Vĩnh Minh Tự Viện

Friday, Apr 19th

Last update09:58:49 AM GMT

Đường dẫn hiện tại Phật Giáo Phật Giáo và Khoa Học Những Giá Trị Của Lý Trí, Khoa Học, Và Tâm Linh

Những Giá Trị Của Lý Trí, Khoa Học, Và Tâm Linh

Email In PDF

Đức Phật đã nói trong kinh điển rằng:“Các tu sĩ và học giả nên phân tích những lời của ta một cách kỷ lưỡng, như vàng phải được thử nghiệm qua nung chảy, cắt gọt, và đánh bóng. Và rồi thì chấp nhận chúng, nhưng không phải vì biểu lộ sự tôn kính ta.”

Những lời của Đức Phật có nghĩa rằng ngay cả nếu một giáo thuyết nào được kết tập trong những kinh điển của Phật , chúng ta phải thể nghiệm để quyết định hoặc là chúng có bị sai lạc bởi lý do nào hay không.  Nếu có sự sai lạc bởi phương cách tranh luận, nó không thích hợp để xác quyết sự uyên bác xuyên suốt theo chữ nghĩa.

Giả sử rằng điều gì ấy có thể chứng minh rõ ràng qua sự khảo sát khoa học.  Rằng một giả thuyết nào đấy được thẩm tra và xác minh hay một sự việc nào đấy cho thấy như một kết quả của sự khảo sát khoa học.  Và hơn thế nữa, giả sử rằng sự việc ấy là không phù hợp với giáo nghĩa đạo Phật.  Không nghi ngờ gì nữa mà chúng ta phải chấp nhận kết quả của sự nghiên cứu khoa học.  Chúng ta thấy đấy, vị thế phổ biến của Phật giáo là chúng ta luôn luôn chấp nhận sự thật.  Đơn thuần suy đoán không thôi dựa vào căn bản kinh nghiệm, khi điều như thế là có thể xảy ra, sẽ không có kết quả.  Vì vậy nếu một giả thuyết đã từng được thử nghiệm, và đã từng được thấy là chắc chắn một trăm phần trăm, thế thì đấy là điều mà chúng ta phải chấp nhận.

Chúng tôi nghĩ  quan điểm này là cốt lõi chính yếu của tư duy Phật giáo.  Nó là thái độ phổ quát của Phật giáo.  Những người Phật tử tin tưởng ở sự tái sinh.  Nhưng giả sử rằng qua  những phương tiện khảo nghiệm khác nhau, một ngày nào đấy khoa học đi đến một kết luận xác định rằng không có sự tái sinh.  Nếu điều này được chứng minh một cách xác định rõ ràng, thế thì chúng ta phải chấp nó và chúng ta sẽ chấp nhận nó.  Đây là ý tưởng phổ quát của Phật giáo.  Thế thì dường như phương pháp khoa học hiệu quả hơn và năng động hơn!  Nhưng dĩ nhiên chúng ta biết rằng cũng có một giới hạn của phương pháp này.

Một cách căn bản, thái độ của Phật giáo trên bất cứ đối tượng nào phải là một mà nó phù hợp với những sự thật.  Nếu, trên sự khảo nghiệm,  chúng ta thấy rằng nó hợp lý hay có chứng cớ cho một quan điểm, thế thì chúng ta nên chấp nhận nó.  Điều ấy không phải nói rằng không có những điểm nào đấy mà chúng vượt ngoài khả năng của con người về lý luận suy diễn – đấy là một vấn đề khác.  Nhưng những vấn đề chẳng hạn như kích thước hay tọa độ của mặt trăng và những ngôi sao là những thứ mà tâm tư đầu óc con người có thể biết được. Trên những vấn đề này, thật quan trọng để chấp nhận sự thật, trạng huống thực tế, cho dù chúng là gì đi nữa.

Khi chúng ta khảo nghiệm những sự diễn tả nào đấy  như chúng hiện diện trong kinh luận của chúng ta, chúng ta thấy rằng chúng không phù hợp với thực tế.  Trong trường hợp như thế, chúng ta phải chấp nhận thực tế, và không phải là sự giải thích của chữ nghĩa trong kinh điển.  Điều này phải nên là một thái độ căn bản.

Lý do nào cho sự trình bày những chủ đề trong chi tiết bao quát như thế?   Cội rể của khổ đau đến từ năng lực của vô minh si ám, và sự tàn phá của vô minh được dẫn  đến bởi tích trí (trí  tuệ phân tích của hàng thanh văn).  Chúng tôi sẽ đưa ra một phác thảo ngắn gọn về hệ thống của luận lý học Phật giáo.  Trong những dạng thức của phương cách mà tích trí nghiên cứu hay khảo nghiệm những đối tượng của nó, có sáu cách thức để nghiên cứu hay khảo nghiệm, được hoàn thành với mục tiêu cuối cùng trừ tiệt khổ đau.

1-    Trước tiên là nghiên cứu ý nghĩa của những từ ngữ, đấy là, khảo nghiệm ý nghĩa từng chữ một.

2-    Thứ hai là nghiên cứu những hiện trạng của những sự việc trong dạng thức chúng là nội tại hay ngoại tại.

3-    Thứ ba là nghiên cứu đặc điểm của hiện tượng – đặc điểm cá thể, chi tiết của chúng và đặc điểm tổng quát của chúng.

4-    Thứ tư là nghiên cứu mức độ của hiện tượng trong dạng thức nơi mà những phẩm chất thích hợp và không thích hợp thể  hiện hay ẩn chứa.

5-    Thứ năm là là nghiên cứu thời gian, bởi vì sự chuyển biến hiện tượng phụ thuộc vào thời gian.

6-    Thứ sáu là nghiên cứu sự suy luận, trong điều này có bốn loại:

a- Suy luận về sự phụ thuộc: những tác động ấy lệ thuộc trên những nguyên nhân.
b- Suy luận về sự biểu lộ của chức năng: thí dụ, lửa biểu hiện chức năng của đốt cháy hay nước biểu hiện chức năng của việc làm ẩm ướt.
c- Suy luận về tính tự nhiên: đấy là mỗi hiện tượng có tính tự nhiên của nó; thí dụ, lửa có tính tự nhiên của hơi nóng và nước có tính tự nhiên của ẩm ướt.
d- Suy luận về giá trị tổ chức hay cấu thành: không mâu thuẫn đối kháng với sự nhận thức và liên hệ trực tiếp.

Nhận thức về giá trị có hai loại, nhận thức giá trị trực tiếp và suy luận.  Nhận thức giá trị suy luận có ba hình thức:

1-    Suy luận bởi năng lực của sự việc.
2-    Suy luận qua tiếng tăm.
3-    Suy luận qua kinh điển bằng phương thức của có thể tin được.

Căn bản cho phát sinh một ý thức suy luận là một dấu hiệu hợp lý.  Điều quan trọng của những dấu hiệu hợp lý hay lý trí là qua sự việc mà một ý thức suy luận là  sự tìm ra một đối tượng – thông thường ấn dấu đến nhận thức trực tiếp – trong sự phụ thuộc trên dấu hiện đúng đắn, không sai lầm.  Những bậc thầy của luận lý học – Trần Na, Pháp Xứng, .v.v… -  đã trước tác những trình bày về những loại lý trí trong những phương pháp rất chi tiết.

Một dấu hiệu đúng hay lý trí là một kiểu mẫu ba chiều, ngắn gọn nó có nghĩa là:

1-    Dấu hiệu được cấu thành như hiện diện môt quyền sở hữu của đối tượng.
2-    Sự thâm nhập cùng khắp được cấu thành.
3-    Sự đối lập tỏa khắp được hình thành.

Một dấu hiệu đúng như thế được hiện diện từ nhiều quan điểm khác nhau.  Trong dạng thức của tổng thể toàn bộ, những dấu hiệu đúng là có ba loại:

1-    Những dấu hiệu là những tác động (từ sự hiện diện mà sự tồn tại của những nguyên nhân có thể được kết luận).

2-    Những dấu hiệu giống nhau hay đơn điệu của tự nhiên tính (như trong trường hợp được chứng minh điều gì ấy là một cây bời vì sự hiện hữu là một cây sồi).

3-    Những dấu hiệu không có khả năng quán sát (như trong trường hợp được chứng minh sự vắng mặt của điều gì ấy qua sự sở hữu của nó không được nhận thức mặc dù đấy đủ những điều kiện cho sự nhận thức của nó nếu nó hiện diện).
Trong một cách khác, khi những dấu hiệu đúng được phân chia thành những hình thức của sự xác nhận sự tồn được minh chứng, thì có hai loại: 1- Những dấu hiệu tích cực của hiện tượng, và 2- Những dấu hiệu tiêu cực của hiện tượng.  Rồi thì, trong hình thức của những nhóm mà chứng cứ trực tiếp chỉ đến họ, có những dấu hiệu đúng trên duyên cớ mục tiêu của chính một người – chúng minh điều gì ấy đến chính mình qua những lý do – và những dấu hiệu đúng  trên duyên cớ  của mục tiêu của người khác – chứng minh điều gì ấy đến một người khác.  Thế thì, những hình thức kiểu mẫu của chứng cớ thì có năm điều:

1-    Những dấu hiệu chứng minh tập quán (hay sự thỏa thuận) – điều ấy nói rằng, quý vị đã biết ý nghĩa rồi nhưng cần biết tên (danh tính).
2-    Những dấu hiệu chứng minh những ý nghĩa.
3-    Những dấu hiệu chứng minh đơn thuần về tập quán (hay sự thỏa thuận).
4-    Những dấu hiệu chứng minh đơn thuần ý nghĩa.
5-    Những dấu hiệu chứng minh cả ý nghĩa và tập quán (hay sự thỏa thuận).

Tất cả những điều này được bao gồm trong những dấu hiệu mà đấy là những tác động, những dấu hiệu của sự giống nhau tự nhiên, và những dấu hiệu không thể quán sát, kiểu mẫu thứ nhất của sự phân chia bởi phương pháp toàn bộ tổng thể.  Liên hệ đến thời gian, trạng huống, và con người đặc thù cho ai đấy người đang phát biểu một lý do, người phát biểu một dấu hiệu tác động, một dấu hiệu tự nhiên, hay một dấu hiệ không thể quán sát.

Mỗi thứ này trong ba sự phân chia bởi phương pháp toàn bộ tổng thể cũng có nhiều sự phân chia nhỏ nữa.  Thí dụ, những dấu hiệu tác động có năm loại: 1- những thứ minh chứng một nguyên nhân thực sự, 2- những nguyên nhân trước, 3- một nguyên nhân tổng quát, 4- một nguyên nhân  đặc thù, và 5- một dấu hiệu tác động đúng, đấy là một ý nghĩa của sự liên hệ nhân quả thuộc tính.  Tương tự như thế, trong những dấu hiệu không thể quán sát, có những dấu hiệu không thể quán sát của sự không xuất hiện  và những dấu hiệu đúng , những điều không thể quán sát của điều thích hợp để xuất hiện nếu chúng hiện diện.  Đây là những dự phân chia xa hơn trong mưởi một loại, một số học giả ngay cả làm thành hai mươi lăm loại, những thứ không thể quán sát như thế của một đối tượng liên hệ, sự không thể quán sát của một nguyên nhân, hay quan sát về một đối tượng tương phản.

Trong sáu kiểu mẫu khảo sát, điều cuối cùng nghiên cứu của suy luận điều , như đã đề cập ở trên, được phân chia thành bốn loại.  Dường như sự khảo sát khoa học hầu như tiến hành trên ba cách của những điều này

1-    Tranh luận về tính tự nhiên,  trong điều mà đặc tính căn bản của một đối tượng được nghiên cứu.
2-    Tranh luận về sự biểu hiện của chức năng, trong điều mà những chức năng mà một đối tượng biểu hiện căn cứ trên sự hiện hữu một tính tự nhiên nào đấy được nghiên cứu.
3-    Tranh luận về sự phụ thuộc, trong điều mà những đối tượng lệ thuộc được nghiên cứu.

Những điều này dường như là những kiều mẫu căn bản của tiến trình khoa học.  Vì thế, dường như rằng sáu loại khảo sát bao trùm tất cả những sự nghiên cứu của cả khoa học và tâm linh.  Chúng tôi tin rằng sự nghiên cứu và phát triển khoa học nên cùng hành động với sự nghiên cứu và phát triển thiền quán vì cả hai cùng quan tâm trên những đối tượng giống nhau.  Một bên hành động qua thí nghiệm bởi những khí cụ, và phía kia, qua những kinh nghiệm nội tại và thiền quán.  Sự phân biệt rõ ràng nên được làm giữa điều gì không tìm thấy bởi khoa học và điều gì  điều gì được tìm thấy là không tồn tại bởi khoa học.  Điều gì khoa học tìm thấy là không tồn tại, Phật học tất yếu phải chấp nhận như  không tồn tại, nhưng những gì khoa học đơn thuần không tìm thấy là một vấn đề hoàn toàn khác nhau.  Thật rất rõ ràng rằng có rất nhiều, rất nhiều những sự kiện, sự vật huyền bí.  Giác quan của con người nắm bắt đến một trình độ nào đấy, nhưng chúng ta không thể nói rằng không có điều gì ngoài tầm nhận thức tức là ngoài  những gì chúng ta nắm bắt với năm giác quan.    Ngay cả những gì mà ông bà chúng ta không nhận thức với năm giác quan của họ, ngày nay chúng ta đang tìm với những giác quan của chúng ta.  Vì thế, ngay cả trong những hiện tượng vật lý với hình tướng và màu sắc, v.v…, những thứ ấy mà chúng ta có thể nhận thức bằng năm giác quan, có nhiều thứ mà bây giờ chúng ta không hiểu, sẽ được hiểu trong tương lai.

Với mối quan hệ tới những lĩnh vực khác như tâm thức (tâm-ý- thức), mặc dù chúng sinh, bao gồm cả con người, có kinh nghiệm về ý thức qua hằng bao thế kỷ, chúng ta vẫn không biết tâm thức thật sự là gì – chức năng của nó, tình  hoàn toàn tự nhiên của nó.  Những thứ như thế - không hình, không tướng, và không màu sắc - là trong một phạm trù của hiện tượng mà không thể được hiểu trong phương cách của những hiện tượng ngoại tại được khảo sát.

Quan điểm của Phật giáo về tâm thức rất phức tạp và chi tiết.  Định nghĩa của Phật giáo về tâm-ý- thức là điều trong sáng và hiểu biết.  Để xúc tiến một sự đa dạng về sự hiểu biết và nhận thức với sự liên hệ với tâm thức (tâm-ý- thức), nó được phân chia thành nhiều khái niệm khác nhau.

Dường như mặc dù vật lý học hiện đại chấp nhận một loại hạt căn bản vô thể chất.  Một thứ bắt đầu với hình thể vật lý mà có thể thấy bằng mắt và phân tích nó, sự phân chia nó xa hơn và phân chia thêm nữa qua thí nghiệm.  Nó cuối cùng được nói là một thực thể tồn tại mà không thể phân chia được nữa và được nói là vô thể chất.  Khi nó có thể phân chia nhỏ ra được nữa, nó được nói là có những bộ phận (hay những phần), và một khi nó đến một giới hạn của tính chia chẻ, sự tồn tại ấy được gọi là vô thể chất.

Phật giáo đề cập đến vô thể chất, hay sự phản bác của nó, không là gì mà thật sự là căn cứ trên sự thể nghiệm.  Phật giáo luận bàn về chủ đề này không phải thông qua trên kinh nghiệm chia chẻ phân tích vấn đề thành những phần khác nhau.   Nó là để thay thế  một sự luận bàn lý thuyết suông của sự có có thể của không gian hay chiều kích vô thể chất mà chúng ta thiết lập.  Trong sự quan tâm đến tâm thức nó chẳng phải là không gian vô thể chất mà đã được bàn tới (bởi vì tâm thức  không phải là vật chất và vì thế không thuộc về không gian) mà thuộc về vô thể chất thời gian.  Vì thế, trong sự bàn luận về vô thể chất, “những phần” hiện hữu liên hệ trong kinh luận Phật giáo không phải được trắc nghiệm dựa theo kinh nghiệm phân tích chia chẻ chi li riêng biệt.  Thay vì thế, những thành tố vật chất được phân chia thành những phần không gian và tâm thức được phân chia thành những phần thời gian, trong một phương thức có tính chất lý thuyết và trừu tượng hoàn toàn.

HỎI:  Xin cho thí dụ về những hiện tượng mà khoa học không thể tìm thấy.

ĐÁP:  Tâm thức (tâm-ý-thức) chính nó.  Mỗi thời khắc chúng ta có nhiều  trình độ tâm-ý-thức khác nhau – thô thiển và vi tế.  Đừng nghĩ đến trình độ vi tế của tâm thức, thật rất khó khăn để nhận ra ngay cả ở trình độ thô thiển.

HỎI:  Nếu tâm thức hơn là bộ não hay một hiện tượng vật chất tại sao tư duy có thể vị thay đổi hay kiểm soát hay khống chế qua việc dùng y dược hay quan sự kích thích bộ não?

ĐÁP:   Có nhiều loại khác nhau của nhận thức hay tâm thức.  Những thứ nào đấy liên hệ rất nhiều đến cấp độ vật lý.  Thí dụ, cái thấy của con mắt chúng ta hiện tại (nhãn thức) phụ thuộc  trên con mắt vật chất (nhãn căn); vì thế, nếu điều gì ấy xảy ra trên con mắt vật chất (nhãn căn), cái thấy (nhãn thức)  không thể hoạt động một cách bình thường, và nếu con mắt bị lấy đi, cái thấy (nhãn thức) không thể tồn tại, trừ khi một cơ quan cảm giác được cấy ghép.

Trong bất cứ trường hợp nào, những tâm thức nào đấy rất liên hệ rất nhiều đến những giác quan và tế bào não hiện diện; những tâm thức này có thể được khống chế  qua giải phẫu trên não bộ hay qua những phương pháp điện tử.   Tuy nhiên, những trường hợp vi tế hơn của tâm thức thì độc lập hơn với thân thể vật lý; vì thế những nhận thức này thì khó bị ảnh hưởng qua những phương pháp vật lý.

HỎI:  Ngài có nghĩ rằng chúng tôi ở phương Tây phải học hỏi để mang những phương pháp khảo sát của tâm linh và khoa học hợp tác với nhau nhầm mục đích để ngăn ngừa tổn hại đến con người không?

ĐÁP:  Nếu chúng ta chỉ tập trung sự phát triển trên khoa học mà chính mình không quan tâm đến sự phát triển tâm linh – nếu chúng ta mất đi sự cảm nhận ý nghĩa giá trị của loài người – nó sẽ là hiểm họa.  Cuối cùng, khuynh hướng của chính tiến trình khoa học là làm lợi ích cho con người.  Nếu sự phát triển khoa học đi sai lạc và đem đến nhiều khổ đau và thảm họa hơn cho con người, điều này thật bất hạnh.  Chúng tôi tin rằng sự phát triển tinh thần và vật chất phải đi song song với nhau.

Trong thế kỷ này, khi sự thông minh của con người đã được làm quá phong phú bởi những kiến thức mới bắt nguồn từ những khám phá khoa học quan trọng, một cách may mắn từ một khuynh hướng mới đang hiện lên.  Con người trong những nguyên tắc khoa học đang tiếp nhận  một sự hấp dẫn mới mẻ trong những nhận thức tâm linh và đạo đức và được chuẩn bị để nhận định lại những thái độ của họ liên hệ đến sự phát triển tâm linh nhầm mục tiêu đạt đến một quan điểm hoàn toàn hơn về đời sống và thế giới.  Đặc biệt, có mọt sự hấp dẫn lớn mạnh trong cộng đồng khoa học đối với tư duy triết lý Phật giáo.  Chúng tôi lạc quan  rằng qua vài thập niên tới sẽ có một sự thay đổi lớn trong quan niệm thế giới cả từ nhận thức vật chất và tâm linh.

HỎI:  Phật giáo có quá nhiều kiến thức và hiểu biết về tâm thức nhưng ở phương Tây chúng tôi có quá ít.  Ngài có nghĩ rằng tâm thức sẽ là lãnh vực kế tiếp cho những khoa học gia phương Tây khám phá không?

ĐÁP:  Chúng tôi tin rằng khoa học phương Tây sẽ phát triển một quan điểm tổng hợp hơn về nhiều ngành khác nhau của nó… tâm lý học, sinh vật học, và vật lý học.  Nó sẽ tìm thấy một sự nối kết, một sự liên hệ giữa những lĩnh vực này của kinh nghiệm.  Trong quá khứ sự phát triển của khoa học và tâm linh hay tinh thần coi như riêng biệt với nhau, như hai con đường khác nhau dẫn đến những hướng đối lập nhau.  Nhưng bây giờ, vào cuối thế kỷ hai mươi, quan điểm này đang bắt đầu thay đổi.

Newport Beach, CA, 08 tháng mười 1989

“Những trình bày của những khoa học gia tri thức…, thì khác biệt bởi sự chú ý cực kỳ gần gũi được đề cập đến bởi Đức Dalai Lama và bởi sự hiểu biết sắc sảo trực giác của Ngài về khoa học.  Thời gian trôi qua và một lần nữa Ngài biết trước  dòng chảy của sự hợp lý  hay thí  nghiệm.”

- Giáo sư Newcomb Greenleaf

Đối với những ai đã từng quan sát Đức Dalai Lama qua những năm tháng,  sự tham dự mạnh mẻ của Ngài trong những hội nghị với những nhà thần kinh học đã diễn ra mà chẳng có gì phải ngạc nhiên.  Người đoạt giả Nobel hòa bình năm 1989 đã minh chứng từ lâu một sự hấp dẫn trong những việc khoa học – một cách đặc biệt trong điểm gặp giữa khoa học và Phật giáo.

Mới đây Ngài đã tham dự một hội nghị về Tâm thức và Đời sống ở Newport Beach, California, với những nhà tâm lý học đến từ trường Y Dược Harvard và những nhà thần kinh học nổi tiếng kể cả Lewes L. Judd, Giám đốc Học viện Quốc gia về Sức khỏe Tinh thần.  Những chủ đề sắp xếp từ sự quên và ký ức đến giấc mộng trong sáng minh mẫn.  Mặc dù những sự trình bày được thực hiện bởi những người phương Tây, những khoa học gia đã làm rõ rằng họ tập họp tại hội nghị như một cơ hội để học hỏi từ Tây Tạng.  “Đây là một hệ thống cổ xưa với một sự thấu hiểu cực kỳ tinh tế về tâm thức mà có thể có những điều để nói với chúng tôi,”  bình luận của Lary R.  Squire của trường Đại học California, San Diago.

Hai năm trước đây một hội nghị lần đầu tiên của Tâm thức và Đời sống được diễn ra tại Dharamsala, nơi đặt chính phủ Tây Tạng  lưu vong ở Hymalaya.  Có một nhóm những nhà khoa học dành một tuần  tập trung cao độ với lãnh tụ Tây Tạng, thảo luận những vấn đề về khoa học nhận thức – từ sự thông minh không tự nhiên đến phân tử hóa sinh học.

Rằng Ngài đã được giải Nobel hòa bình như một tặng phẩm đến khả năng của vị Dalai Lama phục vụ như một cây cầu giữa những nhóm khác nhau.  Trong những sự bàn thảo của Ngài tại hội nghị với những nhà thần kinh học, vị lãnh tụ vĩ đại này của thế giới đã biểu lộ rằng Ngài hành động không chỉ như một cây cầu giữa những quan điểm khác nhau, nhưng cũng như một nhà tổng hợp tất cả những thứ ấy.


REASON, SCIENCE AND SPIRITUAL VALUES
Trích từ quyển “The Dalai Lama A Policy of Kindness”

Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ