Vĩnh Minh Tự Viện

Thursday, Apr 25th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học

Sanh Tử Sự Đại

Email In PDF

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa.

Cập nhật ngày Thứ hai, 18 Tháng 8 2014 08:37

Trần Thánh Tông – Một Ngôi Sao Sáng Của Thiền Học Đời Trần

Email In PDF

Nguyễn Thế Đăng

Thông thường, nhắc đến các vị Thiền sư đời Trần, chúng ta vẫn chỉ nghe nhắc đến Trần Thái Tông, Huệ Trung thượng sĩ, Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trần Thái Tông là tác giả Khóa Hư Lục, bản văn Thiền đồ sộ nhất đời Trần. Huệ Trung thượng sĩ là tác giả Thượng sĩ ngữ lục, bản văn Thiền đã biểu lộ một trí huệ sắc bén, một phong cách phóng khoái không thua gì những ngữ lục của các thiền sư nổi tiếng Trung Hoa. Trần Nhân Tông là người sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm, phái Thiền độc lập của Việt Nam; Pháp Loa và Huyền Quang là hai đệ tử của Nhân Tông, là Tổ thứ hai và thứ ba của Thiền Trúc Lâm; ba vị sau được gọi là Trúc Lâm tam tổ.

Cập nhật ngày Thứ bảy, 16 Tháng 8 2014 09:48

Không Gian Không Phải Là Pháp Vô Vi

Email In PDF

Thích Nhất Hạnh

Vào thời xa xưa các luận sư Phật học quan niệm rằng không gian (hư không) là một pháp vô vi. Quan điểm này còn lưu lại trong tác phẩm ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN (Mahāyāna-śatadharmavidyā-dvāra-śāstra) do thầy Thế Thân (Vasubandhu) ở vào thế kỷ thứ IV (~316-396) biên soạn. Nhưng theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh thì Không gian không phải là một pháp vô vi bởi vì nó còn bị chi phối bởi thời gian, vật thể và tâm thức. Quan điểm này phù hợp với Thuyết tương đối rộng của ngành vật lý hiện đại. Theo giáo sư Phạm Xuân Yêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học CNRS của Pháp thì các hạt cơ bản của vạn vật là quark và lepton tương tác, gắn kết để tạo thành vật chất, hơn nữa còn dựng nên cấu trúc cong xoắn của không – thời gian trong vũ trụ, vì theo thuyết tương đối rộng, vật chất và không – thời gian được thống nhất, cái trước tạo nên (và là) cái sau. Bác học gia Einstein cũng đã nói rằng : "Xưa kia người ta nghĩ rằng nếu mọi vật trên đời biến mất thì sẽ còn lại thời gian và không gian, nhưng theo thuyết tương đối rộng thì không – thời gian cũng biến mất theo vật chất mà thôi". (Xem bài: Vật lý học lượng tử và Phật giáo của giáo sư Phạm Xuân Yêm).

Cập nhật ngày Thứ hai, 04 Tháng 8 2014 12:29

Một Thời Truyền Luật

Email In PDF

Thích Tuệ Sỹ

Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ, độc thiện kỳ thân. Luật, được Phật chế, với mục đích nhiếp tăng. Vị chưa từng sống nhiều năm trong tăng, chưa từng xử lý việc tăng, cũng khó mà hiểu hết giá trị những điều luật.

Cập nhật ngày Thứ tư, 23 Tháng 7 2014 09:39

Câu Chuyện Của Một Con Đường

Email In PDF

Hoang Phong

Đức Thích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một Con Đường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìm thấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúc ấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình để trỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm nay chúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài và bước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.

Cập nhật ngày Thứ tư, 16 Tháng 7 2014 07:38

Trang 4 / 43