nguyên Chơn dịch Việt
Lời Người Dịch
TỰA
CHƯƠNG MỘT NGHĨA KHÔNG CỦA TRUNG LUẬN
2. Long Thọ và Những Bộ Luận của Ngài
3. Duyên Khởi Sanh Diệt và Bất Sanh Bất Diệt
4. Phương Pháp Luận Về Trung Đạo
5. Luận Đề Căn Bản Của Trung Quán luận
6. Bát Bất
7. Hữu Thời – Không - Động
8. Luận Về Thật Tướng của Các Pháp Theo Trung Quán
9. Trung Đạo Hiện Tượng và Thật Tánh
10. Luận Về Nhị Đế
Tất cả các trang

TRUNG QUÁN LUẬN
Đại Sư Ấn Thuận - TT. Thích Nguyên Chơn dịch Việt
Nhà xuất bản Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2008

Lời Người dịch

 

Đại Sư Ấn Thuận (1906-2005) là một danh tăng Trung Quốc hiện đại. Sư đã có những đóng góp rất lớn trong việc hoằng truyền giáo pháp của đức Phật. Những trước tác và bài giảng trong một đời của Sư rất nhiều, phần lớn được xếp vào Diệu Vân Tập 24 quyển, Hoa Vũ Tập 5 quyển. Nghĩa Không của Trung Luận là một trong số đó.

Nguyên tác vốn có tên Trung Quán Kim Luận, là một bài giảng của Sư được gom tập tành sách. Nhưng muốn cho người đọc chỉ cần qua tên gọi mà tổng quát được nội dung, nên người dịch mới lấy lại từ nghĩa Không của Luận, đúng theo đề tài mà Sư đã thuyết giảng để đặt cho tác phẩm này.

Đây là một tác phẩm chuyên về nghiên cứu, khảo xét, luận biện, nặng về nhận thức luận. Trong đó, Sư đã dùng diệu nghĩa Duyên khởi tánh không của Trung Quán để đả phá thiên chấp, dung thông Đại - Tiểu, Không - Hữu, Nam - Bắc…. hầu giúp cho người học Phật có một nhận thức nhất quán về giáo lý của Đức Phật. Với kiến thức quảng bác, tư biện sắc bén, dẫn chứng ràng đầy đủ, Sư đã chỉ cho chúng ta thấy được nguồn gốc của Duyên khởi tánh không và quan hệ mật thiết của thuyết này với A-hàm. Cạnh đó, Đại Sư cũng đã nêu ra những kiến giải mới, dị biệt với những nhận thức xưa nay của các nhà Đại thừa, xin người học Phật tư duy kĩ. Kính mong các bậc cao minh xem đọc và chỉ dạy cho.

Bốn ân thật khó báo, kính dâng lên mảy công đức này.

Nguyên Chơn