Vĩnh Minh Tự Viện

Wednesday, Nov 27th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Học Chuyển Đề Tất Cả Mọi Vật Đều Xuất Hiện Từ Tâm Thức

Tất Cả Mọi Vật Đều Xuất Hiện Từ Tâm Thức

Email In PDF

Với ý nghĩa của Tây phương. Phật giáo được xem như một tôn giáo. Đây là một khái niệm sai lầm. Phật giáo hoàn toàn cởi mở ; anh có thể nói về bất cứ điều gì – sự phát triển của thế giới từ bên trong ra đến bên ngoài. Phật giáo có giáo điều và triết lý riêng, Phật giáo cũng khuyến khích những xét nghiệm, trong lẫn ngoài, có tính cách khoa học.

Lạt-ma Yeshe thuyết giảng bài nầy ở Đại Học Latrobe,
Melbourne, Úc, tháng Ba, năm 1975. Hiệu đính bởi Nicholas Ribush.

Có nhiều cấp bậc khác nhau để hiểu về Phật giáo, và những ai thực hành con đường của Phật giáo sẽ tuần tự hiểu về các trình độ đó. Như từ trường tiểu học bước sang đại học ra trường năm nầy sang năm khác, các Phật tử cũng vậy, thực tập từng bước một trên con đường giác ngộ.

Tuy nhiên, trong Phật giáo, chúng ta nói đến nhiều trình độ tâm thức; ở đây, cấp bậc cao và thấp dựa vào sự tiến triển tâm linh của từng cá nhân.

Với ý nghĩa của Tây phương. Phật giáo được xem như một tôn giáo. Đây là một khái niệm sai lầm. Phật giáo hoàn toàn cởi mở ; anh có thể nói về bất cứ điều gì – sự phát triển của thế giới từ bên trong ra đến bên ngoài. Phật giáo có giáo điều và triết lý riêng, Phật giáo cũng khuyến khích những xét nghiệm, trong lẫn ngoài, có tính cách khoa học.

Như vậy, đừng nghĩ rằng Phật giáo là một hệ thống hạn hẹp, không cởi mở. Phật giáo không phải vậy. Giáo lý phật giáo hiện nay không phải là sự bịa đặt lịch sử với những suy đoán tưởng tượng, mà là sự giải thích chân thật có tính chất tâm lý về bản chất tự nhiên của tâm thức.

Khi anh nhìn vào thế giới bên ngoài anh có ấn tượng rất mạnh về thực chất của nó.
Có lẽ anh không hiểu rằng ấn tượng mạnh mẽ đó chỉ là giải thích của tâm thức mà thôi. Anh nghĩ rằng thực tế rất mạnh mẽ, cứng rắn và thật sự hiện hữu bên ngoài, và khi anh nhìn vào bên trong, có lẽ anh sẽ cảm thấy trống rỗng.

Đây là một khái niệm, một thái độ sai lầm, khi nhận thấy ấn tượng mạnh mẽ xuất hiện ở bên ngoài, thật ra nó được phóng ảnh bằng tâm thức của chính anh. Tất cả mọi thứ mà chúng ta trải nghiệm – cảm giác, cảm xúc, hình dạng và màu sắc – đều bắt nguồn từ tâm thức.

Nếu như một sáng nào anh thức dậy với tâm thức mơ màng và thế giới xung quanh anh dường như u ám và đen tối, hoặc khi thế giới tưởng như tuyệt đẹp và sáng rỡ, anh nên hiểu rằng trên căn bản, những ấn tượng đó bắt nguồn từ chính tâm thức của anh hơn là dựa vào sự thay đổi của môi trường xung quanh.

Như vậy, thay vì diễn dịch sai lệch bất cứ điều gì anh trải nghiệm trong cuộc sống xuyên qua những thành kiến sai lạc, anh nên hiểu rằng đó không phải là thực tại bên ngoài, chỉ do tâm thức mà hiện hữu.

Thí dụ, khi mọi người trong giảng đường nhìn vào một đối tượng nào đó, như nhìn tôi, Lama Yeshe, mỗi người trong các bạn trải nghiệm việc nầy một cách hoàn toàn khác biệt nhau, kể cả khi cùng một lúc mọi người đều hướng tầm nhìn chung vào một đối tượng.

Tất cả những trải nghiệm khác nhau nầy không xuất hiện từ nơi tôi ; nó xuất hiện từ tâm thức của các bạn. Các bạn có thể nghĩ rằng, « Sao ông ta lại có thể nói như thế ? Tất cả chúng ta đều thấy khuôn mặt đó, thân thể đó, quần áo đó, » nhưng đó chỉ là lời giải thích phiến diện, cảm nhận của mỗi cá nhân đều khác biệt, và về phương diện đó thì tất cả các bạn đều khác biệt. Đây là điểm mà tôi muốn nói.

Như vậy chúng ta có thể nghĩ, « Ô, ông ta chỉ là một lạt-ma, tất cả những gì ông ta biết chỉ là tâm thức. Ông không biết gì về những tiến triển mạnh mẽ của khoa học, như vệ tinh nhân tạo và những kỹ thuật hiện đại khác. Làm thế nào ông ta có thể nói tất cả mọi vật đều từ tâm thức. » Nhưng nếu các bạn xét kỹ lại. Khi tôi nói « « vệ tinh » », anh liền có hình ảnh vệ tinh trong tâm thức. Khi vệ tinh đầu tiên được chế tạo, người sáng chế nói, «Tôi chế tạo ra vật nầy, nó di chuyển theo quỹ đạo trái đất ; vật nầy được gọi là “vệ tinh” ». Nhưng « vệ tinh » chỉ là một cái tên, đúng không nào ?

Trước đây, người phát minh và sáng chế ra vệ tinh, ông ta đã mường tượng và ước đoán vật ấy từ nơi tâm thức. Như vậy, từ căn bản của hình ảnh nầy, ông ta đã chế tạo ra vệ tinh. Và như thế, tôi nói với mọi người, « Đây là vệ tinh », như vậy mọi người nghĩ, « Ô, vệ tinh ; thật là đẹp, thật là kỳ diệu » .

Như vậy cho thấy chúng ta buồn cười đến thế nào. Con người đặt tên cho mọi vật, và chúng ta bám víu vào cái tên đó, tin rằng đó là thật. Cũng giống như chúng ta bám víu vào màu sắc và hình dạng. Các vị nên kiểm điểm lại.

Nếu như anh có thể hiểu được giải thích của tôi, anh sẽ thấy rằng vệ tinh thật sự bắt nguồn từ tâm thức, và nếu như không có tâm thức, sẽ không có một thực chất nào được biểu hiện ở thế giới sắc dục nầy.

Cái gì hiện hữu mà không cần tâm thức ?

Hãy nhìn tất cả mọi vật anh thấy ở các siêu thị : bao nhiêu là nhãn hiệu, bao nhiêu là thức ăn, rất nhiều thứ khác nhau. Đầu tiên các người tạo ra – tên nầy, tên kia, vật nầy, vật nọ - và như vậy, các tên, các vật ấy xuất hiện trước mắt anh. Và nếu như ngàn ngàn vật dụng ở siêu thị cũng như hỏa tiễn, phản lực, và vệ tinh đều bắt nguồn từ tâm thức, và do đó bất cứ thứ gì cũng đều bắt nguồn từ tâm thức. Bởi vậy, điều quan trọng nhất là tìm cách để hiểu rõ về hoạt động của tâm thức.

Như thế, nếu anh kiểm điểm thật sâu xa về tâm thức, cách tâm thức biểu hiện, các nhận thức, cảm giác, tưởng tượng, anh sẽ thấy rằng tất cả cảm xúc của anh, cách sống của anh, cách anh trao đổi, đối xử với mọi người, tất cả đều bắt nguồn từ tâm thức. Nếu như anh không hiểu gì về hoạt động tâm thức của anh, anh sẽ tiếp tục có những trải nghiệm tiêu cực như nóng giận và thất vọng.

Tại sao tôi gọi tâm thức thất vọng là tiêu cực ?

Bởi vì tâm thức thất vọng không hiểu được hoạt động của nó. Tâm thức không có sự hiểu biết là một tâm thức tiêu cực. Một tâm thức tiêu cực sẽ chỉ mang lại cho anh sự chán chường, bởi vì tất cả các phản ứng của nó đều bị ô nhiễm.

Một tâm thức với sự hiểu biết sẽ hoạt động một cách rõ ràng.
Một tâm thức trong sáng là một tâm thức tích cực.

Như vậy, bất cứ vấn đề nào có liên quan đến cảm xúc xuất hiện mà anh đang trải nghiệm, đó là bởi vì tâm thức của anh hoạt động, và vấn đề căn bản nằm ở chỗ anh đã đồng nhất hóa một cách sai lầm về chính bản thân mình.

Thường thường anh tự coi nhẹ mình ; anh thấy anh không có gì tốt, trong khi cái anh thật sự muốn là cuộc sống của anh sẽ tốt nhất, sẽ hoàn hảo nhất.
Anh không muốn nghèo khổ đúng không ? Như vậy, anh không cần thiết phải đè nén lấy mình hoặc nhảy từ nền văn hóa nầy sang nền văn hóa khác. Đó không phải là giải pháp.

Anh chỉ cần hiểu biết về bản chất chân thật của anh, hiểu rõ về chính bản thân mình.
Chỉ có như vậy. Thật là đơn giản.

Lama Thubten Yeshe, Dịch sang tiếng Việt : Mỹ Thanh