Nói đến Vu-lan, ý người viết muốn nói về những kinh điển liên quan đến ý nghĩa Vu-lan, bao gồm những chú sớ, trước thuật của lịch đại Tổ sư đã dày công biên soạn và đã được xếp vào Đại Tạng cũng như Tục Tạng Kinh. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một bài viết sơ lược trong khuôn khổ một đặc san, với những tài liệu khiêm tốn mà người viết được đọc. Hơn nữa, những trước tác của các Tổ sư qua nhiều đời về Kinh Vu-lan-bồn quá nhiều (hơn 60 loại), không thể đối chiếu hết được, chỉ xin chọn một vài tác phẩm quan trọng để dẫn chứng. Ngưỡng mong các bậc cao minh thùy từ chỉ giáo.
Phật Giáo và Đời Sống
Hình Ảnh Thi Ca Trong Tham Đồ Hiển Quyết Của Viên Chiếu Thiền Sư
Sơ lược tác giả và tác phẩm
Trong số các Thiền sư nổi tiếng của Thiền phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam, Thiền sư Viên Chiếu (998-1090) có thể được xem như nhân vật tài hoa bậc nhất. Tất cả những tác phẩm Sư để lại như kết tinh hết những kỳ hoa dị thảo về khoe sắc giữa vườn văn học Thiền Việt Nam. Và đúng như sứ mệnh của thi ca, thực tại đã được hiển bày thơ mộng qua khung trời nghệ thuật đầy hoa bướm của Viên Chiếu Thiền sư.
Tìm Hiểu Về Tín Ngưỡng Di Lặc
Một nền văn hóa, sở dĩ gọi là lớn, là nhờ rất nhiều yếu tố : Truyền thống lịch sử, ảnh hưởng sâu rộng, giá trị nhân văn và sắc thái phong phú. Đối với những yếu tố trên, không kể tính địa dư, văn hóa Phật giáo là một trong những nền văn hóa lớn nhất của nhân loại.
Nguyên Lý Mẹ Trong Tín Ngưỡng Và Văn Hoá Việt Nam
Không phải ngẫu nhiên mà lễ Vu-lan trở thành lễ hội Phật giáo lớn nhất ở Việt Nam. Vu-lan-bồn (Ullambàna) với ý nghĩa cứu cái tội khổ ở địa ngục khó chịu như bị treo ngược (Cứu đảo huyền) đã được thực tế hóa thành một Mother day của Việt Nam. Nếu quan sát dưới góc độ văn hóa, hẳn sự kiện này sẽ cho ta vài cái nhìn thú vị.
Quan Điểm Của Phật Giáo Về Nghèo Khó & Thịnh Vượng
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy.
Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
Trang 47 / 47