3. 4 Duyên Nhiếp 10 Và 2 Nhân
- Bốn duyên vừa nói, dựa theo đâu mà thành lập, lại làm sao nhiếp trọn mười nhân và hai nhân?
- Luận nói: "Nhân duyên dựa nơi chủng tử mà lập. Dựa nơi tính vô gián diệt mà lập Ðẳng vô gián duyên. Dựa nơi cảnh giới mà lập Sở duyên duyên. Dựa nơi các điều còn lại ngoài ba duyên kia mà lập Tăng thượng duyên".
Trong đây chủng tử chính là chỉ cho chủng tử nhân duyên thuộc vào sáu y xứ là tập khí, nhuận sanh chủng, tùy thuận, công năng sai biệt, hòa hợp, và chướng ngại trong mười lăm xứ nêu trên. Tuy hiện hành của bốn y xứ là tùy thuận, công năng sai biệt, hòa hợp, bất chướng ngại, cũng có phần nhân duyên, song vì nó hay gián đọan, cho nên lược đi mà không nói đến. Hoặc hiện hành cũng có thể thân sanh ra tự quả như giống lúa nếp bên ngoài, cũng gọi là chủng tử.
Hoặc nói chủng tử chỉ thuộc y xứ thứ tư là nhuận sanh y xứ, tùy tính cách thân, sở, ẩn, hiển của nó mà lấy hoặc bỏ, như trước đã nói.
Nói vô gián diệt y xứ và cảnh giới y xứ là, nên biết để hiển thị chung y xứ của hai duyên, là Ðẳng vô gián duyên và Sở duyên duyên. Không phải chỉ có hai y xứ vô gián diệt và cảnh giới có hai duyên Ðẳng vô gián và Sở duyên duyên, mà trong mười ba y xứ còn lại kia cũng có nghĩa của hai duyên đó. Hoặc vô gián diệt và cảnh giới là chỉ y xứ thứ năm, sáu, các y xứ khác tuy có mà vì ẩn kín cho nên lược mà không nói.
- Luận nói: "Nhân duyên nhiếp về năng sanh nhân. Tăng thượng duyên nhiếp về phương tiện nhân. Ðẳng vô gián duyên và Sở duyên duyên thì nhiếp về nhiếp thọ nhân". Tuy trong phương tiên nhân có đủ cả ba duyên Ðẳng vô gián, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyên, nhưng Tăng thượng duyên nhiều hơn nên nói nhấn mạnh.
Chín nhân khác cũng có hai duyên Ðẳng vô gián và Sở duyên duyên, nhưng nó nhiếp vào nhiếp thọ nhân rõ rệt hơn nên nói nhấn mạnh. Còn các thứ nhiếp vào năng sanh nhân tới lui, như trước đã nói.
- Bửu Tạng Luận
- Luận Ngũ Uẩn
- Ý nghĩa chữ Không Trong Trung Quán
- Một Số Vấn Đề Trong A - Tỳ - Đàm
- Bát Nhã Đăng Luận
- Bồ Đề Tâm Ly Tướng Luận
- Luận Thành Duy Thức
- Khảo Cứu Tịnh Độ Luận Của Thế Thân
- Nền Tảng Luận Triết Trong Luận Tạng PaLi
- Tổng Luận Kinh Lăng Nghiêm Trực Chỉ
- Tánh Không Luận Là Gì ?
- Tự Lực Tha Lực